Công tác quan hệ quốc tế tại các Điện lực trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến 2020 (Trang 55 - 58)

6. Kết cấu bố cục của luận văn

2.3.3.2 Công tác quan hệ quốc tế tại các Điện lực trong khu vực

Công ty Điện lực Thủ đô Thái Lan (MEA)

Phụ trách công tác quan hệ quốc tế của MEA là Bộ phận kinh doanh dịch vụ quốc tế (International Service Business) thuộc Phòng hợp tác phát triển (Corporate Development Dept.) dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Phát triển Tổ chức và Chiến lược (Strategy & Organization Development) cùng các phòng khác như Phòng Kế hoạch chiến lược; Phòng phát triển kinh doanh và Phòng Kinh tế điện. Chức năng chính của bộ phận kinh doanh dịch vụ quốc tế là thực hiện các giao dịch hợp tác về đầu tư, đào tạo với đối tác nước ngoài. Các nhiệm vụ chính của Bộ phận kinh doanh dịch vụ quốc tế MEA gồm:

 Có nhiệm vụ xem xét và đưa ra ý kiến đề xuất với Ban lãnh đạo trong công tác hợp tác đầu tư với đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, vận hành và phát triển doanh nghiệp.

 Xem xét có ý kiến tham mưu cho Ban lãnh đạo về các chương trình, kế hoạch hợp tác đầu tư; theo dõi tổ chức thực hiện các dự án đầu tư với đối tác nước ngoài.

 Phối hợp chặt chẽ với trung tâm đào tạo MEA (Training Center) để tổ chức các chương trình đào tạo quốc tế theo yêu cầu hợp tác của các Công ty Điện lực trong khu vực.

 Tìm hiểu các tổ chức đào tạo quốc tế, các trung tâm huấn luyện quốc tế để đề xuất hợp tác phát triển đào tạo cho MEA và đưa ra đề xuất sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng như thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài MEA (hầu như các Trưởng Ban tại MEA đều là tiến sỹ tốt nghiệp ở Mỹ).

Công ty Điện lực Tenaga Nasional Berhad – Malaysia (TNB)

Phụ trách công tác quan hệ quốc tế của TNB là Phòng Kinh doanh quốc tế (International Business Dept.) thuộc Bộ phận Kinh doanh mới và Dự án chính của TNB (New Business and Major Projects Division) được thành lập vào tháng 9/2012 có chức năng nghiên cứu thực hiện các chiến lược mang tính đột phá, mở rộng hoạt động kinh doanh của TNB trong nước và trên thế giới.

Nhiệm vụ chính của Phòng Kinh doanh quốc tế là phối hợp 02 phòng: Phòng Quản lý đầu tư và Phòng Dự án chính để tổ chức thực hiện các dự án đầu tư sao cho hiệu quả nhằm mang lại giá trị lợi nhuận cho TNB. Ngoài ra, Phòng Kinh doanh quốc tế còn có nhiệm vụ nghiên cứu lập chiến lược kinh doanh và mở rộng hợp tác với các đối tác; thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư cho các dự án sử dụng công nghệ mới để tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho TNB. Khi thành lập bộ phận này, TNB mong muốn phát triển vươn tầm ra khỏi khu vực với bốn mục tiêu chiến lược đã được xác định là:

 Để tăng thị trường nội địa của TNB bằng cách tham gia đấu thầu cạnh tranh các dự án chính như Nhá máy nhiệt điện, thủy điện, trạm điện lớn… thông qua sự tài trợ của Ủy ban năng lượng (EC).

 Để đảm bảo hiệu quả khi thực hiện dự án lưới điện trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai.

 Để tăng cường lợi nhuận trong kinh doanh điện năng bằng cách tích cực theo đuổi các cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng.

 Để mở rộng sự hiện diện quốc tế TNB bằng cách phát triển các trung tâm trong khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi.

Công ty Điện Lực Singapore (Singapore Power – SP)

Phụ trách công tác quan hệ quốc tế của Điện lực Singapore là Công ty Tư vấn và đào tạo Điện lực Singapore (SP Training & Consultancy Company - SPTCC) gồm 02 đơn vị: Bộ phận Giải pháp toàn cầu (SP Global Solutions) và Viện đào tạo SP (SP Training Institute)

Chức năng chính của SPTCC là cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện cho SP và các công ty Điện lực trên Thế giới. Các lĩnh vực tư vấn và đào tạo của SPTCC gồm: Về kinh nghiệm vận hành, xây dựng hệ thống điện; về thiết lập kế hoạch phát triển hệ thống điện truyền tải và phân phối; về phương thức vận hành hệ thống hiện đại; về quản lý dự án truyền tải và phân phối…

Công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO)

Phụ trách công tác quan hệ quốc tế của KEPCO là Bộ phận kinh doanh nước ngoài (Overseas Business Division). Có chức năng lập kế hoạch kinh doanh, phát triển kinh doanh và quản lý các dự án kinh doanh ở nước ngoài. Hiện tại, Bộ phận này đã xây dựng được các văn phòng đại diện tại nước ngoài như: tại London, New York, Tokyo, Bắc Kinh (Trung Quốc) và Hà Nội (Việt Nam). Các lĩnh vực hoạt động chính gồm: Hợp tác đào tạo với Trung tâm đào tạo quốc tế của KEPCO; thực hiện tư vấn, xây lắp các công trình điện và phối hợp các doanh nghiệp sản xuất VTTB điện của Hàn Quốc để thực hiện quảng bá, tham gia thầu mua sắm VTTB điện ở nhiều nước trên thế giới.

Công ty Điện Lực Tokyo (TEPCO) Nhật Bản

Phụ trách công tác quan hệ quốc tế của TEPCO là Phòng Đối ngoại quốc tế (International Affair Dept.) do Tổng Giám đốc quản lý. Chức năng chính của Phòng

đối ngoại quốc tế là tìm kiếm cơ hội kinh doanh nước ngoài, thực hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài nhất là các dự án xây dựng nhà máy phát điện công suất lớn. Tham gia tư vấn cho các dịch vụ điện ở nước ngoài; Thực hiện công tác đào tạo trong và ngoài nước nhất là về 02 lĩnh vực chính là tự động hóa lưới điện và bảo bệ relay cho đường dây và trạm biến áp.

Mục tiêu chính của TEPCO là mong muốn thiết lập một mạng lưới điện quốc tế (International Networking) trong khu vực Châu Á và các Công ty Điện lực trên thế giới để các cấp quản lý cũng như các chuyên gia được mở rộng trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ, kỹ thuật mới, có thể áp dụng trong quản lý và vận hành lưới điện một cách hiệu quả với độ tin cậy cao. Hiện tại, mạng lưới này đã có sự tham gia các nước trong khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Điện lực Pháp (Electricité de France), Công ty Truyền tải điện Pháp (Réseau de Transport d'Electricité - RTE); Công ty truyền tải điện phía Tây của Hoa Kỳ (PJM Interconnection) …

Hiện tại, hoạt động kinh doanh quốc tế của TEPCO được đánh giá mang lại hiệu quả cao với các dự án lớn đã và đang thực hiện ở Đài Loan, Indonesia, Philipine, Thailand, South Korea, Australia, U.S.A., Europe và có cả Việt Nam với dự án Nhà máy Phú Mỹ 2-2 có công suất 715 MW. Song song đó, công tác đào tạo, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật của TEPCO trong các dịch vụ về điện ở nước ngoài ngày càng tăng thông qua việc sử dụng chuyên môn và các bí quyết tích lũy từ kinh nghiệm quản lý vận hành hệ thống điện tại Nhật Bản. Trong năm 2013, TEPCO đã tham gia tư vấn, đào tạo cho hơn 20 tổ chức, công ty Điện lực trên thế giới tại các nước như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, U.A.E., India, Myanma, Indonesia, Turkey, Brazil, Bangladesh, Vietnam…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến 2020 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)