Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 92)

5. Bố cục luận văn

3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi thường xuyên

qua KBNN Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.3.4.1.Các nhân tố khách quan

a. Thứ nhất đó là trình độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Ba Bể

Trình độ phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Quy mô nguồn thu sẽ quyết định nguồn chi. Trong những năm qua, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Ba Bể phát triển mạnh, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh được thành lập các nhà máy sản xuất tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, nguồn thu cũng từ đó tăng cao. Vì vậy, trình độ phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ là một trong những yếu tố quyết định để có cơ sở từng bước hoàn thiện cơ chế KSC qua KBNN Ba Bể.

b.Hệ thống luật pháp, chế độ, định mức chi thường xuyên NSNN

Hiện tại, hệ thống Luật pháp và chế độ, chính sách chi thường xuyên NSNN đã khá đầy đủ, và tương đối sát với thực tiễn cuộc sống. Nhưng do chi thường xuyên NSNN đa dạng, phức tạp, rộng khắp, đồng thời chịu tác động

của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau nên nhiều khi ban hành còn thiếu cơ sở thực tế để thực hiện, vẫn có tình trạng chưa đồng bộ, điều này dẫn tới gây khó khăn cho công tác KSC của KBNN Ba Bể.

Định mức chi tiêu ngân sách là mức chuẩn làm căn cứ, tính toán, xây dựng, phân bổ dự toán và để KSC. Đơn vị SDNS thường phải tìm mọi cách để hợp lý các khoản chi cho phù hợp với những định mức đã lạc hậu. Thông tư 58/2016/TTBTC ra đời quy định chi tiết định mức chi tiêu mua sắm cho từng đối tượng làm căn cứ để hệ thống KBNN nói chung cũng như KBNN Ba Bể nói riêng KSC được hiệu quả hơn.

Hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN là căn cứ để cán bộ kiểm soát chi kiểm tra, kiểm soát quá trình thanh toán cho các đơn vị SDNS và các đơn vị SDNS dựa vào đó để quyết định các khoản chi đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, giúp tạo hiệu quả cao hon trong quá trình sử dụng NSNN.

Bảng 3.7: Đánh giá của đối tượng điều tra về hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Lưỡng lự Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SN Tỷ lệ % SN Tỷ lệ % SN Tỷ lệ % SN Tỷ lệ % SN Tỷ lệ % 1. Các văn bản quy định về

việc kiểm soát chi NSNN do Nhà nước ban hành là phù hợp với từng hoạt động phát sinh chi NSNN. 0 0 0 0 13 16,66 34 43,58 31 39,74 2. Các văn bản hướng dẫn cụ thể, dễ hiếu, minh bạch 0 0 0 0 23 29,489 44 56,41 11 14,10

(Nguồn: Tác giả điêu tra, năm 2017)

Tại bảng số liệu 3.7, các câu hỏi về Hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN

đạt được sự đồng thuận tương đối cao từ phía các cán bộ thuộc các đơn vị SDNS, điều này cho thấy Nhà nước đã chú trọng nghiên cứu và ban hành hệ thống các

văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các nghiệp vụ phát sinh chi NSNN một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng, sát hơn tới hoạt động chi của các đơn vị SDNS. Điều này giúp cán bộ KSC dễ dàng kiểm soát được các nghiệp vụ phát sinh, cũng như các đơn vị SDNS nắm rõ hơn về tiêu chuẩn, định mức chi, từ đó giảm thiểu bớt sai sót cũng như rút ngắn được thời gian giải quyết công việc.

c. Ý thức chấp hành chế độ chi tiêu của đơn vị SDNS

Các đơn vị SDNS đã được nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật pháp, làm cho họ thấy rõ việc KSC là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc của riêng ngành Tài chính, KBNN.

Bảng 3.8: Đánh giá của đối tượng điều tra về Ý thức chấp hành và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Lưỡng Lự Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SN Tỷ lệ % SN Tỷ lệ % SN Tỷ lệ % SN Tỷ lệ % SN Tỷ lệ %

1. Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về việc chi thường xuyên NSNN qua KBNN

0 0 0 0 5 6,4 30 38,46 43 55,13

2. Hiểu rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách khi thanh toán qua KBNN

0 0 0 0 9 11,53 42 53,84 27 34,61

(Nguồn: Tác giả điều tra, năm 2017)

Bảng 3.8 kết quả trên chỉ ra rằng, “Ý thức chấp hành và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách” là tốt. Tỷ lệ số người đồng thuận đạt từ 85-87% cho thấy các đơn vị SDNS đã luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về các văn bản

thuộc lĩnh vực chi NSNN mục đích cuối cùng là để làm sao hiệu quả các món chi từ NSNN ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)