Tổ chức thực thi công tác đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại thành phố hạ long (Trang 56 - 60)

4. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Tổ chức thực thi công tác đào tạo nhân lực

3.2.3.1. Các hình thức đào tạo * Đào tạo trong công việc

Kèm cặp, hƣớng dẫn tại chỗ: Thông thƣờng nhân viên mới đƣợc tuyển dụng sẽ đƣợc phân cán bộ , chuyên viên có thâm niên kèm cặp, hƣớng dẫn công việc. Những ngƣời này sẽ chịu trách nhiệm trƣớc cấp quản lý nếu các nhân viên mới làm việc có sai sót. Phƣơng pháp này đã và đang phát huy tác dụng tốt, giúp nhân viên mới làm quen nhanh công việc, ngƣời quản lý có thể đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên để bố trí phân công công

Luân chuyển, điều động, thay đổi công việc: UBND thành phố Hạ Long chú trọng thực hiện việc điều động, luân chuyển công việc ở nhiều bộ phận, nhiều vị trí khác nhau nhằm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cho tƣơng lai. Việc thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ giúp cho cán bộ có điều kiện nghiên cứu toàn diện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế. Ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm, tiêu cực có thể xẩy ra đối với cán bộ hành chính.

Bảng 3.10. Tình hình công tác luân chuyển, điều động, thay đổi vị trí công tác các cán bộ hành chính tại thành phố Hạ Long

Đối tƣợng luân chuyển

Số lƣợng cán bộ thực hiện luân chuyển

2013 2014 2015

Lãnh đạo cấp phòng và tƣơng đƣơng 2 2 4

Công chức thừa hành 12 15 18

Tổng cộng 14 17 22

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ

Qua số liệu bảng 3.10 cho thấy, công tác luân chuyển, điều động, thay đổi vị trí công tác đƣợc thực hiện đều đặn, định kỳ hằng năm. UBND thành phố đã kết hợp thực hiện luân chuyển cán bộ theo yêu cầu quy hoạch, luân chuyển cán bộ theo định kỳ và theo yêu cầu công việc. Qua hình thức này, cán bộ từ vị trí công tác ở các phƣờng đến các phòng ban tham mƣu giúp việc và ngƣợc lại đều đƣợc thay đổi qua đó nhằm đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, tạo nguồn bổ sung cán bộ cho các chức vụ lãnh đạo.

* Đào tạo ngoài công việc

Phƣơng pháp này cũng đƣợc thành phố Hạ Long chú ý triển khai, trong đó cán bộ quản lý, chuyên viên chủ yếu đƣợc tổ chức đào tạo ngắn ngày các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý và tổ chức các hội thảo chuyên đề, hình thức này chiếm 85% trong tổng số loại hình đào tạo.

Trong những năm gần đây UBND thành phố Hạ Long đã cử cán bộ công chức đi học tập, đào tạo ở các trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tỉnh; Học viện tài chính mở tại chức tại Hà Nội... đào tạo, bồi dƣỡng theo các chuyên đề có liên quan đến lĩnh vực nhƣ: Quản lý hành chính ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, quản lý tài chính... hình thức học tập này thu hút đƣợc một lƣợng lớn cán bộ công chức tham gia. Ngoài ra UBDN thành phố rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ trong cơ quan, khuyến khích CBCC đi học nâng cao trình độ: Học tại chức, học văn bằng hai, tin học, ngoại ngữ.

3.2.3.2. Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Hiện nay đội ngũ làm công tác giảng dạy của các cơ sở đào tạo đang còn thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng, nhất là đối với đội ngũ giảng viên hành chính và quản lý nhà nƣớc. Số liệu thực tế trên cho thấy giảng viên về hành chính và quản lý nhà nƣớc chỉ bằng khoảng 1/3 giảng viên lý luận chính trị. Sự thiếu hụt giảng viên quản lý nhà nƣớc không chỉ ở số lƣợng tuyệt đối mà còn là số lƣợng giảng viên chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu giảng dạy theo nhu cầu đào tạo và phát triển phục vụ việc tiêu chuẩn hoá và nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ công chức. Theo đánh giá của Trƣờng Chính trị tỉnh, chỉ có khoảng 75% giảng viên hành chính và quản lý nhà nƣớc hiện nay có năng lực hoàn thành các chƣơng trình đào tạo và phát triển đảm bảo chất lƣợng, 25% chƣa đạt trình độ so với yêu cầu đặt ra (trích nguồn từ báo cáo năm 2014 của UBND thành phố Hạ Long).

Hành chính và quản lý nhà nƣớc là những bộ môn mới đƣợc đƣa vào nghiên cứu và giảng dạy. Chính vì vậy, việc đào tạo đội ngũ giảng viên chuyên ngành này chƣa có bề dày nhƣ nhiều bộ môn, chuyên ngành khác trong các cơ sở đào tạo cán bộ công chức. Hiện tƣợng phổ biến của các cơ sở

đào tạo trên địa bàn tỉnh là phần lớn giảng viên quản lý nhà nƣớc lại có chuyên môn cơ sở từ các chuyên ngành khác tƣơng đối gần với quản lý nhà nƣớc để có thể giảng dạy đƣợc các kiến thức quản lý nhà nƣớc. Chuyên môn cơ bản mà giảng viên quản lý nhà nƣớc đƣợc đào tạo là luật và chính trị. Bên cạnh đó, số giảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về quản lý nhà nƣớc theo các chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức về quản lý nhà nƣớc còn hạn chế. Trong thực tế hiện nay còn rất nhiều giảng viên trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc đào tạo kiến thức quản lý nhà nƣớc chuyên ngành, bài bản mà vẫn đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn này.

Về phƣơng pháp sƣ phạm hành chính, cũng theo số liệu khảo sát, hiện nay mới có một phần nhỏ giảng viên quản lý nhà nƣớc đã đƣợc bồi dƣỡng về phƣơng pháp sƣ phạm và phƣơng pháp sƣ phạm hành chính (chủ yếu là số giảng viên Trƣờng Chính trị Nguyễn Văn Cừ). Có một thực tế là phần lớn giảng viên hiện đang trực tiếp giảng dạy đƣợc đào tạo trong thời kỳ bao cấp nên rất khó khăn cho việc thích ứng các yêu cầu đổi mới mặc dù đã đƣợc bồi dƣỡng phƣơng pháp sƣ phạm song phƣơng pháp giảng dạy vẫn nặng tính thuyết trình, lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn, việc vận dụng các phƣơng pháp giảng dạy mới và sử dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ bài giảng còn rất hạn chế.

Về ngoại ngữ và tin học, số giảng viên thông thạo, sử dụng đƣợc ngoại ngữ và tin học vào chuyên môn rất ít. Đây là những khó khăn rất lớn cho giảng viên trong quá trình tự học, tham khảo, bổ sung kiến thức chuyên môn mới vào trong bài giảng. Về tin học, phần lớn các giảng viên ở thế hệ trƣớc ít khả năng ứng dụng kiến thức tin học vào giảng dạy, khả năng này tập trung phần lớn ở giảng viên trẻ.

Nhƣ vậy điều đáng lo ngại nhất về trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên quản lý nhà nƣớc là phần lớn họ đang làm cái nghề mà họ không

đƣợc đào tạo một cách bài bản. Việc bồi dƣỡng cho giảng viên quản lý nhà nƣớc các chƣơng trình kiến thức quản lý nhà nƣớc theo các khoá ngắn hạn hoặc dài hạn ở trong hoặc ngoài nƣớc cũng không thể là để cho giảng viên hành nghề giảng viên quản lý nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại thành phố hạ long (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)