5. Kết cấu Luận văn
1.3.2. Bài học có thể áp dụng cho Bình Liêu, Quảng Ninh
Một là, kiểm tra trước, trong và sau khi chi NSNN được thực hiện bởi một quy trình khép kín theo một kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân và từng bộ phận tham gia vào quá trình chi ngân sách, đó là kế toán, thanh tra tài chính, hoặc tổng kiểm toán nhà nước. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ chi tiêu, Bộ Tài Chính, chính phủ và cơ quan lập pháp được phân định rõ ràng và thể hóa thành Luật.
Hai là, trong quản lý chi, áp dụng phương thức quản lý theo đầu ra. Lấy kết quả đầu ra của các chương trình, khoản chi tiêu để đánh giá hiệu quả. Mô hình này có thể áp dụng đối với một số chương trình, khoản chi tiêu của Việt nam trong khi chưa thể ban hành hết các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu.
Ba là, phải tăng cường cải cách các thủ tục hành chính trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN đảm bảo đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Bốn là, giao nhiệm vụ quyết toán quỹ NSNN cho cơ quan kho bạc đảm nhận. Đồng thời, thành lập cơ quan kiểm tra kế toán để thực hiện kiểm tra toàn bộ quá trình chi của đơn vị, kế toán, kiểm soát của KBNN và thanh toán của ngân hàng.
Năm là, xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả, kế toán ngân sách thích hợp, công khai, minh bạch thông tin để công chúng có thể theo dõi, giám sát và đánh giá, hình thành chính phủ điện tử.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu thời gian qua?
- Cần phải căn cứ vào những mục tiêu, định hướng nào? Và thực hiện những giải pháp gì để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Bình Liêu?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu củ a đề tài.
Thông tin dữ liệu của đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, tìm kiếm nhanh, dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề đơn thuần chỉ là phát hiện ra chúng. Vì vậy thời gian để thu thập dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng. Chi phí cho việc thu thập dự liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp. Số liệu được thu thập bao gồm các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan được thu thập và đánh giá. Các báo cáo tổng kết, sơ kết của địa phương, các số liệu có liên quan, đặc biệt là công tác kiểm soát chi thường xuyên trên địa bàn được thu thập, phân tích và đánh giá.
Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu, các loại dữ liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá.
2.2.3. Phương phá p phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong nghiên cứu tổng hợp có vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể, từ sự phân tích khái khoát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn để đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu nói riêng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong luận văn để tổng hợp đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê
Thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Sau khi thu thập số liệu liên quan đến đề tài, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa
bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu.
2.2.3.4. Phương phá p so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.
Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác đi ̣nh mức đô ̣ biến đô ̣ng của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liê ̣u kỳ này với các số liê ̣u kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu. So sách làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội
- Thông qua việc phát huy hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên qua đó đóng góp cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: các khoản thu nộp và chi trả thanh toán NSNN qua KBNN Bình Liêu.
- Tỷ lệ NSNN tiết kiệm được do công tác kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN Bình Liêu.
Khi xác định được chỉ tiêu này, giúp phần hoàn thiện sử dụng ngân sách Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của KBNN. Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao công tác kiểm soát chi.
2.3.2. Chỉ tiêu về hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên
Đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như: số liệu kiểm soát, thanh toán; số liệu về từ chối thanh toán; việc tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của ngành cũng như của đơn vị…
Chương 3
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN QUA KBNN HUYỆN BÌNH LIÊU, QUẢNG NINH (2014-2016)
3.1. Khái quát về KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh
3.1.1.1. Vị trí và chức năng
Kho bạc Nhà nước huyện Bình Liêu, Quảng Ninh là tổ chức trực thuộc kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
- Thực hiện chi ngân sách nhà nước, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Quản lý quỹ ngân sách quận, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại kho bạc Nhà nước cấp quận
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại kho bạc quận
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với kho bạc Nhà nước cấp quận.
- Thực hiện hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do kho bạc Nhà nước cấp quận quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do kho bạc Nhà nước cấp quận quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ
của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định. Xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua kho bạc
Quyết toán các hoạt động nghiệp vụ phát sinh trên toàn địa bàn.
- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin tại kho bạc.
- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của kho bạc theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
- Quản lý và thực hiện hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc kho bạc huyện.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc kho bạc Nhà nước giao.
+ Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh
Kho bạc Nhà nước huyện Bình Liêu, Quảng Ninh là tổ chức trực thuộc KBNN Quảng Ninh, có chức năng nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Quảng Ninh. Tổ chức bộ máy KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh được thể hiện qua sơ đồ 3.1
Hình 3.1. Mô hình KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh
Trên địa bàn huyện Bình Liêu, Quảng Ninh có 140 đơn vị sử dụng NSNN mở tài khoản tại KBNN và tất cả các đơn vị này đều chịu sự quản lý của KBNN trong việc rút dự toán NSNN phục vụ cho quá trình hoạt động của đơn vị mình. Tổng số tài khoản giao dịch mở tại kho bạc là 526 tài khoản.
Các đơn vị sử dụng ngân sách phân theo cấp ngân sách.
Theo quy định của luật NSNN, NSNN phân ra: Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương chia thành ngân sách cấp thành phố, ngân sách quận và ngân sách phường, thị trấn, cụ thể:
+ Ngân sách Trung ương: 36 đơn vị + Ngân sách địa phương:
Ngân sách Thành phố: 6 đơn vị Ngân sách quận: 46 đơn vị Ngân sách phường: 13 đơn vị +Ngân sách khác: 39 đơn vị.
Các đơn vị sử dụng ngân sách theo tính chất nguồn kinh phí ngân sách.
Phân theo tính chất nguồn kinh phí, theo quy định của BTC và KBNN có hai loại kinh phí là kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán và kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, trong đó các đơn vị cấp trung ương, tỉnh, huyện đều là những đơn vị được giao quyền tự chủ theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, các phường chưa được giao quyền tự chủ tài chính.
3.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN huyện Bình Liêu, Quảng Ninh Quảng Ninh
3.2.1. Về chấp hành quy trình trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Chấp hành đúng quy trình chi NSNN sẽ đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước, và đó là nhiệm vụ của hệ thống KBNN. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính, quy định của UBND huyện Bình Liêu, Quảng Ninh và các hướng dẫn của KBNN và tình hình thực tế tại địa phương; từ năm 2011 đến năm 2016, KBNN Bình Liêu đã thực hiện kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN theo quy trình sau:
Hình 3.2. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Liêu
(1). Khi đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu rút tiền, đơn vị lập giấy rút dự toán NS (bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản) kèm hồ sơ chứng từ, gửi cán bộ kiểm soát chi KBNN.
(2). Cán bộ kiểm soát chi KBNN Bình Liêu tiếp nhận hồ sơ, chứng từ chi, thực hiện kiểm tra kiểm soát và xử lý:
Lãnh đạo KBNN
Cán bộ kiểm soát chi Kế toán
Đơn vị sử dụng NS (Người nhận tiền) Ngân hàng phục vụ đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ Thủ quỹ KBNN (3) (3) (4) (4) (1) (2) (5)
- Nếu các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán do hồ sơ, chứng từ chưa đầy đủ (viết sai các yếu tố trên chứng từ,…) thì trả lại hồ sơ, chứng từ và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh chứng từ theo quy định.
- Nếu khoản chi không đúng chế độ quy định thì trực tiếp từ chối hoặc trình lãnh đạo KBNN từ chối thanh toán, trả lại hồ sơ, chứng từ và thông báo cho đơn vị.
- Nếu hồ sơ đủ thủ tục theo quy định thì trình lãnh đạo KBNN duyệt cấp phát, thanh toán.
(3). Sau khi lãnh đạo KBNN chấp nhận cấp phát, thanh toán, cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho cán bộ kế toán chi NSNN làm thủ tục hạch toán tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN.
(4). Kế toán KBNN làm thủ tục hạch toán chi NSNN và chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị nhận tiền tại ngân hàng phục vụ đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách (nếu là chi bằng chuyển