6. Kết cấu bố cục của luận văn
2.3 Công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty Điện lực TP.HCM
2.3.1 Giới thiệu chung
Hiện nay, Tổng công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao với các đối tác nước ngoài đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Bỉ, Canada, Mỹ... Trong những năm vừa qua, Tổng công ty đã phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức các buổi hội thảo hội nghị báo cáo chuyên đề trình bày về kỹ thuật, giới thiệu sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến smart grid, SCADA, GIS... đồng thời tổ chức cho các đoàn công tác ra nước ngoài để tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm tạo điều kiện cho các cán bộ kỹ thuật Tổng công ty được tiếp xúc với các công nghệ, kỹ thuật mới của các nước tiên tiên trong ngành điện.
Để đảm bảo có nguồn vốn cho các công trình ngành điện, Tổng công ty đã và đang thực hiện việc thu xếp các nguồn vốn nước ngoài, vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức của WB, JICA, KfW, ADB... để đầu tư các dự án lưới điện theo quy hoạch được duyệt, nhằm đảm bảo việc cung cấp điện liên tục, ổn định và chất lượng cao cho TP.HCM. Đồng thời, Tổng công ty đã ban hành và áp dụng thực hiện Quy chế quản lý nội bộ Quy định công tác quan hệ quốc tế, giao tiếp và làm việc đối tác nước ngoài của Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
2.3.2 Công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty Điện lực TP.HCM
2.3.2.1 Công tác huy động vốn và phối hợp quản lý các dự án vốn vay ODA
Với mục đích thực hiện các dự án lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng, nâng cấp và hiện đại hóa hạ tầng cơ sở từ trang thiết bị, máy móc, trạm đến lưới điện trên địa bàn TP.HCM không những ở thời điểm hiện tại mà hướng đến tương lai để phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của một lượng lớn khách hàng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM được Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua để làm việc trực tiếp với các ngân hàng trên thế giới về việc huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA). Tất cả các dự án mang tính cấp thiết nên cần phải thực hiện liền, việc thực hiện cùng một lúc các dự án đòi hỏi Tổng công ty cần có nguồn vốn đầu tư lớn.
Tổng số vốn ODA của Tổng công ty bao gồm các khoản vay đã ký Hiệp định vào cuối năm 2014 đạt trên 8.000 tỷ đồng (379 triệu USD). Hiện tại, số lượng các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Tổng công ty, gồm:
Bảng 2. 1 Các nguồn vốn vay ODA cho các dự án của Tổng công ty
STT Nhà tài
trợ Tên dự án Thời gian
1 JICA Phát triển lưới điện Truyền tải và Phân phối 1 2008 – 2015
2 WB Truyền tải và Phân phối II 2006 – 2010
Truyền tải và Phân phối II – Bổ sung 2011 – 2014
3 WB Phân phối hiệu quả 2012 - 2018
4 ADB Phát triển lưới điện TP.HCM 2014 - 2019
5 KfW Hiệu quả năng lượng tại khu vực thành thị 2014 - 2019 6 JICA Phát triển lưới điện Truyền tải và Phân phối 2 2014 - 2019
Mỗi dự án bao gồm 13 – 17 tiểu dự án, được thực hiện theo từng giai đoạn và phải đảm bảo vừa đúng tiến độ với kế hoạch đề ra vừa chú trọng chất lượng công trình cũng như hiệu quả sử dụng.
Theo đó, các Ban chức năng trong Tổng công ty mà cụ thể là Ban Quan hệ Quốc tế là đầu mối liên lạc phối hợp với Ban Kế hoạch, Ban Quản lý Dự án Lưới điện TP.HCM và các Ban chức năng khác cùng thực hiện các công việc theo quy trình đúng với yêu cầu của từng nhà tài trợ. Cụ thể:
Tổ chức theo dõi và phối hợp với các đơn vị liên quan để cung cấp và báo cáo đầy đủ tài liệu của các tiểu dự án cho các nhà tài trợ trong suốt quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giải ngân hoàn tất dự án. Chủ trì tổ chức các buổi làm việc với các đoàn công tác của các nhà tài trợ để
giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
Lập báo cáo tình hình thực hiện dự án định kỳ hàng tháng, quý theo quy định của Nhà tài trợ và EVN.
Phối hợp thực hiện thẩm định kết quả đấu thầu gói thầu quốc tế theo đúng quy định và Pháp luật hiện hành.
Tổng hợp theo dõi công tác quản lý các dự án ODA theo đúng các quy định nhà nước về quản lý và sử dụng nguồn ODA và các hướng dẫn của tổ chức cho vay.
Ngoài ra, bên cạnh các nguồn vốn ODA do EVN phân bổ theo kế hoạch tài trợ của các Tổ chức tín dụng, các Ban chức năng cũng thường xuyên tổ chức làm việc với các đối tác tiềm năng để giới thiệu về các dự án đang cần vốn đầu tư của Tổng công ty, qua đó tìm hiểu về các điều kiện và thủ tục để tiếp cận các nguồn vốn mới để trình Ban lãnh đạo Tổng công ty xem xét đề xuất đăng ký vay, cụ thể như nguồn vốn OFID hoặc các nguồn viện trợ phát triển cho các dự án sử dụng công nghệ mới của EDF, JICA...
2.3.2.2 Công tác đào tạo nước ngoài, hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ
Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tổng công ty đang đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài để đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động tham gia thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ mới về xây dựng và lắp đặt cáp ngầm cao thế, hotline cao thế, vận hành trạm không người trực, smart grid... Theo đó, công tác QHQT giúp Tổng công ty phân tích, đánh giá và lựa chọn đối tác tiềm năng và phù hợp để hợp tác đào tạo.
Hiện nay, Tổng công ty đã có mối quan hệ hợp tác với các công ty Điện lực trong khu vực và các tổ chức ngành điện như: Điện lực Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, KEPCO (Hàn Quốc), TEPCO và KANSAI (Nhật Bản), EDF (Pháp)... cùng các tổ chức như ICA-SEA, HAPUA... để cử người của Tổng công ty đi đào tạo nước ngoài hoặc mời chuyên gia sang Việt nam để trực tiếp đào tạo và hướng dẫn thi công tại hiện trường...
Đối với công tác hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ, Ban QHQT có nhiệm vụ làm đầu mối, tiếp xúc với các đối tác nước ngoài trong việc khảo sát, tìm hiểu để tiếp cận và triển khai thực hiện các dự án thí điểm sử dụng công nghệ mới. Tổ chức thu thập các thông tin chuyên ngành, khảo sát năng lực và kinh nghiệm của các đối tác để giúp Tổng Công ty phân tích, đánh giá, lựa chọn đúng đối tác trước khi ký kết biên bản ghi nhớ hoặc biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư chuyển giao
công nghệ. Theo đó, trong thời gian qua, Tổng công ty đã triển khai các dự án thí điểm, các chương trình liên kết với NKE, EGE, Hitachi T&D, PLP, GE, Trilliant... về lắp đặt thí điểm sản phẩm công nghệ mới như: máy cắt SOG tích hợp chức năng SCADA & DMS; lắp cuộn kháng Peterson tại trạm 110kV; GIS; dây siêu nhiệt, Khánh định vị đường dây, AMI, smart grid...
2.3.2.3 Công tác tổ chức hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài
Mục đích chính của việc tổ chức các buổi trình bày kỹ thuật, báo cáo chuyên đề, hội nghị và hội thảo có yếu tố nước ngoài là để các kỹ sư của Tổng công ty được tiếp cận với công nghệ mới, các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận hành hệ thống điện. Bên cạnh đó, việc tham gia các buổi triển lãm quốc tế, hội thảo, hội nghị nước ngoài do đối tác nước ngoài tổ chức là cũng nhằm cập nhật thêm các thông tin mới cho cán bộ kỹ thuật Tổng công ty. Vì vậy, công tác này cũng đóng góp rất lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty hiện nay.
Tuy nhiên, công tác tổ chức hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài trong những năm qua tại Tổng công ty chủ yếu được tổ chức theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. Tỷ lệ tổ chức theo yêu cầu Tổng công ty hàng năm chỉ đạt khoảng 20%. Cụ thể trong năm 2014 có 17 buổi hội thảo có yếu tố nước ngoài thì chỉ có 3 buổi hội thảo được tổ chức theo nhu cầu Tổng công ty là về kinh nghiệm tổ chức thi công cáp ngầm trung thế với ICA-SEA, tổ chức hội nghị trao đổi với các doanh nghiệp Nhật Bản và thực hiện demo hệ thống smart grid với OSI-soft.
Hiện nay, EVNHCMC đã có hướng dẫn chung về công tác tổ chức hội thảo, hội nghị trong toàn Tổng công ty, trong đó, quy định rõ quy trình, thủ tục thực hiện công tác tổ chức hội thảo, hội nghị từ giai đoạn tiếp nhận đến khi thực hiện hoàn tất chương trình. Từ đó, góp phần tăng tính chuyên nghiệp và giúp cho công tác quản lý và tổ chức hội thảo, hội nghị tại Tổng công ty đã đi vào nề nếp và được triển khai ngày càng tốt hơn.
2.3.2.4 Công tác tiếp khách nước ngoài và quản lý xuất nhập cảnh
Trong thời gian qua, công tác tổ chức tiếp đón các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Tổng công ty và công tác quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài luôn được tổ chức thực hiện theo đúng các quy định. Theo đó, Tổng công ty đã ban
hành quy chế quản lý nội bộ liên quan đến công tác này là Quy định công tác quan hệ quốc tế, giao tiếp và làm việc đối tác nước ngoài của Tổng công ty Điện lực TP.HCM góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty.
Theo đó, Ban quan hệ quốc tế có nhiệm vụ chủ trì tổ chức tiếp đón và báo cáo kết quả làm việc với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Tổng công ty. Thực hiện theo dõi, tổng hợp thường xuyên số đoàn đi công tác nước ngoài, số lượt cán bộ đi công tác nước ngoài, nội dung làm việc để báo cáo định kỳ hằng tháng cho Ban lãnh đạo Tổng công ty.
Trung bình mỗi năm, Tổng công ty tổ chức tiếp đón khoảng 100 đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Tổng công ty và khoảng 50 đoàn đi công tác nước ngoài để tham gia các khoá huấn luyện, học tập, chứng kiến thử nghiệm… Tất cả các buổi làm việc cũng như các đoàn công tác nước ngoài đều có báo cáo nội dung làm việc cũng như những đề xuất kiến nghị cho Tổng công ty sau chuyến công tác.
Hiện Tổng công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các cơ quan, tổ chức nước ngoài, cơ quan lãnh sự, đại sứ quán trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, công tác phối hợp thực hiện các kế hoạch hợp tác với các tổ chức nước ngoài trên địa bàn TP.HCM có nhiều thuận lợi và việc thực hiện visa, hộ chiếu cho các đoàn công tác nước ngoài cũng nhanh chóng hơn nhờ việc nắm rõ các quy trình làm việc, xin visa, hộ chiếu của từng cơ quan đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước.
2.3.2.5 Các hoạt động quan hệ quốc tế khác
Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, hoạt động quan hệ quốc tế của Tổng công ty có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu tình hình phát triển, các giải pháp áp dụng trong sản xuất kinh doanh điện của các Công ty Điện lực trong khu vực và trên thế giới để đề xuất Ban lãnh đạo Tổng công ty những định hướng phát triển phù hợp. Theo đó, một số báo cáo đề xuất đã được nghiên cứu trong thời gian qua là về cơ cấu tổ chức, về ứng dụng Smart grid, về tình hình phát triển và thực hiện tiết kiệm điện của các công ty điện lực trong khu vực và trên thế giới...
Ngoài ra, công tác theo dõi, cập nhật bài viết về các chương trình, chính sách xã hội của Tổng công ty; về các hoạt động bảo vệ môi trường; về ứng dụng công
nghệ mới làm giảm khí phát thải nhà kín...trên trang điện tử tiếng Anh của Tổng công ty cũng giúp quảng bá hình ảnh Tổng công ty với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, việc định kỳ thực hiện chuyển ngữ các bài báo kỹ thuật điện tiếng Anh để đăng trên trang web nội bộ Tổng công ty giúp cho CBCNV Tổng công ty có thêm những thông tin mới liên quan đến chuyên ngành kỹ thuật điện.
Hàng năm, Tổng công ty đều tổ chức biên soạn ấn phẩm ngoại ngữ báo cáo thường niên của Tổng Công ty để giới thiệu đến đối tác nước ngoài. Tổng công ty cũng đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác ngoại giao được học tập thêm kiến thức lễ tân, bồi huấn nâng cao trình độ anh ngữ, tạo môi trường làm việc thân thiện… từ đó, đã từng bước hình thành rõ nét văn hóa Tổng công ty, góp phần nâng cao hình ảnh của Tổng công ty trong và ngoài nước.
2.3.3 Công tác quan hệ quốc tế tại các Tổng công ty Điện lực trong nước và các Điện lực trong khu vực các Điện lực trong khu vực
2.3.3.1 Công tác quan hệ quốc tế tại các Tổng công ty Điện lực trong nước
Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI)
Phụ trách công tác quan hệ quốc tế của EVNHANOI là Ban Kinh tế đối ngoại và Xuất nhập khẩu. Chức năng chính là tham mưu trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị theo phân cấp; tìm hiểu, giao dịch với các tổ chức quốc tế nhằm khai thác các nguồn vốn vay, vay ưu đãi, vốn tài trợ cho EVNHANOI. Nhiệm vụ cụ thể gồm:
Tham mưu, đề xuất và tìm hiểu, giao dịch với các nhà đầu tư nước ngoài, lập phương án liên doanh liên kết, hợp tác lao động, trình lãnh đạo EVNHANOI phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Là đầu mối tiếp nhận thông tin về việc giao dịch với các đoàn khách nước ngoài; đề xuất lịch công tác và cùng các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung làm việc với các đoàn khách nước ngoài, đón tiếp và tham gia làm việc. Tìm hiểu, giao dịch với các tổ chức quốc tế nhằm khai thác các nguồn vốn
vay, vay ưu đãi, vốn tài trợ cho các dự án.
Thực hiện việc nghiên cứu thị trường nước ngoài về các loại vật tư, thiết bị và công nghệ; tham mưu cho Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc trong việc xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và chuyển giao công nghệ cho sản xuất kinh doanh.
Thu thập các thông tin chuyên ngành về các hoạt động của các tổ chức kinh tế nước ngoài, khảo sát năng lực và kinh nghiệm của đối tác, giúp Tổng công ty phân tích, đánh giá, lựa chọn đối tác, giải quyết các công việc liên quan với bên đối tác khi ký kết biên bản ghi nhớ hoặc thoả thuận hợp tác với đối tác nước ngoài.
Tổ chức thực hiện đấu thầu, các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị sử dụng vốn tài trợ, vốn vay nước ngoài theo quy định.
Soạn thảo nội dung hợp đồng vay vốn, nhập khẩu vật tư thiết bị với nước ngoài, trình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc; phối hợp tổ chức triển khai thực hiện;
Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các điều kiện cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc trong việc hợp tác, mua bán, trao đổi với nước ngoài; Chịu trách nhiệm về các thủ tục, hồ sơ trong công tác xuất nhập khẩu vật tư,
thiết bị của Tổng công ty;
Giải quyết các thủ tục hộ chiếu, visa cho các đoàn đi công tác nước ngoài của EVNHANOI; hỗ trợ thủ tục visa cho các đoàn nước ngoài vào làm việc với EVNHANOI trong các chương trình/dự án đã thoả thuận;
Tổ chức biên soạn ấn phẩm ngoại ngữ: báo cáo thường niên, giới thiệu