Các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến 2020 (Trang 68)

6. Kết cấu bố cục của luận văn

3.2 Các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực

TP.HCM trong công tác quan hệ quốc tế đến năm 2020

3.2.1 Mở rộng huy động vốn và phối hợp quản lý tốt các dự án vốn vay ODA

Bên cạnh việc tranh thủ tiếp cận thêm các nguồn vốn vay ưu đãi ODA: World Bank, JICA, ADB, KfW, OFID…việc huy động vốn cần tập trung thêm vào các nguồn vốn vay ưu đãi mới từ các tổ chức tín dụng tài trợ cho các dự án năng lượng mới, các dự án làm giảm khí phát thải CO2 dành cho nước đang phát triển; các nguồn tín dụng xuất khẩu và tín dụng thương mại ưu đãi; nguồn từ UBND TPHCM cho các dự án ngầm hóa lưới điện Tổng công ty... Song song đó, cũng mở rộng tìm kiếm các nguồn viện trợ không hoàn lại có quy mô vốn tài trợ nhỏ hơn 01 (một) triệu đô la Mỹ được tài trợ trực tiếp cho các dự án thí điểm ứng dụng công nghệ mới của Tổng công ty không thuộc danh mục tài trợ phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nâng cao tính chủ động, chuyên nghiệp khi làm đầu mối tiếp xúc với đối tác nước ngoài và tổ chức tín dụng quốc tế trong việc khảo sát, tìm hiểu khả năng, các

điều kiện vay vốn của đối tác nước ngoài cho các dự án dự kiến vay vốn nước ngoài của Tổng công ty.

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi và quản lý tình hình thực hiện các dự án vốn vay nước ngoài nhằm tạo sự kế thừa trong việc quản lý dự án vốn vay.

Phát huy tối đa vai trò của hoạt động quan hệ quốc tế trong việc làm đầu mối tổ chức và tham mưu cho Tổng công ty trong công tác quản lý, thực hiện các dự án đang sử dụng nguồn vốn vay ODA của WB, JICA, ADB và KfW... theo đúng yêu cầu của nhà tài trợ. Cụ thể:

 Tích cực theo dõi và phối hợp với các đơn vị liên quan để cung cấp và báo cáo đầy đủ tài liệu của các tiểu dự án cho các nhà tài trợ trong suốt quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giải ngân hoàn tất dự án.  Chuẩn bị các báo cáo chu đáo để tổ chức các buổi làm việc với các đoàn

công tác của các nhà tài trợ về giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện dự án, đồng thời ghi nhận các góp ý và tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc triển khai thực hiện dự án.

 Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án định kỳ hàng tháng, quý đúng tiến độ và theo đúng quy định của EVN và Nhà tài trợ đồng thời tổng hợp theo dõi công tác quản lý các dự án ODA theo đúng các quy định nhà nước về quản lý và sử dụng nguồn ODA và các hướng dẫn của tổ chức cho vay.  Phối hợp thực hiện thẩm định kết quả đấu thầu gói thầu quốc tế theo đúng

quy định và Pháp luật hiện hành.

Công tác triển khai huy động vốn sẽ do Ban QHQT làm đầu mối tiếp nhận thông tin và sau đó chuyển thông tin đến các Ban chức năng và đơn vị liên quan để xử lý. Phân công thực hiện của công tác này như sau:

Bảng 3. 1 : Phân công công tác quản lý vốn vay

STT CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

1 Điều phối các hoạt động của dự án cần huy động vốn từ giai đoạn xác định danh mục dự án cho đến khi hoàn tất dự án theo hiệp định vay

2 Phối hợp chặt chẽ với các Ban chức năng và Ban QLDA LĐ, hướng dẫn các đơn vị thực hiện dự án tuân theo các quy trình, thủ tục của nhà tài trợ theo từng giai đoạn của dự án.

Ban QHQT

3 Theo dõi nguồn vốn vay và cân đối nguồn vốn đối ứng; rà soát và điều chỉnh danh mục tiểu dự án theo tiến độ thực hiện và nhu cầu đầu tư của Tổng công ty, hỗ trợ Ban QHQT làm việc với các đơn vị liên quan

Ban KH

4 Thực hiện dự án theo quy chế hiện hành về phân cấp đầu tư xây dựng trong Tổng công ty Điện lực TP.HCM và tuân thủ theo hướng dẫn về mua sắm hàng hóa và lắp đặt, và hướng dẫn về tuyển chọn và thuê tư vấn của nhà tài trợ

Ban QLDA LĐ

5 Hoàn thiện các thủ tục trong đấu thầu; kiểm tra tiến độ và chất lượng trong quá trình thi công dự án; hỗ trợ Ban QLDA LĐ xử lý khó khăn, phát sinh trong quá trình thi công

Ban QLĐT

6 Hoàn thiện các thủ tục giải ngân dự án; theo dõi việc lập báo cáo tài chính và báo cáo dự án định kỳ và tổ chức thuê kiểm toán báo cáo dự án theo quy định của nhà tài trợ.

Ban TCKT

7 Phối hợp thực hiện chương trình các hợp phần về hiện đại hóa lưới điện thuộc danh mục dự án vay vốn

Ban KT & KD

8 Phối hợp thực hiện chương trình hỗ trợ kỹ thuật TA; tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên phụ trách huy động vốn

Ban TCNS

Như vậy, theo phân công như trên thì kinh phí để thực hiện chương trình này chỉ gồm kinh phí đào tạo cho nhân viên phụ trách công tác huy động vốn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, các nhân viên phụ trách cần được đào tạo chuyên môn về các nghiệp vụ, gồm: Anh văn, tài chính, kỹ thuật điện. Một số chương trình học hỏi với các Tổng công ty Điện lực trong nước và EVN để tìm hiểu về cách thức huy động vốn cũng bao gồm trong chi phí đào tạo.

3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nước ngoài:

 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đào tạo nước ngoài: cần có tiêu chí đánh giá riêng cho công tác đào tạo nước ngoài để đảm bảo việc đào tạo là phù hợp, không lãng phí và cần thiết.

 Nghiên cứu phân tích, đánh giá và lựa chọn đối tác tiềm năng và phù hợp để chọn triển khai các chương trình hợp tác, huấn luyện & đào tạo nước ngoài.  Tuyển chọn đúng đối tượng đào tạo.

 Đánh giá hiệu quả sau đào tạo

 Rút kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nước ngoài

 Cập nhật thông tin và tiêu chuẩn đào tạo quốc tế:

 Cập nhật các thông tin về các cơ sở đào tạo uy tín quốc tế  Cập nhật thông tin về các chương trình đào tạo công nghệ mới

Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và tham gia các hoạt động với các hiệp hội quốc tế (Kỹ sư ASEAN, IEEE, CIGRE, …) từ đó nâng cao hơn nữa trình độ theo chuẩn quốc tế để các kỹ sư của Tổng công ty có thể tham gia và làm việc trong môi trường nước ngoài.

 Xây dựng chương trình nâng cao trình độ ngoại ngữ:

Triển khai chương trình đào tạo ngoại ngữ theo đối tượng đảm bảo chương trình này đạt được 3 mục tiêu chính như sau:

(i) Lựa chọn đúng đối tượng cần đào tạo.

(ii) Chương trình đào tạo sát với yêu cầu của Tổng công ty; (iii) Đào tạo chuyên sâu theo chuyên môn phụ trách.

 Xác định đối tượng đào tạo: lực lượng cán bộ nguồn, cán bộ trẻ và lực lượng làm công tác quan hệ quốc tế Tổng công ty.

 Xây dựng tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ theo chức danh và công việc  Đào tạo tập trung: Tập trung đào tạo trong thời gian ngắn cấp bách cho lãnh

đạo và CBCNV làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài để đáp ứng kịp thời nhu cầu công việc

 Đào tạo dài hạn: xây dựng kế hoạch nâng cao ngoại ngữ cho các đối tượng cần thiết

 Lập kế hoạch đào tạo, có chế độ khuyến học ngoại ngữ hoàn tiền học phí cho các đối tượng xác định cần đào tạo nếu đạt được chứng chỉ yêu cầu.  Xây dựng diễn đàn trao đổi, thư viện ngoại văn: xây dựng diễn dàn CLB anh

văn online trên trang tin tiếng Anh, xây dựng thư viện điện tử gồm các nguồn tài liệu học tiếng Anh, tài liệu kỹ thuật bằng tiếngAnh...

 Xây dựng kế hoạch bồi huấn kiến thức, nghiệp vụ đối ngoại và ngoại giao cho cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế để nâng cao trình độ và tính chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác quan hệ quốc tế.

 Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ và kiến thức về ngoại giao cho cho các cán bộ công nhân viên có tiếp xúc với đối tác nước ngoài đặc biệt là đội ngũ làm công tác quan hệ quốc tế.

 Nghiên cứu các nguồn học bổng quốc tế phù hợp, chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo thực hành và chuyên ngành điện ở nước ngoài để đề xuất cho cán bộ, kỹ sư của Tổng công ty được tham gia đào tạo nâng cao tay nghề.  Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về luật pháp quốc tế, ngoại thương, đối

ngoại nhằm nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp cho lực lượng làm công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty.

 Đẩy mạnh hợp tác đầu tư, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ mới:

 Đẩy mạnh công tác tổ chức, thu thập các thông tin chuyên ngành, khảo sát năng lực và kinh nghiệm của các đối tác để giúp Tổng công ty phân tích, đánh giá, lựa chọn đúng đối tác trước khi ký kết biên bản ghi nhớ hoặc biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư chuyển giao công nghệ.

 Nghiên cứu, xác định các đối tác chiến lược để xây dựng mối quan hệ lâu dài, ký các biên bản ghi nhớ về hợp tác và đầu tư. Mở rộng hợp tác với các đối tác chiến lược đặc biệt là các công ty điện lực trong khu vực và trên thế giới.

 Hợp tác với các đối tác nước ngoài để các kỹ sư, chuyên viên của Tổng công ty được tham gia thực hiện dự án mới như: xây dựng và lắp đặt cáp ngầm cao thế; đào tạo vận hành thiết bị mới...

 Liên kết đối tác chiến lược để khảo sát và xúc tiến cơ hội đầu tư ra nước ngoài về tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ thực hiện dự án cũng như hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ cho Tổng công ty.

 Nghiên cứu, tìm hiểu về công tác quản lý, ứng dụng công nghệ hiện đại của các điện lực trong khu vực và trên thế giới để đề xuất cho sự phát triển của Tổng công ty.

 Thiếp lập thư viện điện tử hệ thống thông tin tài liệu của các đối tác giúp cho việc nghiên cứu phát triển của Tổng công ty; xây dựng thư viện thông tin quan hệ quốc tế, giúp quản lý thông tin đối tác, trích thông tin đoàn vào, đoàn ra.

 Cập nhật danh sách các quốc gia, tổ chức và tập đoàn chưa có chương trình hợp tác cụ thể và đề xuất phương án tiếp cận.

Công tác này được thực hiện dựa trên sự phối hợp của Ban QHQT với Ban TCNS và đơn vị đề xuất nội dung đào tạo. Theo đó, đơn vị đề xuất nội dung đào tạo sẽ đăng ký kế hoạch đào tạo với Ban TCNS, sau khi kế hoạch được duyệt đơn vị đề xuất nội dung đào tạo sẽ chuẩn chuẩn bị nội dung cần học tập để làm cơ sở Ban QHQT nghiên cứu, tìm kiếm đối tác thực hiện và trình Ban lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt cho tổ chức. Chi phí cho hoạt động này được lấy từ quỹ đào tạo của Tổng công ty.

3.2.3 Đẩy mạnh hợp tác đầu tư, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ mới:

Công tác này được đơn vị chủ trì theo dõi triển khai thực hiện chính. Ban QHQT có nhiệm vụ là đầu mối hỗ trợ triển khai thực hiện. Nguồn kinh phí sẽ được xem xét tài trợ hoặc từ Quỹ KHCN theo đề xuất Tổng công ty.

3.2.4 Công tác tổ chức hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài:

 Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp mới, các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến cùng các dự án ứng dụng công nghệ mới... để đề xuất tổ chức các buổi hội thảo với đối tác nước ngoài nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện để cán bộ kỹ thuật của Tổng công ty tìm hiểu, học tập và ứng dụng cho sự phát triển Tổng công ty.

 Tạo mối quan hệ tốt với các đối tác, các công ty Điện lực phát triển trong khu vực để tổ chức buổi giao lưu, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới và công tác quản lý, vận hành hệ thống điện.

 Chủ động làm việc với các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp các nước trên địa bàn TP.HCM để tổ chức các buổi hội nghị trao đổi và lắng nghe ý kiến doanh nghiệp từ đó hoàn thiện và phát triển.

 Cần phát huy tính chủ động của công tác quan hệ quốc tế trong việc nghiên cứu đề xuất tham gia các buổi tổ chức triển lãm quốc tế, hội thảo, hội nghị có yếu tố nước ngoài phù hợp với nhu cầu phát triển của Tổng công ty.

3.2.5 Công tác tiếp khách nước ngoài và quản lý xuất nhập cảnh:

 Nghiên cứu, đề xuất các buổi làm việc với đối tác nước ngoài phù hợp với nhu cầu phát triển Tổng công ty và đảm bảo các mối quan hệ hợp tác lâu dài. Phối hợp đối tác chuẩn bị chu đáo nội dung làm việc để đảm bảo cuộc họp được nhanh chóng và hiệu quả.

 Chủ động làm việc với đối tác nước ngoài để thiết lập chương trình làm việc, chương trình trao đổi chia sẻ kinh nghiệm đồng thời hỗ trợ tốt việc thực hiện visa, hộ chiếu và công tác phí cho các đoàn ra theo quy định của Tổng công ty.

 Thực hiện theo dõi, tổng hợp thường xuyên số đoàn đi công tác nước ngoài, số lượt cán bộ đi công tác nước ngoài, nội dung làm việc để báo cáo định kỳ hằng tháng cho Ban lãnh đạo Tổng công ty.

3.2.6 Nâng cao uy tín và thương hiệu, hình ảnh EVNHCMC đối với đối tác nước ngoài nước ngoài

 Tạo mối quan hệ tốt với các đại sứ quán, lãnh sự quán, các phòng thương mại & công nghiệp các nước, các tổ chức nước ngoài.

 Tổ chức quảng bá hình ảnh EVNHCMC với đối tác nước ngoài thông qua: website, các chương trình, chính sách xã hội; ứng dụng công nghệ mới làm giảm khí phát thải nhà kín...

 Chuẩn bị nội dung làm việc, tổ chức tiếp đón và báo cáo kết quả làm việc với các đoàn khách nước ngoài một cách chuyên nghiệp theo đúng quy định Tổng công ty.

 Xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các điện lực khu vực, điện lực trên thế giới, với các cơ quan, tổ chức nước ngoài, cơ quan lãnh sự, đại sứ quán trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

 Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất thay đổi một số giao diện trên trang web Tiếng Anh theo đúng quy định. Tập trung xây dựng và cập nhật tin bài cho trang web tiếng anh của Tổng công ty được phong phú góp phần tạo dựng hình ảnh của EVNHCMC.

 Tổ chức tốt việc biên soạn ấn phẩm ngoại ngữ báo cáo thường niên giới thiệu hình ảnh và hoạt động Tổng công ty.

3.2.7 Công tác khác

 Nghiên cứu tình hình phát triển, các giải pháp áp dụng trong sản xuất kinh doanh điện của các điện lực trong khu vực và trên thế giới để đề xuất Ban lãnh đạo Tổng công ty những định hướng phát triển phù hợp.

 Nghiên cứu và phối hợp Ban liên quan để xây dựng kế hoạch các chương trình nhánh và các đề án cùng triển khai thực hiện chiến lược phát triển của Tổng công ty định hướng phát triển ngang tầm khu vực.

 Các nhiệm vụ này do Ban QHQT chủ trì trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện. Nguồn kinh phí bên cạnh được tài trợ bởi đối tác còn được chi từ nguồn Quỹ SXKD Tổng công ty cùng các nguồn đào tạo, chi phí dự án cho các chương trình đi công tác nước ngoài.

3.2.8 Các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến 2020 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)