Chức năng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến 2020 (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu bố cục của luận văn

1.1.2.2 Chức năng văn hóa doanh nghiệp

Chức năng chỉ đạo

Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong một quá trình, do chủ doanh nghiệp chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tự trở thành hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn mà không cá nhân nào trong doanh nghiệp dám đi ngược lại. Đến lượt nó, khi đã hình thành, văn hóa doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển phù

hợp với mục tiêu đã đề ra. Chức năng chỉ đạo của Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ, nó có tác dụng chỉ đạo đối với hành động và tư tưởng của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng có tác dụng chỉ đạo đối với giá trị và hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.

Chức năng ràng buộc

Văn hóa doanh nghiệp tạo ra những ràng buộc mang tính tự giác trong tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp, nó không mang tính pháp lệnh như các quy định hành chính.

Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân viên bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét. Văn hóa và hành vi doanh nghiệp không phải lúc nào cũng là hai chủ thể được coi là bên cạnh nhau. Trong những năm 1980, có một sự thúc đẩy lớn trong lĩnh vực lý thuyết phải chú ý đến văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong thành công của doanh nghiệp cá nhân. Nhiều chuyên gia lập luận rằng việc phát triển một nền văn hóa mạnh mẽ doanh nghiệp là cần thiết cho sự thành công tối đa. Hầu hết mọi người đồng ý rằng một kết nối vững chắc là có, mặc dù vẫn còn một số mức độ của các đối số là nó có ảnh hưởng như thế nào.

Các hành vi được tìm thấy trong một doanh nghiệp thành công một phần là do liên tục được nuôi dưỡng bởi một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh. Đó là cực kỳ quan trọng để biết loại hành vi của nền văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất và làm thế nào nền văn hóa hoạt động để kiểm soát hành vi của các thành viên của doanh nghiệp đó cụ thể. Văn hóa sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cũng như ngược lại là đúng sự thật. Hành vi là một thói quen học được, và quá trình xã hội hoá dạy nhân viên mới những thói quen của những người lao động đã có một trong những phần chính của văn hóa doanh nghiệp. Luôn luôn có những quyết định được thực hiện về một doanh nghiệp và do đó hành vi của các nhân viên ở đó, một hướng khác (Bùi Xuân Phong, 2010).

Chức năng liên kết

Sau khi được cộng đồng trong doanh nghiệp tự giác chấp nhận, văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đoàn kết nhất trí trong doanh

nghiệp. Nó trở thành động lực giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp . . .

Mọi doanh nghiệp đều được gắn kết bởi các thành viên khác nhau, và mỗi thành viên đều hoạt động vì những mục đích riêng của mình, làm sao để thống nhất lợi ích giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể là một bài toán khó. Đôi khi, lợi ích của cá nhân không đi cùng với lợi ích của tập thể. Trong khi doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận, cá nhân có thể có mối quan tâm khác và sẵn sàng hy sinh quyền lợi tập thể để theo đuổi mục đích riêng.

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các đặc tính do lịch sử và các thành viên trong doanh nghiệp tạo ra và phát triển lên, vì vậy nó quyết định nền tảng tâm lý trong toàn bộ doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cung cấp một sự hiểu biết chung về các mục đích và các giá trị của doanh nghiệp, tạo nên sự nhất trí, đồng lòng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, thúc đẩy họ cùng hành động và làm việc hết mình vì sự phát triển của công ty, sự thành đạt của mỗi cá nhân. Chính điều này đem lại hiệu quả cho quá trình kế hoạch hóa và phối hợp hành động giữa các thành viên trong toàn doanh nghiệp.

Có thể nói văn hóa doanh nghiệp cũng đóng một vai trò then chốt trong việc giải quyết tận gốc rễ vấn đề xung đột quyền lợi giữa cá nhân và tập thể. Nếu văn hóa doanh nghiệp hình thành nên giá trị và lòng tin của mọi thành viên trong tập thể, người lao động sẽ làm việc mà không nghĩ đến tiền thưởng. Chẳng hạn, nếu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xoay quanh nguyên tắc sáng tạo và chất lượng sản phẩm là niềm tự hào của công ty, cá nhân trong công ty xem sự thỏa mãn của mình gắn liền với điều này, doanh nghiệp sẽ ít cần đến các giải pháp động viên về mặt tiền bạc. Quản lý công ty khó khăn trong việc dùng tiền làm động lực của sự hợp tác sẽ tìm thấy văn hóa doanh nghiệp là cứu cánh để lái người lao động đi theo hướng làm việc mà không chỉ nghĩ đến tiền thưởng (Nguyễn Mạnh Quân, 2007).

Chức năng lan truyền

Khi một doanh nghiệp đã hình thành một nền văn hoá của mình, nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới mọi cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa, thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các quan hệ cá nhân, văn hóa doanh

nghiệp được truyền bá rộng rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Những thành công của doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ vào nền văn hóa doanh nghiệp rất đặc trưng của mình. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: Sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, tệ quan liêu bị đẩy lùi và không còn đất để tồn tại xoá bỏ sự lề mề trong quá trình thảo luận và ra các quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp... (Nguyễn Mạnh Quân, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến 2020 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)