5. Kết cấu Luận văn
4.1. Quan điểm và định hướng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tạ
Quan điểm chỉ đạo của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Bình Liêu nói riêng là mục tiêu, chiến lược phát triển KBNN không chỉ là những định hướng, cải cách, phát triển các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN mà còn đề cập đến những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống Tài chính và các ngành khác có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của KBNN. Do đó, việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, chiến lược phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cùng các ngành, các tổ chức, các đơn vị liên quan. Cụ thể, trên các mặt sau:
Thứ nhất, phải tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành NSNN từ Trung ương đến địa phương
Chỉ có sự thống nhất mới tạo nên sức mạnh, hiệu quả. Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu muốn thành công phải có sự đoàn kết, nhất trí trong toàn thể cơ quan, sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức. Lãnh đạo cơ quan không ngừng nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành như chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác trên cơ sở định hướng của ngành, có kế hoạch triển khai công việc hợp lý, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên và các cấp chính quyền địa phương; sự hỗ trợ hợp tác của các đơn vị trong và ngoài ngành; động viên cán bộ công chức nhất trí một lòng, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ của cấp trên giao.
Thứ hai, thực hiện nhất quán phương thức cấp phát NSNN theo dự toán.
Thông qua kiểm soát chi sẽ hoàn thiện được phương thức cấp phát NSNN theo dự toán, việc thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán sẽ đảm bảo được