Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại thành phố hạ long (Trang 33 - 35)

4. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính của

một số địa phương của nước ta

* Kinh nghiệm của huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang:

Những năm qua huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang luôn xây dựng Đảng phát triển đội ngũ kế cận ở tất cả các ngành các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ hành chính luôn đƣợc bồi dƣỡng tƣ tƣởng chính trị, quán triệt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng. Nhiệm kỳ 2005-2010 Đảng bộ huyện đã cho 450 đồng chí theo học lớp bồi dƣỡng chính trị, các lớp bồi dƣỡng chuyên đề về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kiến thức cần thiết cho đội ngũ cơ sở . Đến nay 56% cán bộ lãnh đạo cấp huyện dã đạt trình độ trung cấp về lý luận chính trị, 44% cán bộ đạt trình độ cao cấp về lý luận chính trị [2].

Công tác phát triển của Đảng, giáo dục đội ngũ cán bộ hành chính đƣợc hết sức chú trọng. Nhiệm kỳ vừa qua Đảng bộ đã trang bị kiến thức về Đảng cho 2310 quần chúng ƣu tú, tiến hành bồi dƣỡng cho 1410 Đảng viên mới, trang bị kiến thức và kỹ năng về sinh hoạt Đảng cho 805 bí thƣ chi bộ và cấp ủy viên cơ sở. về luận chính trị của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

Bên cạnh việc đó, chăm lo việc đào tạo, chuẩn hóa kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hành chính. Cùng với việc cử cán bộ học các khóa đào tạo dài hạn tập trung ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành, huyện còn phối hợp với Trƣờng trung cấp kinh tế kỹ thuật, trƣờng chính trị của tỉnh bồi dƣỡng cơ sở lý luận kiến thức phù hợp. Năm năm qua có 99% cán bộ lãnh

đạo quản lý cấp huyện có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học, 86,4% số cán bộ xã có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên [2].

* Kinh nghiệm của thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh:

Thành phố Uông Bí lấy công tác đào tạo, phát triển và luân chuyển làm trọng tâm: Công tác đào tạo đƣợc thành phố hết sức coi trọng nhằm từng bƣớc khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ. Việc bố trí, quy hoạch cán bộ phù hợp với tình hình của cán bộ thành phố. Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế và tình hình xã hội của địa phƣơng.

Trong giai đoạn 2001-2005 thực hiện nghị quyết của Đại hội XXIV của Đảng bộ huyện, tổ chức 145 lớp bồi dƣỡng chính trị, công tác Đảng và nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc và các chuyên đề khác cho gần 900 lƣợt cán bộ; 89 đồng chí đƣợc đi học trung cấp, cao cấp về lý luận chính trị. Qua nhiều năm đẩy mạnh công tác giáo dụng và bồi dƣỡng thành phố đã xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và vững vàng về tƣ tƣởng chính trị với tỷ lệ cán bô, công chức có trình độ lý luận trung cấp và cao cấp trên 20% , cán bọ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên môn chiếm 78% trên tổng cán bộ công nhân viên chức toàn thành phố.

Thực hiện nghị quyết của Đại hội XXV của Đảng bộ thành phố, với tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo trong việc quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ thành phố Uông Bí đã xây dựng đề án “ Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở”. Công tác đào tạo bồi dƣỡng đƣợc cho là khâu then chốt trong việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.

Kết quả sau một năm thực hiện đề án thành phố đã mở đƣợc hơn 50 lớp bồi dƣỡng về chuyên môn, lý luận chính trị cho 920 học viên là cán bộ cấp cơ sở. Thành phố đã cử 14 đồng chí bí thƣ, phó bí thƣ thƣờng trực của Đảng ủy cấp cơ sở đi tập huấn bồi dƣỡng, 64 cán bộ đi đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại

học các chuyên ngành. Hiện nay có 100% cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễnp[1].

Thành phố Uông Bí cũng xác định đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội của thành phố. Hội tụ sự phát triển các đơn vị hành chính trên toàn thành phố sẽ tạo sức mạnh tổng thể thúc đảy sự phát triển toàn diện. Do đó cùng với sự xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, công tác đào tạo lấy việc bồi dƣỡng cán bộ cấp cơ sở là một mắt xích quan trọng với nguồn tuyển chọn từ chính các địa phƣơng, những ngƣời trƣởng thành từ phong trào quần chúng có phẩm chất đạo đức, lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị vững vàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại thành phố hạ long (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)