Về kết quả kiểm soát chi theo các nhóm mục cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 69)

5. Kết cấu Luận văn

3.2.2. Về kết quả kiểm soát chi theo các nhóm mục cụ thể

Hiện nay, KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đang kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN theo các Tiểu nhóm của mục lục NSNN được Bộ Tài chính quy định, cụ thể: Tiểu nhóm chi thanh toán cá nhân (TN129), Tiểu nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn (TN130), Tiểu nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản (TN135), Tiểu nhóm chi thanh toán khác (TN132). Kết quả chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh giai đoạn 2014-2016 như sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: triệu đồng

Nhóm chi

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số chi % so với tổng chi TX Số chi % so với tổng chi TX Số chi % so với tổng chi TX Tổng số chi TX từng năm 4.953,7 6.386,3 5.713 1. Nhóm chi thanh toán cá nhân 2.526,1 51 3.498,4 54,8 3.501 61,3 2. Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn 1.497,6 30,2 1.736,4 27,2 1.485,4 26 3. Nhóm chi mua

sắm, sửa chữa tài sản 242,8 4,9 216,3 3,4 156,6 2,7

4. Nhóm chi khác 687,2 13,9 935,2 14,6 570 10

(Nguồn: Phòng Tổng hợp KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh)

Trong những năm qua KBNN Bình Liêu đã rất trú trọng đến công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung, kiểm soát chi thường xuyên nói riêng, nhìn chung đã thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn định mức, đúng chế độ quy định của Nhà nước. Qua đó góp phần lành mạnh hoá quá trình chi tiêu NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Kiểm soát chi thường xuyên đối với cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa tài sản và chi thanh toán khác.

3.2.2.1. Kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân (tiểu nhóm 129)

Đây là tiểu nhóm (TN) mục chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên NSNN, tiểu nhóm mục chi thanh toán cá nhân trong dự toán chi thường xuyên được giao của đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện từ mục 6000 đến mục 6400 của mục lục NSNN hiện hành, bao gồm; tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán cá nhân khác.

Trong thời gian từ năm ngân sách 2014 đến hết năm ngân sách 2016, số chi thanh toán cho cá nhân của các đơn vị qua KBNN Bình Liêu với kết quả tăng dần qua các năm là năm 2014 đạt 2.526,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51%

trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị; năm 2015 đạt 3.498,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,8% trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị; năm 2016 đạt 3.501 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,3% trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị. Với kết quả như vậy ta có thể thấy rằng số chi NSNN cho nhóm mục thanh toán cá nhân là rất lớn chiếm hơn một nửa trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị qua các năm. Có thể thấy chi NSNN cho tiền lương, tiền công, phụ cấp tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do mức lương tối thiểu đối với cán bộ công chức, viên chức được Nhà nước điều chỉnh tăng, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN.

Bảng 3.2. Tình hình thanh toán cá nhân qua KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: Triệu đồng

STT Nội dung MLNS

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số chi Tỷ trọng so với tổng số (%) Số chi Tỷ trọng so với tổng số (%) Số chi Tỷ trọng so với tổng số (%) Tổng cộng 2.526,11 100 3.498,4 100 3.501 100 1 Tiền lương 6000 1.146,19 45,37 1.618.968 46,277 1.508,53 43,09 2 Tiền công 6050 149,24 5,91 242.683,9 6,937 286,83 8,19 3 Phụ cấp lương 6100 491,08 19,44 647.806,3 18,517 680,60 19,44 4 Học bổng 6150 69,91 2,77 68.9778,4 1,9717 96,89 2,77 5 Tiền thưởng 6200 18,89 0,75 17.118,32 0,4893 26,18 0,75 6 Phúc lợi tập thể 6250 15,09 0,60 20.850,66 0,596 60,92 1,74 7 Các khoản đóng góp 6300 332,23 13,15 465.730,3 13,313 420,45 12,01 8 Chi cán bộ xã phường 6350 25,99 1,03 34.603,93 0,9891 56,02 1,60 9 Chi khoản TT khác 6400 277,48 10,98 381.659,8 10,91 364,57 10,41

Kết quả các khoản chi trả tiền lương, tiền công, phụ cấp năm 2014 tương đương 1786,5 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,72% so với tổng các khoản thanh toán cho cá nhân; năm 2015 là 2509,45 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,73% so với tổng các khoản thanh toán cá nhân, năm 2016 là 2475,96 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,72% so với tổng các khoản thanh toán cá nhân.

Với kết quả trên có thể thấy số chi ngân sách cho tiền lương, tiền công và phụ cấp ổn định và ít biến động qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước các năm gần đây đã ổn định, không có nhiều thay đổi, đáp ứng được yêu cầu cũng như nguyện vọng của cán bộ, góp phần cải thiện đời sống công chức viên chức.

Qua KSC các đơn vị đã thực hiện tương đối đầy đủ về hồ sơ, chứng từ thanh toán đối với các khoản thanh toán cá nhân cho KBNN bao gồm:

- Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (gửi lần đầu);

- Danh sách những người được hưởng lương và phụ cấp lương (gửi lần đầu); - Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (khi có sự thay đổi về nhân sự).

- Đối với các khoản chi thuê ngoài lao động: bao gồm các khoản tiền lương, tiền công được ghi trong hợp đồng lao động.

Mặc dù các đơn vị đã thực hiện khá đầy đủ về chế độ tiền lương cho cán bộ viên chức song sau các đợt điều chỉnh tiền lương theo quy định của nhà nước và có sự thay đổi về nhân sự, nhiều đơn vị còn khá chậm chạp khi tính lương mới cho cán bộ, còn để phải truy lĩnh qua nhiều tháng. Kèm theo đó là bảng tăng, giảm biên chế quỹ lương còn chưa gửi kịp thời ra KBNN khi có sự điều chỉnh.

Đối với các khoản làm thêm giờ hiện chưa có quy định cụ thể về việc phải thể hiện được lũy kế số giờ làm thêm khi mang bảng thanh toán thêm giờ kèm hồ sơ, chứng từ liên quan ra thanh toán tại KBNN. Vì vậy KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh chưa có căn cứ để kiểm soát không thanh toán cho số giờ vượt quá quỹ 200 giờ làm thêm một năm của mỗi cán bộ.

* Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thanh toán cá nhân

Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 24/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản triển khai thực hiện của Bộ Tài chính và KBNN, công tác triển khai thực hiện thanh toán cá nhân qua tài khoản tại KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh được thực hiện từ cưới năm 2007 cho các đơn vị sử dụng Ngân sách. KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến đến tất cả các đơn vị đang giao dịch tại KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Đến thời điểm hiện nay đã có khoảng 90% đơn vị thực hiện mở tài khoản và chi trả tiền lương,các khoản thanh toán cá nhân qua thẻ ATM. Các đơn vị chưa thực hiện chi trả, thanh toán cá nhân qua tài khoản là các đơn vị ở nơi hẻo lánh, nơi chưa có hoặc có rất ít cây rút tiền tự động, đây là các đơn vị chưa bắt buộc thực hiện thanh toán cá nhân qua tài khoản. Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện Bình Liêu, KBNN, Ngân hàng Nhà Nước và sự phối hợp công tác của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn cũng như sự phối hợp công tác của các ĐVSDNS nên việc thanh toán, chi trả lương và các khoản có tính chất lương quan tài khoản luôn nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi, đảm bảo an toàn cho đơn vị. Thanh toán chi trả tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương qua thẻ ATM, góp phần làm giảm áp lực thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Tuy nhiên một số khoản chi như làm thêm giờ, khen thưởng, học bổng hay chi cho các khoản phúc lợi xã hội vẫn chưa thực hiện được một cách tuyệt đối. Một số đơn vị thường sử dụng hình thức tạm ứng sau đó kê thanh toán những khoản chi này nên vẫn chưa hạn chế hết được tình trạng thanh toán bằng tiền mặt.

Căn cứ để KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh thực hiện việc kiểm soát các khoản chi này là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các quy định hiện hành của Nhà nước về tiền lương cấp bậc, chức vụ của nhà nước về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng.

Đối với các khoản chi tiền lương, tính chất lương, KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh căn cứ vào dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, danh

sách chi trả lương, phụ cấp đối chiếu với bản đăng ký biên chế - quỹ lương, bảng điều chỉnh tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng lao động kèm theo giấy rút dự toán NSNN của các đơn vị, KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh thực hiện chi thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho đơn vị được hưởng. Đến nay, cơ bản các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đã mở tài khoản (ATM) tại các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị ở vùng xa trung tâm tỉnh, huyện chưa thực hiện được, do phía Ngân hàng chưa bố trí được địa điểm đặt hệ thống rút tiền (ATM),…

Đối với các khoản chi thanh toán tiền làm thêm giờ, KBNN kiểm soát căn cứ vào thông tư liên bộ số 08/TT-LT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 hướng dẫn chế độ chi trả tiền làm đêm, làm thêm giờ.

Đối với các khoản chi đóng góp cho cá nhân như trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn - đây là khoản chi có tính chất bắt buộc và cố định theo bậc lương cơ bản, hệ số phụ cấp và hệ số phụ cấp chức vụ ổn định thu nhập - KBNN Bình Liêu thực hiện kiểm soát căn cứ vào bảng đăng ký biên chế quỹ lương của đơn vị, sau đó thực hiện chi bằng chuyển khoản trực tiếp cho các cơ quan Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động các cấp, không thực hiện chi bằng tiền mặt.

Đối với các khoản thu nhập tăng thêm: đây là khoản chi cho các đơn vị, cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính. Đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 81/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

Trong năm, trên cơ sở tình hình thực hiện quý trước, nếu xét thấy đơn vị có khả năng tiết kiệm được kinh phí, thủ trưởng đơn vị căn cứ vào số kinh phí dự

kiến tiết kiệm được, lập giấy rút dự toán NSNN để tạm ứng chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị theo quý. Kho bạc thực hiện cấp tạm ứng cho đơn vị theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao và đa không quá 60% kinh phí tiết kiệm được do đơn vị xác định (đối với cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ), 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), 50% số kinh phí tiết kiệm được (đối với đơn vị sự nghiệp ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

Kết thúc năm ngân sách, sau khi các đơn vị xác định chính xác số chênh lệch thu lớn hơn chi, hoặc phần kinh phí tiết kiệm được trong năm, căn cứ vào đề nghị thanh toán tạm ứng (phần tạm ứng chi thu nhập tăng thêm) của đơn vị, KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị và thu hồi phần kinh phí đã tạm ứng. Nếu đơn vị đã tạm ứng vượt quá số chênh lệch thu lớn hơn chi, KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh cho chuyển tạm ứng sang năm sau để thực hiện thu hồi bằng cách giảm trừ vào số chi thu nhập tăng thêm năm sau của đơn vị. Khoản chi này do đơn vị quyết định tổng mức chi trả thu nhập tăng thêm trong năm cho cán bộ, nhưng tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị (đối với cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ và đơn vị sự nghiệp ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động), 02 lần (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động), không giới hạn (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí hoạt động).

KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh qua việc kiểm soát đúng các khoản chi này đã giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính, khắc phục những bất cập trong quản lý chi tiêu, khuyến khích các đơn vị mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của từng đơn vị, tạo điều kiện cho các đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ, gắn với hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ viên chức, đồng thời cũng đã khẳng định được tính ưu việt của cơ chế mới.

Thông qua kiểm soát, mặc dù các đơn vị sử dụng NSNN đã thực hiện khá đầy đủ về chế độ tiền lương cho cán bộ viên chức, song sau các đợt điều chỉnh

tiền lương theo qui định của Nhà nước và có sự thay đổi về nhân sự, nhiều đơn vị còn chậm chạp trong việc tính lương mới cho cán bộ, còn để phải truy lĩnh qua nhiều tháng lương. Kèm theo đó là bảng tăng, giảm biên chế quỹ lương còn chưa gửi kịp thời đến KBNN khi có sự điều chỉnh.

3.2.2.2. Kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn (tiểu nhóm 130)

Đây là tiểu nhóm (TN), mục chi ưu tiên thứ hai sau nhóm chi cho con người, có số chi cũng lớn trong cơ cấu các khoản chi thường xuyên, liên quan đến phục vụ và duy trì hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước; nhóm mục chi thanh toán về hàng hoá dịch vụ trong dự toán chi thường xuyên được giao của đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện từ mục 6500 đến mục 7000 của mục lục NSNN hiện hành; bao gồm các khoản chi về thanh toán dịch vụ công cộng như tiền tiêu thu điện năng, nước sạch, nhiên liệu, vệ sinh môi trường...; vật tư văn phòng như văn phòng phẩm, mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng, khoán văn phòng phẩm, vật tư văn phòng khác; chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc như cước phí điện thoại, sách báo, ấn phẩm truyền thông...; chi hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành... nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của các đơn vị.

Căn cứ dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng lĩnh vực, từng ngành, KBNN thực hiện đối chiếu với các điều kiện chi, tiêu chuẩn, định mức chế độ chi được quy định, hoặc quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị xây dựng cho từng nội dung công việc (đối với đơn vị khoán chi thì mức chi tối đa không vượt tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 69)