5. Kết cấu Luận văn
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị
dụng NSNN
4.3.2.1. Nâng cao chất lượng dự toán
Cần có quy chế quy định bắt buộc các cơ quan chủ quản cấp trên phải giao dự toán NSNN cho các đơn vị cấp dưới ngay từ đầu năm theo đúng quy định của Luật ngân sách. Cơ quan chủ quản, đơn vị dự toán cấp trên hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự chậm trễ thiếu chính xác trong việc giao dự toán cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trực thuộc. Cần qui định trách nhiệm đối với cấp giao bổ sung dự toán chi thường xuyên và không thường xuyên sai qui định, chỉ được giao bổ sung dự toán khi có tăng thêm nhiệm vụ cụ thể hay những tình huống thiên tai, bất khả kháng, nếu giao dự toán sai phải bị xử lý nghiêm minh.
Để nâng cao chất lượng dự toán chi NSNN thì cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, toàn bộ các khoản chi của các đơn vị sử dụng NSNN đều phải được lập dự toán, thẩm tra trước khi bắt đầu năm ngân sách và dự toán đó phải được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua thì mới có giá trị thực hiện, điều đó thể hiện tính nguyên tắc và phản ánh được tính chất dân chủ của nền tài chính nước ta.
Thứ hai, là tạo tính chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc bố trí các khoản chi, để cho họ thấy được trách nhiệm trong việc tham gia quản lý và điều hành NSNN hàng năm. Khi đã phân bổ dự toán NSNN đến đơn vị sử dụng NSNN, thì cũng đồng nghĩa Nhà nước đã cam kết khả năng điều hành NSNN để đáp ứng các khoản chi theo dự toán được duyệt.
Thứ ba, nhất quán việc áp dụng hình thức cấp phát NSNN theo dự toán, hạn chế cấp phát NSNN bằng lệnh chi tiền, bởi vì theo quy định hiện nay, chỉ sử dụng lệnh chi tiền cho các trường hợp; chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN; chi trả nợ, viện trợ; chi bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan Tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế đã có tình trạng lạm dụng hình thức chi bằng lệnh chi tiền cho một số khoản chi khác, kể cả chi mua sắm tài sản, chi hỗ trợ, ủng hộ... Do những hạn chế của cấp phát bằng lệnh chi tiền như: xuất quỹ NSNN thiếu các căn cứ để thực hiện kiểm soát chi, làm đọng vốn trên các tài khoản tiền gửi, gây căng thẳng giả tạo cho NSNN... Vì vậy, cần làm rõ phạm vi, đối tượng áp dụng hình thức này để đảm bảo việc chi tiêu đúng quy định. Hạn chế tối đa hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền, thay vào đó là hình thức cấp phát bằng dự toán.
Thứ tư, tạo điều kiện cho các cơ quan Tài chính, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN nâng cao chất lượng quản lý theo dự toán. Đối với cơ quan Tài chính, do không còn phải điều hành NSNN theo hạn mức kinh phí nên sẽ tập trung vào quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán và điều hành NSNN theo dự toán đã được phân bổ. Đối với các đơn vị sử dụng NSNN sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng xây dựng dự toán và thực hiện chi theo dự toán đã được duyệt, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mình. KBNN có điều kiện nâng cao vai trò kiểm soát chi thường xuyên NSNN và thanh toán trực tiếp các khoản chi của NSNN đến người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Mặt khác, cơ chế kiểm
soát chi NSNN qua KBNN theo dự toán thể hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Thứ năm, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và và quản lý tài chính đối các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời có cơ chế xử lý nghiêm những vị không chấp hành chế độ, để xảy ra thất thoát, lãng phí. Theo hướng sau:
4.3.2.2. Thực hiện phân cấp, tăng cường thẩm tra, thẩm định phương án khoán chi, tăng tính tự chủ tài chính cho đơn vị
Có cơ chế cho phép các đơn vị có số tiết kiệm tăng cao được chi trả thu nhập tăng thêm ở mức tối đa nhằm động viên cán bộ viên chức và người lao động.
Có quy định bắt buộc về thực hiện Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, để Quyết định này làm cơ sở cho hoạt động kiểm soát chi qua KBNN, tăng tính tự chủ về tài chính cho các đơn vị.
Tăng cường khâu thẩm tra, thẩm định phương án khoán chi của đơn vị, đảm bảo kinh phí khoán vừa phù hợp với nhu cầu chi tiêu thực tế, vừa kích thích đơn vị sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả; đồng thời tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định để xác định mức độ tiết kiệm hay lãng phí của việc sử dụng kinh phí trong những năm trước làm cơ sở cho việc xây dựng hệ số điều chỉnh (tăng, giảm) đối với kinh phí khoán; quy định cụ thể và thống nhất hệ số điều chỉnh kinh phí khoán, phù hợp với từng loại hình đơn vị và từng trường cụ thể; thường xuyên rà soát, phân loại, sắp xếp nhằm xác định số lao động cần thiết trong từng khâu công việc cụ thể để xác định chính xác số biên chế khoán chi cho từng đơn vị.