Quan điểm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 86)

5. Kết cấu Luận văn

4.1.1. Quan điểm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

4.1. Quan điểm và định hướng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Quan điểm chỉ đạo của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Bình Liêu nói riêng là mục tiêu, chiến lược phát triển KBNN không chỉ là những định hướng, cải cách, phát triển các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN mà còn đề cập đến những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống Tài chính và các ngành khác có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của KBNN. Do đó, việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, chiến lược phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cùng các ngành, các tổ chức, các đơn vị liên quan. Cụ thể, trên các mặt sau:

Thứ nhất, phải tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành NSNN từ Trung ương đến địa phương

Chỉ có sự thống nhất mới tạo nên sức mạnh, hiệu quả. Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu muốn thành công phải có sự đoàn kết, nhất trí trong toàn thể cơ quan, sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức. Lãnh đạo cơ quan không ngừng nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành như chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác trên cơ sở định hướng của ngành, có kế hoạch triển khai công việc hợp lý, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên và các cấp chính quyền địa phương; sự hỗ trợ hợp tác của các đơn vị trong và ngoài ngành; động viên cán bộ công chức nhất trí một lòng, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ của cấp trên giao.

Thứ hai, thực hiện nhất quán phương thức cấp phát NSNN theo dự toán.

Thông qua kiểm soát chi sẽ hoàn thiện được phương thức cấp phát NSNN theo dự toán, việc thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán sẽ đảm bảo được

mọi khoản chi ngân sách phải có trong dự toán và đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi là giới hạn tối đa kể cả tổng mức và cơ cấu chi mà các đơn vị sử dụng ngân sách được chi, đó là nguyên tắc bắt buộc các đơn vị phải chấp hành từ khâu lập, chấp hành và kế toán, quyết toán NSNN. Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN các cấp phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của các đơn vị và kiên quyết từ chối cấp phát, thanh toán các khoản chi không có trong dự toán được duyệt và không đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ của Nhà nước quy định. Hạn chế và tiến tới loại bỏ hình thức chi ngân sách bằng Lệnh chi tiền. Đối với hình thức Lệnh chi tiền thì cần xác định rõ phạm vi và đối tượng sử dụng, hình thức này chỉ nên áp dụng đối với một số khoản chi như cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN; chi trả nợ, viện trợ, một số khoản chi có tính đặc thù không thường xuyên, mang tính thời vụ và một số khoản chi khác theo quyết định của cơ quan Tài chính. Còn lại tất cả các khoản chi đều phải thực hiện bằng hình thức chi theo dự toán.

- Thứ ba, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán; đảm bảo các khoản chi phải được cấp phát, thanh toán trực tiếp qua cơ quan Kho bạc Nhà nước

Quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN qua KBNN qua KBNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm tra, kiểm soát. Hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng NSNN nắm chắc về quy trình, nghiệp vụ khi làm thủ tục thanh toán qua cơ quan KBNN.

- Thứ tư, thông qua công tác kiểm soát chi làm tăng thêm vai trò, quyền hạn cho cơ quan KBNN trong kiểm soát chi.

Thực hiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo “kết quả đầu ra”, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo hướng phân cấp và gắn liền với định hướng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ, ngành và địa phương trên cơ sở tính toán rõ các chi phí và hiệu quả của các khoản chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử, trong tương lai chúng ta phải xây dựng được phần mềm nhập dữ liệu, mọi thông tin bắt buộc về tiêu chuẩn, định mức, quy trình... được tin học hoá, có như vậy sẽ tránh

được việc linh động giải quyết hoặc cố tình làm sai của cán bộ quản lý và cán bộ làm nghiệp vụ.

- Thứ năm, phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả NSNN.

Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; tạo tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích luỹ trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 86)