Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại thành phố hạ long (Trang 39)

4. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý luận chính trị mà đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc đào tạo, về khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, khả năng tƣ duy, rút kinh nghiệm từ thực tiễn để bổ sung vào lý luận xem có nắm vững về quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nƣớc; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không. Nếu không có trình độ lý luận có thể giải quyết không tốt mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, có thể sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc chủ quan duy ý chí. Bên cạnh chỉ tiêu về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị còn có các chỉ tiêu về trình độ quản lý Nhà nƣớc, trình độ ngoại ngữ, tin học mà ngƣời cán bộ, công chức cần đƣợc trang bị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC THÀNH PHỐ HẠ LONG 3.1. Bộ máy quản lý hành chính thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Tổng quan về thành phố Hạ Long - Quảng Ninh

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Tỉnh Quảng Ninh, có diện tích là 22.250 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2. Phía đông Hạ Long giáp thị xã Cẩm Phả, phía tây giáp huyện Yên Hƣng, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20 km.

Thành phố Hạ Long nằm hai bên Cửa Lục, phía đông Hạ Long là khu vực phát triển công nghiệp và tập trung hầu hết các cơ quan quản lý của tỉnh. Khu vực phía tây thành phố Hạ Long (Bãi Cháy) là khu du lịch hoạt động sôi động.

Thành phố Hạ Long bao gồm 20 phƣờng: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần Hƣng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hƣng, Đại Yên.

Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lƣợng than đá đã thăm dò đƣợc đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn. Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lƣợng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi nông nghiệp 16.254,92 ha, đất chƣa sử dụng 1395,25 ha.

- Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2 bao gồm 1969

hòn đảo lớn nhỏ. Vùng Di sản đƣợc Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo. Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo nhƣ hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đƣa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới,…

3.1.1.2. Về kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, kinh tế trong nƣớc có những chuyển biến tích cực, bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn bất lợi nhƣng dƣới sự chỉ đạo, điều hành tập trung của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị nên đã hoàn thành khá toàn diện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, đó là: Kinh tế tiếp tục có bƣớc tăng trƣởng; thu ngân sách tiếp tục tăng trƣởng cao ƣớc đạt 1.450 tỷ đồng, nhiều chỉ tiêu thu đã đạt và vƣợt kế hoạch năm. Chi ngân sách đƣợc tăng cƣờng để ổn định đầu tƣ phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (tỷ lệ chi đầu tƣ phát triển chiếm hơn 53% tổng chi ngân sách).

- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2012 đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ (giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh ƣớc đạt 28.928 tỷ đồng). Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp địa phƣơng đạt 860 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 16% so với cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 45 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngƣ nghiệp tăng 7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng ƣớc đạt 24,62%.

- Các ngành dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 10.482 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. Số lƣợng khách du lịch đến Thành phố đạt 3,5 triệu lƣợt ngƣời, trong đó khách quốc tế 1,8 triệu lƣợt, tăng 21% so với cùng kỳ; Doanh thu du lịch đạt 1.944 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011.

Năm 2012, đã cấp 1.460 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể, tổng vốn đăng ký 444 tỷ đồng.

3.1.1.3. Về xã hội

- Văn hóa: Ủy ban thành phố Hạ Long tuyên truyền kịp thời, chính xác các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; phản ánh ý kiến nhân dân về các vấn đề của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Thành phố. Thành phố thực hiện thí điểm triển khai xây dựng mô hình “Phường văn hoá”; tổ chức tổng kết 20 năm xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá và tổng kết 15 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân ”. Ban Thƣờng vụ Thành uỷ đã ban hành Kết luận số 01-KL/TU ngày 02/8/2010 về việc phấn đấu đến hết năm 2011 xây dựng xong toàn bộ các nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cƣ còn lại trên địa bàn

- Y tế: Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới đã đƣợc chú trọng, nhiều mặt đạt đƣợc kết quả tích cực, đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm. Trên địa bàn không xuất hiện bệnh dịch mới, nguy hiểm. Đã hoàn thành việc chuyển giao hệ thống trạm y tế phƣờng về Trung tâm y tế quản lý đồng thời triển khai đầu tƣ xây dựng 6 trạm y tế phƣờng đạt chuẩn quốc gia; đã kiểm tra 1.370 lƣợt cơ sở về chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giáo dục: Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục đƣợc quan tâm, tập trung đầu tƣ, đảm bảo kinh phí. Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục. Cùng với việc đầu tƣ từ ngân sách Tỉnh và Thành phố, đã đẩy mạnh xã hội hoá để nâng cấp cơ sở vật chất các trƣờng, lớp học từ mầm non đến trung học cơ sở. Đã khởi công xây dựng mới, kiên cố hoá hầu hết các trƣờng mầm non, các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở còn lại. Thành phố hiện có 26 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, tăng 3 trƣờng so với năm 2011, đạt kế hoạch đề ra.

- An ninh - Quốc phòng: Công tác quốc phòng - quân sự địa phƣơng đƣợc đảm bảo. Công tác huấn luyện, hội thi, hội thao đƣợc thực hiện đầy đủ,

đúng quy định, nội dung, thời gian, quân số, đảm bảo tuyệt đối an toàn về ngƣời và vũ khí. Huy động lực lƣợng tham gia cứu hộ, cứu nạn; duy trì hoạt động thƣờng xuyên của tổ liên ngành kiểm tra, xử lý khai thác, vận chuyển than trái phép trên địa bàn.

Trƣớc sự phát triển và sự lớn mạnh không ngừng của thành phố thì công tác quản lý Nhà nƣớc cũng phải đổi mới để tạo đƣờng mở lối cho hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị… phát triển đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, thích ứng với xu thế phát triển của đất nƣớc và khu vực. Nhƣng đổi mới là quá trình phức tạp và lâu dài vì vậy cần phải xác định các giai đoạn và lĩnh vực nào cần làm trƣớc để đạt hiệu quả cao nhất thúc đẩy thành phố ngày càng phát triển hơn.

3.1.2. Vị trí, chức năng và cơ cấu bộ máy quản lý hành chính của thành phố Hạ Long Hạ Long

3.1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, UBND TP Hạ Long

Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long do Hội đồng nhân dân Thành phố bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Thành phố, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng nhân dân Thành phố và UBND tỉnh Quảng Ninh.

UBND thành phố Hạ Long chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của Trung ƣơng, UBND Tỉnh, các Sở, HĐND cùng cấp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn Thành phố.

Căn cứ các Điều 123, 124, 125 Hiến pháp năm 1992 và từ Điều 97 đến Điều 110 của Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003, UBND Thành phố có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên, HĐND cùng cấp, chỉ đạo

hoạt động của UBND cấp phƣờng. Một cách chung nhất, UBND Thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trên 20 phƣờng trực thuộc địa bàn Thành phố trong các lĩnh vực: kinh tế, nông - lâm - ngƣ nghiệp, thủy lợi, đất đai; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng - giao thông vận tải; thƣơng mại, dịch vụ, du lịch; giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao; trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trƣờng; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; việc thi hành pháp luật; việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ vào Luật Tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003 của Quốc Hội, Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 19/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cơ cấu của UBND thành phố Hạ Long đƣợc tổ chức và thể hiện qua sơ đồ sau:

UBND Thành phố Hạ Long bao gồm: 1 Chủ tịch phụ trách chung, 1 Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm về chính trị - kinh tế, văn hoá - xã hội; 1 Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực an ninh - quốc phòng, quản lý đô thị; 1 Ủy viên phụ trách Văn phòng, 1 Ủy viên phụ trách Thanh tra, 1 Ủy viên phụ trách quân sự, 1 Ủy viên phụ trách công an.

Các phòng ban thuộc UBND thành phố có 1 trƣởng phòng, từ 1 đến 2 phó trƣởng phòng và một số chuyên viên cán sự. Biên chế của các phòng do UBND thành phố quy định trên cơ sở tổng biên chế quản lý Nhà nƣớc của UBND thành phố đƣợc UBND Tỉnh giao hằng năm.

Chú thích: Mối quan hệ trực thuộc

Mối quan hệ phối hợp

3.1.3. Nhân lực hành chính thành phố Hạ Long

3.1.3.1. Biên chế nhân lực hành chính thành phố

Nhân lực hành chính thành phố Hạ Long là tập thể các cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính của Thành phố và chịu sự quản lý của chính quyền thành phố Hạ Long.

Hiện nay, biên chế nhân lực hành chính của thành phố Hạ Long bao gồm nguồn lực cấp thành phố, nguồn lực cấp xã phƣờng.

Bảng 3.1. Số lƣợng và cơ cấu biên chế nhân lực

Nhân lực Số lƣợng (Ngƣời) Cơ cấu (%) Cấp thành phố Chủ tịch 1 0,18 Phó chủ tịch 3 0,54 Công chức 200 36,23 Cấp phƣờng, xã Cán bộ chuyên trách cấp xã 90 16,30 Công chức hành chính cấp xã 258 46,74 Tổng 552 100,00

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND thành phố Hạ Long

Hiện nay biên chế nhân lực hành chính cấp thành phố là 01 chủ tịch, 03 phó chủ tịch và 200 công chức. Chủ tịch và Phó chủ tịch là những ngƣời đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong UBND thành phố. Công chức trong biên chế đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh trong các cơ quan hành chính của chính quyền thành phố.

Cán bộ chuyên trách cấp xã là chủ tịch, phó chủ tịch UBND, hiện nay số lƣợng cán bộ này là 90 ngƣời, còn 258 ngƣời là công chức hành chính

cấp xã, công chức hành chính cấp xã là các công chức trong phƣờng xã của thành phố.

3.1.3.2. Thực trạng nhân lực hành chính thành phố a. Số lượng và cơ cấu theo giới tính

Trong đội ngũ nhân lực hành chính hiện nay, lao động nữ đang ngày chiếm tỷ lệ càng cao và gần ngang bằng với lao động nam. Tính đến giai đoạn hiện nay thì lao động nam có 325 ngƣời, chiếm gần 60%, còn lao động nữ là 227 ngƣời, chiếm hơn 40%.

Bảng 3.2. Nhân lực phân theo giới tính

Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Nam 325 58,88

Nữ 227 41,12

Tổng 552 100,00

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND thành phố Hạ Long

Nhìn vào bảng trên và biểu đồ dƣới đây ta thấy tỷ lệ lao động nam và lao động nữ làm việc trong các cơ quan hành chính thành phố Hạ Long là tƣơng đối đồng đều. Điều đó cũng thể hiện ở việc trong đội ngũ lãnh đạo của thành phố thì lao động nữ giữ chức danh lãnh đạo đang ngày càng cao. Chứng tỏ rằng thành phố Hạ Long đang có những chính sách ƣu tiên cho lao động nữ, khuyến khích họ phát triển trên các phƣơng diện công tác.

b. Số lượng và cơ cấu theo độ tuổi

Độ tuổi của cán bộ công chức là một trong những yếu tố mặc dù không phải là tiên quyết trong công việc, nhƣng nó thể hiện sự năng động, sáng tạo trong công việc. Nhìn vào bảng dƣới đây ta thấy độ tuổi của cán bộ công chức hành chính thành phố Hạ Long có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi, chiếm 39,85%. Còn cán bộ công chức có độ tuổi dƣới 30 chiếm tỷ lệ chỉ có 2,04%. Điều đó chức tỏ rằng tình trạng độ tuổi của cán bộ công chức hành chính thành phố Hạ Long khá già. Điều đó đã phần nào ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc của đơn vị. Hơn nữa thực trạng công việc hiện nay ở thành phố Hạ Long đã và

đang diễn ra một thực trạng đó là những ngƣời có độ tuổi từ 55 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ khá nhiều, một số ngƣời trong độ tuổi này, đã không tập trung và phấn đấu trong công việc hàng ngày, có tâm trí ỷ lại và yên vị.

Bảng 3.3. Nhân lực phân theo độ tuổi

Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Dƣới 30 tuổi 11 2,04 Từ 31 đến 40 tuổi 117 21,18 Từ 41 đến 50 tuổi 220 39,85 Từ 51 tuổi đến 55 tuổi 123 22,34 Từ 55 tuổi trở lên 81 14,6 Tổng số 552

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND thành phố Hạ Long c. Số lượng và cơ cấu theo trình độ chuyên môn

Đối với bất cứ một cơ quan tổ chức nào thì trình độ chuyên môn luôn là một trong những yếu tố quan trọng. Đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu trong công tác tuyển dụng của các đơn vị hành chính của các đơn vị nói chung và Thành phố Hạ Long nói riêng.

Nhìn vào bảng dƣới đây ta thấy về trình độ chuyên môn đào tạo có 31 ngƣời có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 5,53%; 473 ngƣời có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 85,75%; số còn lại có trình độ cao đẳng và trung cấp.

Điều đó chứng tỏ rằng đội ngũ cán bộ công chức của thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại thành phố hạ long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)