Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 89)

5. Kết cấu Luận văn

4.2. Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Bình

Quảng Ninh

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát của hệ thống KBNN, với thành tích đạt được sau nhiều năm hoạt động, KBNN Bình Liêu đặt mục tiêu là xây dựng một KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở tích cực tham gia cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Kho bạc phải trở thành một trong những công cụ quan trọng thực hiện công cuộc cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng các nguồn lực của Chính phủ, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia, phục vụ chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện tổng kế toán Nhà nước trên địa bàn huyện Bình Liêu, Quảng Ninh; phấn đấu đến năm 2020, cùng với các đơn vị KBNN trên toàn quốc phải hoàn thiện các hoạt động KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.

Nhằm thực hiện được các mục tiêu trên, KBNN Bình Liêu tập trung thực hiện tốt các nội dung như sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về hoạt động KBNN. Theo đó, cần xây dựng hệ thống thể chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động KBNN. Tiến hành rà soát, bổ xung, chỉnh sửa các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với lộ trình cải cách, hiện đại hóa KBNN, đặc biệt là vận hành tốt dự án TABMIS; tham gia với cấp trên để ban hành nghị định của Chính phủ về cơ chế phối hợp chính sách tài chính - ngân sách và chính sách tiền tệ, trong đó quy định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan Tài chính và Ngân hàng ở trung ương và địa phương trong các lĩnh vực thanh toán, quản lý nợ, quản lý ngân quỹ. Tham gia sửa đổi, bổ xung luật NSNN với những cải cách mạnh mẽ và phù hợp với các thông lệ quốc tế (bố trí dự toán ngân sách theo các chương trình, dự án

và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, điều chỉnh phương pháp xác định bội chi NSNN và nghĩa vụ nợ của Chính phủ,….

Xây dựng và hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo khung pháp lý cao, hoàn chỉnh và đồng bộ về hoạt động KBNN như: Xây dựng hệ thống kế toán nhà nước dựa trên cơ sở kế toán dồn tích theo đầy đủ chuẩn mực kế toán công quốc tế; ban hành khuôn khổ pháp lý để hình thành tổng kế toán Nhà nước; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách và các quy trình nghiệp vụ về quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN qua KBNN.

Hai là, tập trung hiện đại hóa công nghệ quản lý làm động lực cho cải cách và đổi mới hoạt động KBNN.

Theo đó, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động của KBNN; trong đó ưu tiên đầu tư sử dụng các phần mềm tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính - ngân sách trong tình hình mới và theo thông lệ quốc tế. Huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin KBNN. Chú trọng thu hút nguồn vốn nước ngoài cho các dự án hiện đại hóa, tập trung vào dự án hệ thống thông tin quản lý NSNN và Kho bạc giai đoạn hiện nay và hướng mở rộng dự án đến năm 2020.

Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả về tổ bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý đội ngũ cán bộ KBNN theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, tiên tiến; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực, trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN... Ngoài ra, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ.

Bốn là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách nâng cao hiệu quả hoạt động KBNN.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền để các cấp, ngành có liên quan và đội ngũ cán bộ, công chức KBNN nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của cải

cách hoạt động KBNN để có những biện pháp thiết thực, thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 89)