Bài học kinh nghiệm trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại thành phố hạ long (Trang 35)

4. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Bài học kinh nghiệm trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

hành chính cấp phường tại thành phố Hạ Long

Từ thực tiễn đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính của một số địa phƣơng trong nƣớc, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho thành phố Hạ Long nhƣ sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, trƣớc hết là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò, tác dụng của công tác đào tạo cán bộ, công chức để có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức. Cần tập trung nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh, vì họ là ngƣời đề ra chủ trƣơng, chính sách, đồng thời là ngƣời trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức. Khi nhận thức đƣợc điều này, họ không chỉ tích cực học tập, trau dồi năng lực quản lý, điều hành cho bản thân mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà quan trọng hơn là tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng và điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức tham gia tích cực vào các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng.

Hai là, tăng cƣờng chỉ đạo thống nhất công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đồng thời thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch hợp lý về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, các cơ sở đào tạo đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, giữa cơ quan chủ trì với cơ quan phối hợp.

Ba là, xây dựng tiêu chí đảm bảo chất lƣợng, đánh giá chất lƣợng cán bộ, công chức sau đào tạo, bồi dƣỡng. Phải xác định chất lƣợng công chức không nằm ở bằng cấp hay trình độ đào tạo, mà chủ yếu là năng lực thực hiện công việc. Không nên đề cập đến chất lƣợng đội ngũ công chức qua việc thống kê số lƣợng các loại bằng cấp của công chức, bởi vì bằng cấp chƣa thực sự phản ánh đúng năng lực, chất lƣợng làm việc của cán bộ, công chức.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ đi tìm lời giải cho các câu hỏi sau:

1. Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phƣờng của UBND thành phố Hạ Long giai đoạn 2012 - 2014 nhƣ thế nào?

2. Những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực hành chính cấp phƣờng của UBND thành phố Hạ Long?

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực hành chính cấp phƣờng của UBND thành phố Hạ Long?

4. Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực hành chính cấp phƣờng của UBND thành phố Hạ Long ?

5. Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phƣờng của thành phố Hạ Long?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn thu thập số liệu từ 2 nguồn:

* Thứ cấp: Các thông tin thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm xã hội, dân số, lao động - việc làm, số lƣợng cán bộ hành chính cấp phƣờng đang làm việc tại thành phố, các văn bản chính sách liên quan đến đào tạo - phát triển đội ngũ cán bộ hành chính những tài liệu đƣợc thu thập tại các cơ quan nhƣ trung tâm khí tƣợng thủy văn, phòng thống kê thành phố Hạ Long, phòng nội vụ, ban thƣờng vụ của thành phố, các Website chính thức, các tạp chí và các báo khoa học đã đƣợc côn bố.

* Sơ cấp:

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp 204 cán bộ hành chính cấp phƣờng tại thành phố Hạ Long thông qua bảng câu hỏi. Kết quả này đƣợc xác định nhƣ sau:

Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thƣớc của tổng thể. N = 415 (tổng số cán bộ công nhân viên cấp phƣờng tại thành phố Hạ Long năm 2015 là 415 cán bộ).

Ta có: n = 415/(1 + 415 * 0,052

) = 204 > quy mô mẫu: 204 mẫu

Ngoài ra tiến hành điều tra phỏng vấn ngƣời dân về đánh giá chất lƣợng, trình độ, năng lực quản lý điều hành cán bộ hành chính cấp phƣờng tại thành phố Hạ Long gồm 78 phiếu điều tra.

Nội dung bảng hỏi: Thứ nhất là thăm dò nhu cầu đào tạo của ngƣời lao động trong thời gian tới (sự hài lòng về công việc hiện tại, nhu cầu đào tạo, kiến thức, kỹ năng có nhu cầu đào tạo, đào tạo nhằm mục tiêu gì). Thứ hai là đánh giá chƣơng trình đào tạo đã qua (đánh giá chung, kỹ năng giảng dạy của giảng viên, tác dụng chƣơng trình). Trên cơ sở các nguồn thông tin có đƣợc, luận văn dùng các phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, phân tích để giải quyết vấn đề..

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp định tính: đây là hƣớng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phƣơng tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ.

Do hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ít thông tin liên quan tới việc phân tích các con số, dữ liệu thông qua tính toán, nên luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính.

* Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi số liệu đã đƣợc tổng hợp, phân tích, chúng ta sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh, đánh giá các vấn đề liên quan đến thực trạng đội ngũ cán bộ hành chính cấp phƣờng, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu đào tạo phát triển của cán bộ hành chính cấp phƣờng, phân tích hiệu quả của công tác đào tạo đội ngũ cán bộ hành chính cấp phƣờng.

* Phương pháp chuyên gia: Tƣ vấn những ngƣời có kiến thức về đào tạo, các thầy cô giáo làm trong công tác quản lý, các cán bộ lãnh đạo cấp thành phố, cấp tỉnh về nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo, phƣơng

pháp đánh giá cán bộ sau đào tạo để đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ hành chính cấp phƣờng.

Ngoài ra để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert:

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Luôn luôn 4.20 - 5.00 Tốt

4 Thƣờng thƣờng 3.40 - 4.19 Khá

3 Thỉnh thoảng 2.60 - 3.39 Trung bình

2 Hiếm khi 1.80 - 2.59 Yếu

1 Không bao giờ 1.00 - 1.79 Kém

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tổng hợp đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Là chỉ tiêu phản ánh về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của ngƣời cán bộ, công chức, có tinh thần yêu nƣớc, tận tụy phục vụ nhân dân; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; có ý thức cần kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ; có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, gắn bó mật thiết với nhân dân, đƣợc nhân dân tín nhiệm hay không.

2.3.2. Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn (bằng cấp) mà cán bộ, công chức đƣợc đào tạo về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ đƣợc giao, có đủ kiến thức, khả năng để lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực đƣợc giao hay không.

2.3.3. Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý luận chính trị mà đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc đào tạo, về khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, khả năng tƣ duy, rút kinh nghiệm từ thực tiễn để bổ sung vào lý luận xem có nắm vững về quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nƣớc; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không. Nếu không có trình độ lý luận có thể giải quyết không tốt mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, có thể sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc chủ quan duy ý chí. Bên cạnh chỉ tiêu về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị còn có các chỉ tiêu về trình độ quản lý Nhà nƣớc, trình độ ngoại ngữ, tin học mà ngƣời cán bộ, công chức cần đƣợc trang bị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC THÀNH PHỐ HẠ LONG 3.1. Bộ máy quản lý hành chính thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Tổng quan về thành phố Hạ Long - Quảng Ninh

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Tỉnh Quảng Ninh, có diện tích là 22.250 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2. Phía đông Hạ Long giáp thị xã Cẩm Phả, phía tây giáp huyện Yên Hƣng, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20 km.

Thành phố Hạ Long nằm hai bên Cửa Lục, phía đông Hạ Long là khu vực phát triển công nghiệp và tập trung hầu hết các cơ quan quản lý của tỉnh. Khu vực phía tây thành phố Hạ Long (Bãi Cháy) là khu du lịch hoạt động sôi động.

Thành phố Hạ Long bao gồm 20 phƣờng: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần Hƣng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hƣng, Đại Yên.

Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lƣợng than đá đã thăm dò đƣợc đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn. Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lƣợng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi nông nghiệp 16.254,92 ha, đất chƣa sử dụng 1395,25 ha.

- Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2 bao gồm 1969

hòn đảo lớn nhỏ. Vùng Di sản đƣợc Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo. Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo nhƣ hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đƣa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới,…

3.1.1.2. Về kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, kinh tế trong nƣớc có những chuyển biến tích cực, bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn bất lợi nhƣng dƣới sự chỉ đạo, điều hành tập trung của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị nên đã hoàn thành khá toàn diện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, đó là: Kinh tế tiếp tục có bƣớc tăng trƣởng; thu ngân sách tiếp tục tăng trƣởng cao ƣớc đạt 1.450 tỷ đồng, nhiều chỉ tiêu thu đã đạt và vƣợt kế hoạch năm. Chi ngân sách đƣợc tăng cƣờng để ổn định đầu tƣ phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (tỷ lệ chi đầu tƣ phát triển chiếm hơn 53% tổng chi ngân sách).

- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2012 đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ (giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh ƣớc đạt 28.928 tỷ đồng). Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp địa phƣơng đạt 860 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 16% so với cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 45 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngƣ nghiệp tăng 7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng ƣớc đạt 24,62%.

- Các ngành dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 10.482 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. Số lƣợng khách du lịch đến Thành phố đạt 3,5 triệu lƣợt ngƣời, trong đó khách quốc tế 1,8 triệu lƣợt, tăng 21% so với cùng kỳ; Doanh thu du lịch đạt 1.944 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011.

Năm 2012, đã cấp 1.460 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể, tổng vốn đăng ký 444 tỷ đồng.

3.1.1.3. Về xã hội

- Văn hóa: Ủy ban thành phố Hạ Long tuyên truyền kịp thời, chính xác các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; phản ánh ý kiến nhân dân về các vấn đề của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Thành phố. Thành phố thực hiện thí điểm triển khai xây dựng mô hình “Phường văn hoá”; tổ chức tổng kết 20 năm xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá và tổng kết 15 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân ”. Ban Thƣờng vụ Thành uỷ đã ban hành Kết luận số 01-KL/TU ngày 02/8/2010 về việc phấn đấu đến hết năm 2011 xây dựng xong toàn bộ các nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cƣ còn lại trên địa bàn

- Y tế: Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới đã đƣợc chú trọng, nhiều mặt đạt đƣợc kết quả tích cực, đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm. Trên địa bàn không xuất hiện bệnh dịch mới, nguy hiểm. Đã hoàn thành việc chuyển giao hệ thống trạm y tế phƣờng về Trung tâm y tế quản lý đồng thời triển khai đầu tƣ xây dựng 6 trạm y tế phƣờng đạt chuẩn quốc gia; đã kiểm tra 1.370 lƣợt cơ sở về chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giáo dục: Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục đƣợc quan tâm, tập trung đầu tƣ, đảm bảo kinh phí. Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục. Cùng với việc đầu tƣ từ ngân sách Tỉnh và Thành phố, đã đẩy mạnh xã hội hoá để nâng cấp cơ sở vật chất các trƣờng, lớp học từ mầm non đến trung học cơ sở. Đã khởi công xây dựng mới, kiên cố hoá hầu hết các trƣờng mầm non, các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở còn lại. Thành phố hiện có 26 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, tăng 3 trƣờng so với năm 2011, đạt kế hoạch đề ra.

- An ninh - Quốc phòng: Công tác quốc phòng - quân sự địa phƣơng đƣợc đảm bảo. Công tác huấn luyện, hội thi, hội thao đƣợc thực hiện đầy đủ,

đúng quy định, nội dung, thời gian, quân số, đảm bảo tuyệt đối an toàn về ngƣời và vũ khí. Huy động lực lƣợng tham gia cứu hộ, cứu nạn; duy trì hoạt động thƣờng xuyên của tổ liên ngành kiểm tra, xử lý khai thác, vận chuyển than trái phép trên địa bàn.

Trƣớc sự phát triển và sự lớn mạnh không ngừng của thành phố thì công tác quản lý Nhà nƣớc cũng phải đổi mới để tạo đƣờng mở lối cho hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị… phát triển đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, thích ứng với xu thế phát triển của đất nƣớc và khu vực. Nhƣng đổi mới là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại thành phố hạ long (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)