6. Kết cấu bố cục của luận văn
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
1.3.1 Văn hóa dân tộc
Văn hóa Doanh nghiệp là một nền tiểu văn hoá nằm trong Văn hóa dân tộc vì vậy sự phản chiếu Văn hóa dân tộc vào Văn hóa Doanh nghiệp là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một Doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hoá cho Doanh nghiệp đó cũng chính là nét Văn hóa dân tộc. Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một Doanh nghiệp nào đó thì họ cũng thuộc một dân tộc nhất định, mang theo phần nào giá trị Văn hóa dân tộc vào trong Doanh nghiệp mà họ làm việc. Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một phần nhân cách của Doanh nghiệp, đó là các giá trị Văn hóa dân tộc không thể phủ nhận được. Có bốn vấn đề chính tồn tại trong tất cả các nền Văn hóa dân tộc cũng như các nền Văn hóa Doanh nghiệp khác nhau:
Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể:
Trong nền văn hoá mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Nền văn hoá mà chủ nghĩa tập thể được coi trọng thì quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó doanh nghiệp chăm lo lợi ích của cá nhân, còn cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của doanh nghiệp.
Sự phân cấp quyền lực:
Đây cũng là một thực tế tất yếu bởi trong xã hội không thể có các cá nhân giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Biểu hiện rõ nhất của sự phân cấp quyền lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cơ bản trong xã hội như quan hệ giữa cha
mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa lãnh đạo và nhân viên… Còn trong một công ty, ngoài các biểu hiện như trên thì có thể nhận biết sự phân cấp quyền lực thông qua các biểu tượng của địa vị, việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó… Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ được quy định càng rõ ràng, cụ thể:
Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: khi nam quyền được đề cao trong xã hội, vai trò của giới tính rất được coi trọng. Nền văn hoá chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán, tham vọng… Trong nền văn hoá bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền thì những điều trên lại có xu hướng bị đảo ngược.
Tính cẩn trọng phản ánh mức độ mà thành viên của những nền văn hoá khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Một trong những biểu hiện rõ nét của tính cẩn trọng là cách suy xét để đưa ra quyết định. Tư duy của người phương Tây mang tính phân tích hơn, trừu tượng hơn, giàu tính tưởng tượng hơn. Trong khi đó cách tư duy của người phương Đông lại tổng hợp hơn, cụ thể hơn, thực tế hơn. Trong các công ty, tính cẩn trọng thể hiện rõ ở phong cách làm việc. Những nước có tính cẩn trọng càng cao thì họ có rất nhiều nguyên tắc thành văn, chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hơn, rất chú trọng tính cụ thể hoá, có tính chuẩn hoá rất cao và rất ít biển đổi, không muốn chấp nhận rủi ro và có cách cư xử quan liêu hơn (Trần Quốc Vượng, 2003).
1.3.2 Quan điểm của nhà lãnh đạo về văn hóa doanh nghiệp
Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng của mỗi Doanh nghiệp. Đó là người chèo lái cho Doanh nghiệp tiến bước ra thị trường rộng lớn song cũng đầy cạnh tranh và thử thách. Không những là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng, vấn đề mang tính chiến lược của Doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hoá của Doanh nghiệp như cơ cấu doanh nghiệp, công nghệ, các niềm tin, nghi lễ, giai thoại… của Doanh nghiệp. Và để có được các giá trị này thì không phải trong ngày một ngày hai mà nó cần một quá trình lâu dài. Tuy nhiên trong cùng một Doanh nghiệp, các thế hệ lãnh
đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị Văn hóa Doanh nghiệp khác nhau. Hai đối tượng lãnh đạo ảnh hưởng đến sự hình thành Văn hóa Doanh nghiệp đó là sáng lập viên của Doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận.
Sáng lập viên, người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hoá căn bản của Doanh nghiệp. Là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên Văn hóa Doanh nghiệp đồng thời tạo nên nét đặc thù của Văn hóa Doanh nghiệp. Trong thời kỳ đầu thành lập Doanh nghiệp, người sáng lập phải lựa chọn hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, môi trường hoạt động và các thành viên tham gia vào Doanh nghiệp mình…Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, phẩm chất, triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo cho Doanh nghiệp mà họ lập ra.
Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi Văn hóa Doanh nghiệp: mỗi một cá nhân mang trong mình những quan điểm khác nhau về cách sống, vì vậy mà khi một lãnh đạo mới lên thay thì cho dù phương án kinh doanh của người này có không thay đổi thì bản thân họ cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hoá mới vì Văn hóa Doanh nghiệp chính là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và triết lý kinh doanh của người chủ Doanh nghiệp (Trần Quốc Dân, 2005).
1.3.3 Đặc điểm ngành nghề
Đặc điểm ngành nghề cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Văn hóa Doanh nghiệp. Với đặc thù của mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trưng của Văn hóa Doanh nghiệp. Và những đặc trưng đó có thể trở thành biểu tượng của Doanh nghiệp, thành đặc điểm khiến mọi người dễ nhận và nhớ đến nhất. Chẳng hạn như trong lĩnh vực thời trang thì phong cách của những công ty kinh doanh thời trang thường có những nét phá cách, không nằm trong một khuôn khổ cứng nhắc nào cả, ở đó thường chiếm số đông là những người trẻ tuổi, với đầy nhiệt huyết, sức sáng tạo. Những logo, ấn phẩm của các công ty thời trang cũng có những nét nổi bật, bắt mắt (Trần Quốc Dân, 2005).
1.3.4 Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của văn hóa doanh nghiệp khác
Nhu cầu học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại để theo kịp trình độ phát triển chung của thế giới là một nhu cầu tất yếu của Việt Nam. Mở rộng
giao lưu với nhiều nền văn hóa kinh doanh giàu bản sắc sẽ kích thích sáng tạo và đổi mới các giá trị văn hóa kinh doanh của dân tộc Việt. Tiếp thu song phải có chọn lọc những nét văn hoá đặc sắc, tinh hoa nhất, đồng thời biến đổi nó phù hợp với con người và phong cách Việt Nam. Sự nhận thức và sự học hỏi này được hình thành vô thức hoặc có ý thức. Hình thức của những giá trị học hỏi được cũng rất phong phú như: Những kinh nghiệm tập thể của Doanh nghiệp; những giá trị được học hỏi từ các Doanh nghiệp khác; những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hoá khác; những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại; những xu hướng hoặc trào lưu xã hội (Trần Quốc Dân, 2005).
1.3.5 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Đây cũng là một ảnh hưởng không nhỏ đến Văn hóa Doanh nghiệp. Lịch sử hình thành Doanh nghiệp là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho Doanh nghiệp. Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong Doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Ngoài ra còn có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành Văn hóa Doanh nghiệp như khách hàng và đối tác, đối thủ cạnh tranh của Doanh nghiệp; hệ thống đánh giá thành tích, chế độ đãi ngộ, hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin; các nguồn lực: nguồn nhân lực, nguyên nhiên liệu, công nghệ và sản phẩm của Doanh nghiệp…
Văn hóa Doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. Văn hóa Doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà phải được hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi Doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, Nhà nước và các doanh nghiệp xã hội. Thực tế cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện Văn hóa Doanh nghiệp (Nguyễn Hồng Hà, 2005).
Kết luận chương 1
Tác giả đã nêu ra các khái niệm, vai trò của văn hóa doanh nghiệp, đưa ra các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp bao gồm: Biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp, các chuẩn mực hành vi. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp gồm: Văn hóa dân tộc, Quan điểm của nhà lãnh đạo về văn hóa doanh nghiệp, Đặc
điểm ngành nghề, Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của văn hoá doanh nghiệp khác, Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Trong chương 1, luận văn đã nghiên cứu đưa ra các khái niệm, định nghĩa liên quan đến văn hóa doanh nghiệp. Đây là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng thực văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty Điện lực TP.HCM
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC THI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG CÔNG TÁC QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HCM 2.1 Tổng quan về Tổng công ty Điện lực TP.HCM
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Điện lực TP.HCM
Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiền thân là Sở Quản lý và Phân phối Điện TP.HCM được thành lập vào ngày 07/08/1976 là một đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Miền Nam (nay là Tổng công ty Điện lực Miền Nam) do Bộ Điện và Than quản lý (nay là Bộ Công Thương), bao gồm 7 phòng, 5 khu khai thác điện và 2 đội với tổng số lượng dưới 1000 cán bộ công nhân viên, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, có chức năng quản lý, phân phối, kinh doanh, cải và phát triển lưới điện trên địa bàn TP.HCM
Ngày 21/12/1977 Bộ trưởng Bộ điện và Than (Thứ trưởng Phạm Khai) ban hành Quyết định số 2479/ĐT/TCCB3 về việc chuyển các khu khai thác thành các chi nhánh điện và hạch toán kinh tế trong nội bộ của sở, được sử dụng con dấu riêng.
Ngày 09/05/1981 Bộ Điện lực đổi tên các Cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Điện lực: Công ty Điện lực Miền Nam thành Công ty Điện lực 2 và Sở quản lý và phân phối điện TP Hồ Chí Minh đổi thành Sở Điện lực TP Hồ Chí Minh.
Ngày 08/7/1995 Bộ Năng Lượng quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Ngày 05/02/2010 Bộ Công thương ban hành quyết định số 768/QĐ-BCT về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó đến nay trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã không ngừng xây dựng và phát triển theo phương hướng đa ngành nghề, dựa trên nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ năng lực chuyên môn cao hoạt động với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn và tiêu chuẩn hóa hơn. (Theo www.hcmpc.com.vn)
2.1.2Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của Tổng công ty gồm: Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kiểm soát viên trưởng, các Ban chức năng cùng với các đơn vị trực thuộc. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty như sau:
Hình 2. 1 : Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện lực TP. HCM 2.1.3Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Điện lực TP.HCM
Trong các năm qua, Tổng công ty luôn thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và cũng là nhiệm vụ chính trị, đó là đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn trên địa bàn thành phố, đặc biệt vào các dịp lễ hội quan trọng; đồng thời tích cực triển khai các nhiệm vụ và giải pháp liên quan của ngành điện, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ vả thành phố. Bao gồm 3 mảng công tác chính:
Công tác quản lý kinh doanh điện năng Công tác quản lý đầu tư xây dựng
Ngoài ra, còn có các công tác khác như: pháp chế, quan hệ cộng đồng, quan hệ quốc tế, đoàn thể...
2.2 Văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực TP.HCM
Có 3 mức độ văn hóa doanh nghiệp
2.2.1 Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Kiến trúc, cách bày trí, công nghệ, sản phẩm Cơ cấu tổ chức, các phòng bàan
Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động Lễ nghi và sự kiện hằng năm
Các biểu tượng, logo, thương hiệu, khẩu hiệu, tài liệu quảng bá hỉnh ảnh Cách ứng xử, trang phục của cán bộ công nhân viên
Đây là cấp độ VHDN có thể nhận thấy được ngay khi tiếp xúc lần đầu tiên, nhất là với những yếu tốt vật chất như: kiến trúc, bày trí, ứng xử...
2.2.2 Những giá trị được tuyên bố
Doanh nghiệp nào cũng có những quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng. Đây cũng chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp.
Những giá trị được tuyên bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp.
2.2.3 Những quan niệm chung
Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa (ở bất kì cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi.
2.2.4 Điều khoản quy định trong Văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực TP.HCM khi giao tiếp với đối tác Điện lực TP.HCM khi giao tiếp với đối tác
Quan hệ với đối tác trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng phát triển, các bên cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau.
Khi tiếp xúc với đối tác trong và ngoài nước, luôn khẳng định vai trò, vị trí của mình, ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân là đại diện cho Tổng công ty Điện lực TP.HCM để có thái độ cư xử với đối tác một cách lịch thiệp, văn hóa với nghi thức phù hợp và luôn đúng hẹn.
Khi giải quyết công việc với đối tác trong và ngoài nước, luôn tuân thủ và tôn trọng luật pháp, quy định của Tổng công ty Điện lực TP.HCM, hiểu được văn