Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 71)

5. Kết cấu Luận văn

3.3.1. Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách

Một là, cơ chế, chính sách Tài chính - Ngân sách.

Trong những năm gần đây mặc dù Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến cải cách nền Tài chính công, đặc biệt là Tài chính-Ngân sách, song việc thực hiện lộ trình cải cách còn chậm và chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tiên tiến và phù hợp với các mục tiêu cải cách chung. Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực Tài chính-Ngân sách chưa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Luật NSNN mặc dù đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Tài chính- Ngân sách song vẫn còn có những bất cập chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động NSNN nói chung và hoạt động kiểm soát chi của hệ thống KBNN nói riêng. Tính lồng ghép của hệ thống NSNN đã làm phức tạp hoá các quy trình quản lý thu- chi ngân sách; bố trí dự toán ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ, dự án, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra; cơ chế quản lý, hạch toán kế toán chưa phản ánh đúng bản chất và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế...

Hai là, chức năng nhiệm vụ của KBNN

Chức năng nhiệm vụ của cơ quan KBNN về vấn đề kiểm soát chi chưa được rõ ràng, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý cần thiết để KBNN thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ theo mục tiêu hiệu quả. Công tác quản lý ngân quỹ tuy có mối quan hệ mật thiết với quản lý ngân sách song nó lại độc lập tương đối với công tác quản lý ngân sách (do phạm vi, bản chất, cơ quan quản lý, công cụ quản lý ngân quỹ khác với NSNN); vì vậy Luật NSNN chưa mang lại khung pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý ngân quỹ. Mặt khác, để quản lý ngân quỹ hiệu quả cần có văn bản pháp lý cao ở cấp độ Luật nhằm quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị có liên quan trong việc quản quản lý ngân quỹ.

Ba là, hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước.

Để quản lý và điều hành chi NSNN, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Đây căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện kiểm soát các khoản chi NSNN. Vì vậy, hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN phải đảm bảo:

Tính chính xác: phù hợp với tình hình thực tế khách quan của cuộc sống xã hội, phù hợp với sự vận động của các phạm trù tiền lương, giá cả, cung, cầu hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế.

Tính đầy đủ: phải bao quát được càng nhiều càng tốt nội dung chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN.

Tính đồng bộ: phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương, địa phương, ở các ngành khác nhau ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 71)