Đánh giá công tác quan hệ quốc tế tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến 2020 (Trang 58)

6. Kết cấu bố cục của luận văn

2.3.4 Đánh giá công tác quan hệ quốc tế tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM

2.3.4.1 Những kết quả đạt được về công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty

Trong thời gian qua, hoạt động quan hệ quốc tế đã góp phần đáng kể trong việc tổ chức thực hiện việc vận động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác cho các dự án của Tổng công ty. Dựa trên quy hoạch phát triển Thành phố, Tổng công ty luôn chuẩn bị danh mục phù hợp đăng ký nguồn vốn ODA với EVN, đồng thời phối hợp các đơn vị liên quan chuẩn bị tài liệu dự án kịp thời cho các đoàn thẩm

định dự án của nhà tài trợ để được xem xét chấp thuận dự án. Công tác Quan hệ quốc tế còn là đầu mối giúp Tổng công ty làm việc trực tiếp với các nhà tài trợ, với EVN, tìm hiểu các thủ tục, quy trình và các yêu cầu của nguồn vốn vay ưu đãi, theo dõi Hiệp định dự án để tham mưu cho Tổng công ty trong quản lý các dự án vay vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác.

Ngoài ra, trong thời gian qua công tác đào tạo, học tập trao đổi kinh nghiệm với đối tác nước ngoài đã được tổ chức thực hiện đáp ứng đủ nhu cầu phát triển Tổng công ty. Các chương trình đào tạo theo nhu cầu của từng mảng công tác đều được triển khai hợp tác đào tạo với các Công ty Điện lực có thế mạnh trong khu vực và trên thế giới góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tổng công ty nhất là trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ mới.

Công tác tiếp cận và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thí điểm sử dụng công nghệ mới theo nhu cầu phát triển của Tổng công ty cũng được phối hợp thực hiện tốt. Công tác quan hệ quốc tế đã hỗ trợ tốt cho các cán bộ, kỹ sư các Ban chức năng trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện dự án thí điểm tại Tổng công ty.

Công tác tổ chức hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài được phối hợp triển khai thực hiện tốt hơn và nhận được sự đánh giá cao của các đối tác nước ngoài. Mặc dù, tỷ lệ tổ chức các buổi hội thảo có yếu tố nước ngoài theo yêu cầu Tổng công ty thấp hơn so với theo yêu cầu của đối tác nước ngoài, nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của Tổng công ty nhất là trong các lĩnh vực thuộc định hướng phát triển Tổng công ty.

Công tác tổ chức tiếp đón đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Tổng công ty trong thời gian qua được chuẩn bị kỹ hơn từ hình thức đến nội dung. Các báo cáo nội dung cuộc họp cũng được chuẩn bị kịp thời với đề xuất kiến nghị cụ thể và được theo dõi triển khai thực hiện tốt.

Các đoàn đi công tác nước ngoài của Tổng công ty để tham gia các khóa đào tạo huấn luyện, chứng kiến thử nghiệm... cũng được hỗ trợ thực hiện các thủ tục một cách kịp thời và nhanh chóng thông qua các mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức, cơ quan lãnh sự quán và đại sứ quán. Hiện nay, Tổng công ty đã có mối quan

hệ hợp tác tích cực với các tổ chức, hiệp hội quốc tế về Điện và các tổ chức xúc tiến thương mại như: ICASEA, JETRO, JBAH, KOTRA…

Hoạt động quan hệ quốc tế của Tổng công ty đã đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Một số báo cáo nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, về ứng dụng Smart grid, về tình hình phát triển và thực hiện tiết kiệm điện của các công ty điện lực trong khu vực và trên thế giới đã được chuyển đến các Ban liên quan nghiên cứu đề xuất.

Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo Tổng công ty đối với hoạt động quan hệ quốc tế trong thời gian qua. Có nguồn nhân lực làm công tác quan hệ quốc tế tương đối trẻ, năng động và có tinh thần làm việc cao, chịu khó tìm hiểu và học hỏi.

2.3.4.2 Các hạn chế chủ yếu về công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty

Hiện nay, toàn bộ các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Tổng công ty đều do đơn vị chủ quản là EVN phân bổ dựa trên nhu cầu và danh mục dự án đăng ký vốn vay của EVNHCMC. Việc tiếp nhận và quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ODA được thực hiện theo Nghị định 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Theo đó, Tổng công ty có trách nhiệm báo cáo, đăng ký danh mục dự án đề xuất tiếp nhận nguồn vốn ODA để EVN xem xét báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quy định. Vì vậy, công tác huy động vốn ODA của Tổng công ty chưa được chủ động do còn lệ thuộc vào quyết định phân bổ của EVN.

Việc phân tích, đánh giá và lựa chọn đối tác tiềm năng và phù hợp để hợp tác đào tạo nước ngoài vẫn còn hạn chế, chủ yếu dựa trên hồ sơ giới thiệu đối tác cũng như thông tin tìm hiểu trên các trang thông tin quảng bá nên đôi lúc chưa đánh giá đúng khả năng và thực lực. Ngoài ra, công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo cũng vẫn còn hạn chế, các báo cáo kết quả sau đào tạo còn chưa sâu, cán bộ được cử đi đào tạo, học tập vẫn còn tâm lý đi tham quan, du lịch. Song song đó, hoạt động quan hệ quốc tế còn chưa có cách thức tiếp cận các nguồn học bổng quốc tế hợp lý, chưa chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo chuyên ngành, các trường đại học về chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài.

Theo quy định, các thông tin trao đổi của Tổng công ty với các đối tác nước ngoài đều do Ban QHQT phụ trách làm đầu mối nên chưa phát huy tính chủ động của các Ban chức năng trong giao dịch với đối tác nước ngoài và làm kéo dài thời gian thực hiện nhất là trong việc triển khai thực hiện các dự án thí điểm sử dụng công nghệ mới.

Các buổi hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài chủ yếu được tổ chức theo đề nghị của đối tác nước ngoài và nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của các Ban chức năng Tổng công ty, chưa phát huy tính chủ động của quan hệ quốc tế trong việc đề xuất tìm hiểu theo định hướng phát triển của Tổng công ty.

Hoạt động quan hệ quốc tế chưa tham mưu tốt cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc phân tích, đánh giá sự cần thiết tổ chức các buổi họp theo đề xuất đối tác nước ngoài khi đến liên hệ làm việc. Do đó, số lượng đoàn khách nước ngoài đến làm việc ngày một nhiều hơn, nhiều đoàn đến làm việc mang tính chất xã giao, chào hỏi nên dễ làm mất thời gian của cán bộ tham dự cuộc họp.

Hoạt động quan hệ quốc tế còn chưa chủ động trong nghiên cứu tình hình phát triển, các giải pháp áp dụng trong sản xuất kinh doanh điện của các Công ty Điện lực trong khu vực và trên thế giới để đề xuất Ban lãnh đạo Tổng công ty những định hướng phát triển phù hợp. Công tác quan hệ quốc tế với các điện lực khu vực và trên thế giới còn hạn chế.

Công tác chuyển ngữ và cập nhật tin ảnh trên trang web tiếng Anh Tổng công ty vẫn còn hạn chế và chưa phong phú như trang web tiếng Việt. Chưa quảng bá được hết các hình ảnh và hoạt động của Tổng công ty.

Trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm của các cán bộ làm công tác QHQT vẫn còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp và chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn, đúng chuyên môn để có đội ngũ kế thừa có trình độ cao.

Chưa có các chương trình hợp tác quốc tế cụ thể (song phương, đa phương) trong lĩnh vực nâng cao năng lực thể chế.

2.4 Phân tích SWOT

Qua phân tích tổng quan về Tổng công ty Điện lực TP.HCM và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến Tổng công ty và văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty như đã đề cập ở các mục trước, tác giả tiến hành phân tích SWOT để nhận định

những điểm mạnh (Strengs) – điểm yếu (Weakness) cùng với một số cơ hội (Opportunities) và thách thức – (Threats) sau:

Bảng 2. 2 : Mô hình phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths)

 Nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, bài bản dưới sự quan tâm của các cấp lãnh đạo làm cho CBCNV gắn bó hơn với đơn vị

 Nội bộ đoàn kết, lãnh đạo sâu sát kịp thời, hệ thống quy trình quy định ngày càng hoàn thiện.

 Hệ thống lưới điện và cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt, ứng dụng công nghệ mới góp phần hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện.

 Đã được đầu tư và sử dụng CNTT rộng rãi trong mọi hoạt động.  Nội dung về văn hóa doanh nghiệp cũng như công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty đã được soạn thảo và ban hành

 Nguồn nhân lực có trình độ cao, được đào tạo chính quy, bài bản.  Hệ thống lưới điện và cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối tốt, phát triển đồng bộ với dự báo nhu cầu phụ tải.

 Ứng dụng khoa học công nghệ mới và công nghệ thông tin đã được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động

Điểm yếu (Weakness)

 Lực lượng lao động còn yếu về ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm, thiếu tính chuyên nghiệp và ý thức trách nhiệm chưa cao.

 Còn một số cá nhân, đơn vị thụ động có tư tưởng ỷ lại, vòi vĩnh, hạch sách, coi thường đối tác.

 Hệ thống lưới điện chưa có độ dự phòng cao, chưa áp dụng các công nghệ tiên tiến.

 Công tác tương tác, xử lý các yêu cầu của khách hàng chưa tốt, thủ tục rườm rà.

 Lực lượng lao động còn yếu về ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm, một phần không nhỏ cán bộ công nhân viên còn thiếu tính chuyên nghiệp và ý thức trách nhiệm chưa cao.

 Năng lực quản trị doanh nghiệp tại một số đơn vị trực thuộc vẫn còn nhiều tồn tại, năng suất lao động chưa cao, còn tình trạng thất thoát, lãng phí.

 Các hoạt động quảng bá, tuyên truyền còn thực hiện tương đối dàn

SXKD, tăng năng suất lao động.  Các mặt hoạt động SXKD đã đi vào nề nếp, quy cũ; hệ thống các thủ tục, quy trình, quy định cơ bản đầy đủ và hoàn thiện.

 Tiềm lực tài chính ổn định, tăng trưởng bền vững.

trải, thiếu tính tập trung, nội dung tuyên truyền chưa thật cuốn hút.

Cơ hội (Opportunities)

 Địa bàn tập trung nên có nhiều thuận lợi về quản lý phụ tải, quản lý vận hành và quản lý khách hàng.  Được các cấp lãnh đạo EVN, Thành phố quan tâm hỗ trợ và sự đồng thuận của khách hàng

 Có cơ hội tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

 Cơ hội của người đi đầu khi đầu tư công nghệ mới.

 Cơ chế quản lý hiện nay của Nhà nước cho phép ngành nghề kinh doanh phân phối điện của Tổng công ty Điện lực TP.HCM chưa có sự cạnh trang quá lớn.

 Địa bàn tập trung trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh nên có nhiều thuận lợi về quản lý phụ tải, quản lý vận hành, quản lý khách hàng…  Có cơ hội tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Thách thức (Threats)

 Việt Nam còn thiếu điện, không chủ động về nguồn điện. Có nhiều khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng do đơn vị thấp so với thị trường.

 Lợi nhuận bị điều tiết chưa công bằng, minh bạch

 Yêu cầu của lãnh đạo các cấp và khách hàng ngày càng cao

 Thị trường lao động rất cạnh tranh, có nguy cơ chảy máu chất xám  Khoa học công nghệ phát triển liên tục với tốc độ nhanh.

 Tình hình thiếu điện vẫn còn và diễn biến ngày càng phức tạp.

 Giá điện tại Việt Nam thấp (1/3 so với giá điện của khu vực Đông Nam Á), không bù được chi phí đầu vào.

 Đối tác cho rằng ngành điện, còn cơ chế độc quyền, giá điện chưa minh bạch triệt để, không phản ánh đúng

 Có cơ hội tiếp cận với các ứng dụng, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới

giá thành điện. Yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy cung ứng điện ngày càng cao.

 Khoa học công nghệ phát triển liên tục với tốc độ nhanh

 Thị trường điện Việt Nam đang dần hình thành, đòi hỏi có bước chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng.

2.5 Đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty Điện lực TP.HCM trong thời gian vừa qua tế của Tổng công ty Điện lực TP.HCM trong thời gian vừa qua

Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty đã có những giải pháp cụ thể để xây dựng và thực hiện văn hóa EVNHCMC.

 Điển hình nhất là việc chuyển bộ quy tắc ứng xử thiết kế theo dạng bỏ túi thành quyển văn hóa EVNHCMC với những nội dung cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn của ngành, của Tổng công ty trong vai trò là đơn vị cung ứng điện năng cho thành phố trẻ, năng động của cả nước. Tài liệu này là một trong những bước đi tiên phong của Tổng công ty trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp so với các ơn vị khác trong ngành và được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đánh giá cao trong buổi làm việc với các đơn vị về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

 Thông qua tài liệu văn hóa EVNHCMC này, các đơn vị cũng đã triển khai đến CBCNV bằng nhiều hình thức. Các tổ chức Đoàn thể trong Tổng công ty cũng đã lồng ghép nội dung văn hóa Tổng công ty đến CBCNV qua những cuộc thi, những lần sinh hoạt tập thể. Qua đó, một số những nội dung cơ bản của văn hóa EVNHCMC đã được phổ biến đến nhiều CBCNV.

 Bên cạnh đó, thời gian vừa qua một số đơn vị trong Tổng công ty cũng đã thành lập được Ban chỉ đạo xây dựng và thực thi văn hóa EVNHCMC. Đây là một bước tiến mới để tạo điều kiện cho các Đơn vị thực hiện văn hóa EVNHCMC ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên công tác triển khai, phổ biến, tổ chức thực hiện đến từng CBCNV còn kém. Ý thức tự giác thực hiện chưa cao, vẫn còn nhiều CBCNV chưa thực sự nắm rõ quy định mà xử lý công việc theo kinh nghiệm quản lý lại ngại thay đổi khi thực hiện theo quy định mới. Đồng thời, mức độ và quyền lực của người quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu tổ chức VHDN còn chưa cao, chưa đánh giá cao tầm quan trọng của VHDN.

Đặc biệt, trong công tác quan hệ quốc tế, việc thực thi VHDN ở khía cạnh ứng xử giao tiếp với đối tác nước ngoài chưa được chú trọng, còn hời hợt, quan liêu, thụ động, không có sự thống nhất đồng bộ giữa các CBCNV trong quá trình làm việc gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Tổng công ty trước các đối tác nước ngoài nói riêng và ngành điện Việt Nam nói chung. Hiện Tổng công ty còn tồn tại các tình trạng như sau:

Một là, khi có đoàn khách nước ngoài đến Tổng công ty với mục đích thăm và chào xã giao, thông thường cấp bậc của đoàn khách nước ngoài là lãnh đạo quản lý cấp cao, tuy nhiên Tổng công ty cử người đại diện tham dự buổi thăm và chào xã giao không cùng cấp bậc mà chỉ cử chuyên viên trẻ và thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống với đoàn khách nước ngoài.

Hai là, khi có đoàn khách nước ngoài đến Tổng công ty với mục đích sắp xếp buổi làm việc, hội thảo để giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới thì người đại diện do các Ban chức năng và đơn vị có cử tham dự buổi làm việc đến trễ so với lịch làm việc đã được thông báo. Trong buổi làm việc, hội thảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến 2020 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)