Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 45)

5. Kết cấu Luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong nghiên cứu tổng hợp có vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể, từ sự phân tích khái khoát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn để đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu nói riêng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong luận văn để tổng hợp đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê

Thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Sau khi thu thập số liệu liên quan đến đề tài, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa

bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu.

2.2.3.4. Phương phá p so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác đi ̣nh mức đô ̣ biến đô ̣ng của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liê ̣u kỳ này với các số liê ̣u kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu. So sách làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 45)