5. Kết cấu Luận văn
3.3.3. Yếu tố thuộc về hệ thống tổ chức, bộ máy thực hiện kiểm soát ch
xuyên NSNN
Một là, phân định chưa rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa cơ quan Tài chính với cơ quan Kho bạc.
Hiện nay cơ quan Tài chính vừa đóng vai trò giao dự toán vừa thẩm định và phê duyệt quyết toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, trong quá trình đó cơ quan Tài chính cũng thực hiện nội dung kiểm soát chi. Như vậy, cơ quan Tài chính là người vừa thực hiện cấp phát kinh phí vừa thực hiện quyết toán kinh phí (kiểm soát trước và sau) là không thực sự khách quan. Còn cơ quan Kho bạc chỉ đơn thuần là người kiểm soát trong quá trình thanh toán mà thôi, mà trong thực tế cho thấy: đơn vị được cấp bao nhiêu kinh phí sẽ thực hiện chi hết bấy nhiêu kinh phí đó bằng mọi
cách; mặt khác, cơ quan Tài chính đã phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị thì cũng sẽ quyết toán hết phần kinh phí đã cấp đó, nếu không sẽ mang tiếng là cấp không sát (thực tế rất ít và hầu như không có đơn vị nộp trả phần kinh phí không sử dụng lại ngân sách). Cho nên, trong tương lai gần chúng ta phải hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết của cơ quan Tài chính vào quá trình chi tiêu của đơn vị. Xoá bỏ dần việc cấp phát ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính.
Hai là, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của KBNN.
Vị thế của KBNN thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước quy định ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện kiểm soát chi ngân sách. Vì vậy việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hệ thống KBNN tại một văn bản pháp lý cao hơn (như Pháp lệnh, Luật) sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của KBNN, đồng thời tăng cường thêm hiệu lực của các quyết định trong kiểm soát chi ngân sách do đó việc kiểm soát chi ngân sách sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Ba là, cơ sở vật chất, kỹ thuật
Công tác kiểm soát chi không những đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có đức có tài mà nó còn phải có các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật đầy đủ và đồng bộ. Phải có một hệ thống trang thiết bị hiện đại và có một phần mềm tin học áp dụng cho công tác hạch toán cũng như công tác kiểm tra, kiểm soát số liệu và lưu trữ hồ sơ kiểm soát chi. Trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì hiện đại hoá công nghệ thông tin không những đáp ứng được kịp thời, chính xác số liệu thu, chi NSNN cho các cấp chính quyền trong quá trình quản lý, điều hành mà còn phục vụ tốt cho công tác thanh toán liên Ngân hàng và liên Kho bạc trong toàn quốc.
Bốn là, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của KBNN.
Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của KBNN là những người trực tiếp vận dụng các chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của ngành thực hiện các bước kiểm soát cụ thể đối với từng khoản chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN. Do đó, cán bộ làm công tác kiểm soát chi phải có kiến thức tốt, nắm vững chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt. Có như vậy mới có thể thực hiện kiểm soát chi ngân sách một cách chặt
chẽ, đúng quy định đồng thời tránh được những hiện tượng cửa quyền, nhũng nhiễu phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
3.4. Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN qua KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh