Kiến nghị với các Bộ ngành, địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 107)

5. Kết cấu Luận văn

4.4.5. Kiến nghị với các Bộ ngành, địa phương

Các cấp Bộ, Ngành và địa phương, trên cơ sở tích cực tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, Ngành liên quan sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý NSNN để KBNN có căn cứ kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản chi NSNN, cụ thể:

- Về phía các cơ quan trung ương.

+ Luật NSNN (sửa đổi) và có hiệu lực đến nay đã được hơn10 năm, mặc dù đây vẫn là văn bản pháp lý quan trọng cho quá trình quản lý và điều hành NSNN nói chung và kiểm soát chi NSNN qua KBNN của hệ thống KBNN nói riêng, và dưới đó là các Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn khác của KBNN. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực thi cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, lạc hậu, không phù hợp… đòi hỏi phải có sự bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với sự thay đổi về kinh tế, xã hội cũng như xu hướng hội nhập quốc tế.

Khi ban hành văn bản điều chỉnh hoặc bổ xung, các cấp quản lý phải xây dựng văn bản sao cho thật dễ hiểu, chỉ có một cách hiểu duy nhất để giúp cho người thực thi chính sách chế độ không thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có như vậy chính sách ban hành mới đi vào cuộc sống dễ dàng và có hiệu quả.

+ Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN theo luật NSNN. Cơ quan Tài chính phải thực hiện trách nhiệm xây dựng dự toán, thẩm tra việc phân bổ dự toán Ngân sách cho các đơn vị sử dụng Ngân sách, kiểm tra, giám sát việc chi tiêu và sử dụng Ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách; cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc kịp thời, chính xác.

+ Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tập trung xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu Ngân

sách, đảm bảo phù hợp với thực tế, phù hợp với khả năng của Ngân sách để làm cơ sở cho việc lập và quyết định dự toán Ngân sách; đồng thời làm căn cứ sử dụng, quản lý và kiểm soát chi ngân sách; thúc đẩy đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện công khai, minh bạch. Trong quá trình hoàn chỉnh các chế độ về quản lý chi tiêu Ngân sách cần thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp xây dựng, ban hành chế độ, định mức chi; cần xác định rõ những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nào áp dụng thống nhất trong cả nước; những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nào HĐND tỉnh, thành phố được quyền quyết định. Từ đó, vừa đảm bảo tính phù hợp của chế độ, vừa nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong quản lý và điều hành ngân sách cấp mình; đồng thời sẽ góp phần khắc phục sự không đầy đủ hay sự lạc hậu của chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện nay.

- Về phía KBNN Bình Liêu.

+ Tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên đối với việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành.

Định kỳ hàng quý, các đơn vị KBNN tự kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành (theo danh mục văn bản, chế độ, chính sách mới liên quan đến từng đơn vị KBNN, do KBNN trung ương ban hành), trong từng phần hành nghiệp vụ cụ thể của đơn vị, tổng hợp kết quả báo cáo KBNN cấp trên trực tiếp, tổng hợp báo cáo KBNN.

Định kỳ sáu tháng, KBNN cấp trên thành lập đoàn kiểm tra, kiểm tra việc: triển khai, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành và việc tự kiểm tra triển khai, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành, tại các đơn vị KBNN trực thuộc.

Nội dung kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên hàng quý, định kỳ sáu tháng, tại các đơn vị KBNN, đối với một văn bản, chế độ, chính sách mới ban hành tập trung vào:

Triển khai quán triệt trong đơn vị thời điểm nào; tập trung vào những nội dung gì; Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách đó tại đơn vị như thế nào; Kết quả triển khai đến ngày kiểm tra: đã đạt được kết quả gì; Vướng mắc trong việc triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đó; Các kiến nghị đề xuất của các đơn vị KBNN trong việc thực hiện cơ chế, chính sách đó.

Các văn bản, chế độ, chính sách khác, ngoài danh mục các văn bản chế độ mới ban hành hiện đang có hiệu lực, mà đơn vị đã triển khai thực hiện trong thời gian từ ngày... đến ngày kiểm tra.

Qua kiểm tra và tự kiểm tra, đánh giá được đúng những đơn vị KBNN làm tốt công tác chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin về các văn bản chế độ mới; Tập hợp được các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện từng phần hành nghiệp vụ cụ thể; Nâng cao trách nhiệm của KBNN các cấp trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

Đối với các đơn vị KBNN chưa nắm được thông tin về một hoặc một số văn bản chế độ mới, qua kiểm tra và tự kiểm tra sẽ giúp đơn vị tiếp cận thông tin, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách mới ban hành, không ngừng nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

Thông qua kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên việc triển khai thực hiện các văn bản, chế độ mới ban hành, KBNN cấp trên sẽ xác định được những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, những cơ chế, chính sách cần phải đẩy mạnh việc triển khai thực hiện.

KẾT LUẬN

Quản lý hiệu quả quỹ NSNN thông qua công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN là chức năng cơ bản, đồng thời là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của hệ thống KBNN nhằm bảo đảm Ngân sách nhà nước phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Làm tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN sẽ góp phần xây dựng kỷ luật tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách, giúp các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, chế độ Nhà nước, tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng NSNN, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước, giúp cho cấp uỷ, chính quyền các cấp chủ động trong điều hành ngân sách địa phương, tiết kiệm chi, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí tài sản công cho Nhà nước, góp phần làm lành mạnh nền Tài chính quốc gia.

Trên cơ sở đề tài luận văn được lựa chọn và triển khai nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ đặt ra đó là:

1. Hệ thống hoá làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về NSNN,chi NSNN, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN và vai trò của KBNN trong kiểm soát thanh toán khoản chi từ NSNN.

2. Nghiên cứu , phân tích, đánh giá một cách tổng quan, có hệ thống thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu giai đoạn 2014-2016; những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của kết quả và những hạn chế đó.

3. Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu trong thời gian tới.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, luận văn đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất những vấn đề mang tính định hướng; những vấn đề cụ thể về hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường NSNN qua KBNN; những vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng NSNN của các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó có biện pháp để giải quyết những bất cập trong quá trình thực hiện chi thường xuyên NSNN hiện tại, đảm bảo công tác chi NSNN ngày càng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất.

Các giải pháp và kiến nghị của đề tài không chỉ mang tính lý luận, mà còn mang tính thực tiễn và sẽ phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành và các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức, thực hiện.

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là một vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN trên phạm vi toàn quốc nói chung và trên địa bàn huyện Bình Liêu, Quảng Ninh nói riêng. Điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư, nghiên cứu công phu và toàn diện hơn. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về nghiệp vụ quản lý kinh tế và kiểm soát chi NSNN qua KBNN qua KBNN trên địa bàn huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Tuy nhiên, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Những kết quả nghiên cứu đạt được chỉ trong phạm vi một tỉnh, phạm vi hẹp, vì vậy, mới chỉ là kết quả bước đầu trong quá trình tham gia nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN qua KBNN cấp tỉnh. Với tinh thần học hỏi, tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, nhận xét đánh giá của các thày, cô giáo trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên, các nhà nghiên cứu, bạn bè và đồng nghiệp những người quan tâm tới đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn, ứng dụng tốt hơn vào thực tiễn ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), “Thông tư 79/2003/TT- BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các kiểm soát chi NSNN qua KBNN qua KBNN”.

2. Bộ Tài chính (2003), “Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện” (quyển 1), Nxb Tài chính Hà Nội

3. Bộ Tài chính (2003), “Thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 về việc hướng dẫn thực hiện Luật NSNN”.

4. Bộ Tài chính (2006), “Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN”

5. Bộ Tài chính (2006), “Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính”.

6. Bộ Tài chính (2006), “Thông tư số 81/TT-BTC ngày 06/9/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính”.

7. Bộ Tài chính (2007), “Thông tư 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước”.

8. Bộ Tài chính (2007), “Thông tư 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 về sửa đổi bổ sung thông tư 63/2007/TT-BTC”.

9. Bộ Tài chính (2008), “Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 Hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008” 10.Bộ Tài chính (2008), “Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 về việc

ban hành chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước”.

11.Bộ Tài chính (2010), “Quyết định số 362/2010/QĐ-BTC ngày 11/02/2010 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của KBNN tỉnh” 12.Bộ Tài chính (2010), “Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 quy định chế

độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập”.

13.Bộ Tài chính (2012), “Luật Ngân sách nhà nước 01/2012/QH11”.

14.Bộ Tài chính, năm 2012 “Thông tư 161/2012/TT-BTC ra ngày 02/10/2012 Quy định cụ thể chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.

15.Bộ Tài chính (2013), “Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)”.

16.Chính Phủ (2003), “Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003hướng dẫn thi hà nh luật NSNN”.

17.Chính phủ (2003), “Quyết định 235/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính” .

18.Chính Phủ, năm 2004 “Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước”.

19.Chính phủ (2004), “Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các quy định hiện hành của Nhà nước về tiền lương cấp bậc, chức vụ của nhà nước về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng”.

20.Chính phủ (2005), “Quyết định số 130/2005/QĐ-TTg ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước”.

21.Chính Phủ (2008), “Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính”.

22.Chính Phủ (2009), “Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”.

23.Hoàng Hàm (2008), “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự toán NSNN”, Tạp chí Kế toán số 11,12 năm 2008.

24.Nguyễn Thu Hương (2008), “Nhìn lại quá trình thực hiện Luật NSNN sửa đổi năm 2002”, Tạp chí Kiểm toán, số 10 năm 2008.

25.Kho bạc Nhà nước (2008), “Công văn 2714/KBNN-KT ra ngày 30/12/2008 của KBNN về việc hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN”.

26.Kho bạc nhà nước Hải Dương, “Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010, 2011, 2012, 2013”.

27.Quốc Hội (2002), “Luật NSNN số 01/2002/QH11 thông qua ngày 16/12/2002”

28.Quốc Hội (2003), “Luật Đấu thầu 61/2003/QH11 ngày 26/11/2003 quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu”.

29.Quốc Hội (2013), “Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu”.

30.Lê Hùng Sơn (2012), “Tăng cường kiểm soát chi tiêu công thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 115+116 (01+02/2012.

31.Dương Công Trinh (2013), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 135 (9/2013).

32.UBND huyện Bình Liêu, Quảng Ninh (2007), “Quyết định số 405/2007/QĐ-UBND ngày 19/07/2007 của Uỷ ban nhân dân huyện Bình Liêu, Quảng Ninh về quy định một số mức chi công tác phí, tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 107)