Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số Cơ quan Thuế của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 37)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số Cơ quan Thuế của Việt Nam

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế Thành phố Quảng Ngãi

Trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi có 788 doanh nghiệp và 1.276 hộ kinh doanh cá thể nợ thuế Nhà nước 23,4 tỷ đồng (trong đó có nợ thuế nhà đất, thuế trước bạ, phí và lệ phí là 7,2 tỷ đồng). Đối với doanh nghiệp nợ 20,3 tỷ đồng, nợ khó thu trên 4 tỷ đồng. Hộ kinh doanh cá thể nợ 3,1 tỷ đồng, nợ khó thu là 1,2 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 4 năm 2014, Chi cục thuế Thành phố đã triển khai thu nợ thuế Nhà nước trên 3,4 triệu đồng, trong đó thu nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể trên 400 triệu đồng và thu nợ thuế của doanh nghiệp 3 tỷ đồng.

Được biết trong năm 2014, Cục thuế giao cho Chi cục Thuế thành phố thu nợ 3,6% trên tổng số thu thuế năm 2014 là 694 tỷ đồng. Để tiếp tục thu thuế nợ đọng trong thời gian đến, Chi cục Thuế thành phố Quảng Ngãi đã đề ra nhiệm vụ và biện pháp thu nợ thuế như: Thực hiện rà soát, phân loại nợ theo đúng quy định tại quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Xác định đúng số nợ, nguyên nhân nợ của từng doanh nghiệp, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý thu nợ cụ thể và giao chỉ tiêu thu nợ đến từng đội thuế gắn việc thực hiện kết quả thu nợ với xét thi đua khen thưởng trong năm 2014.

Đối với nhóm nợ có khả năng thu, Chi cục Thuế thành phố chỉ đạo đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ hàng tháng theo dõi và phân loại đối tượng có thời hạn nợ trên 90 ngày, lập danh sách các doanh nghiệp có số thuế nợ từ 20 triệu đồng trở lên; có kế hoạch triển khai công tác điều tra, xác minh, thu thập thông tin; hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ để thực hiện các bước cưỡng chế theo đúng trình tự trong quy trình. Còn đối với các đối tượng có số thuế nợ dưới 20

triệu đồng thì theo dõi đôn đốc nhắc nhở, gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin để làm cơ sở thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Đối tượng có thời hạn nợ dưới 90 ngày, phân loại và lập danh sách từng đối tượng nợ có số thuế từ 20 triệu đồng trở lên và có thời hạn nợ từ 60 ngày đến dưới 90 ngày, có kế hoạch mời làm việc cụ thể, để yêu cầu cam kết nộp các khoản nợ thuế; đồng thời nắm thông tin về tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng, theo dõi xác minh số dư trên tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp có số nợ, để làm cơ sở thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng.

Các doanh nghiệp có số thuế nợ trên 50 triệu đồng (có thời hạn nợ dưới 60 ngày), thì chi cục mời làm việc, để cam kết nộp số thuế nợ, đồng thời đôn đốc nhắc nhở để doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ của mình. Riêng nhóm nợ không có khả năng thu, Chi cục Thuế thành phố rà soát danh sách người nộp thuế đã nghỉ kinh doanh nhưng còn nợ thuế, phân loại đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú (có ở tại địa bàn thành phố Quảng Ngãi và không có ở tại địa bàn thành phố), đội quản lý nợ phối hợp với Công an xác minh, điều tra xử lý.

Đối với nợ thuế ngoài quốc doanh, Chi cục chỉ đạo đội thuế xã, phường tiến hành đối chiếu chính xác số thuế nợ của người nộp thuế, hàng tháng thực hiện nhận kết xuất nợ; phân tích nợ, nhập kết xuất nợ vào ứng dụng; tính phạt nộp chậm; in thông báo tiền thuế, tiền phạt cho người nộp thuế còn nợ thuế. Đội thuế xã, phường rà soát danh sách người nộp thuế đã nghỉ kinh doanh, nhưng còn nợ thuế, phân loại theo địa chỉ nơi cư trú để tham mưu cho UBND xã, phường phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế và Tổ dân phố để làm việc cụ thể từng trường hợp nợ có hồ sơ để có biện pháp xử lý. Riêng về nợ thuế nhà đất, Chi cục Thuế thành phố chỉ đạo Tổ uỷ nhiệm thu rà soát các trường hợp nợ thuế nhà đất trên 2 năm, lập danh sách báo cáo UBND địa phương và lãnh đạo Chi cục Thuế để có hướng xử lý.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian qua, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được ngành Thuế Phú Thọ đặc biệt quan tâm, không chỉ bởi để đáp ứng được nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, mà quan trọng hơn là để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của người nộp thuế trên địa bàn. Hằng năm, Cục Thuế tỉnh luôn chỉ đạo các phòng, các chi cục Thuế thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế, mạnh dạn áp dụng các biện pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế, tăng cường triển khai cưỡng chế và thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Trong năm 2014, với việc áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế, như: Thông báo, đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp nợ thuế lớn; phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước thực hiện phong toả tài khoản và trích tiền từ tài khoản của đối tượng nợ thuế chuyển nộp ngân sách; thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng; tăng cường xử phạt chậm nộp; gắn công tác thanh tra, kiểm tra với công tác thu nợ thuế và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế... Do đó, kết quả đã thu tiền nợ thuế đạt trên 1.241 tỷ đồng.

Năm 2015, để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thu nợ theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, của Tổng cục Thuế…, ngành Thuế Phú Thọ đã và đang khẩn trương triển khai việc giao chỉ tiêu thu nợ và chỉ đạo các bộ phận, cá nhân được phân công quản lý nợ thuế, đối chiếu xác định chính xác số tiền thuế nợ của từng người nộp thuế; phân loại các khoản nợ thuế; theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình trạng nợ để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ chi tiết đến từng đối tượng nợ thuế; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm nộp, chây ỳ nợ thuế. Tiến hành thu thập, xác

minh thông tin người nợ thuế một cách linh hoạt, phù hợp với từng đặc điểm doanh nghiệp để có thông tin chính xác. Tăng cường kiểm tra các hồ sơ khai thuế sai, nếu phát hiện không đúng, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng khi phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp không chính xác...; thực hiện phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế, như: Thanh tra, Kiểm tra và Kê khai kế toán thuế nhằm xác định đầy đủ, chính xác số tiền thuế còn nợ để kịp thời đôn đốc thu nợ thuế, kiểm tra tình hình tài chính, tài sản xác định thông tin chính xác phục vụ công tác cưỡng chế thu hồi nợ thuế. Tiếp tục thực hiện thu tiền thuế nợ bù trừ qua hoàn thuế; phối kết hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, Sở Kế hoạch và Đầu tư... để đôn đốc hoặc thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ thuế. Các Chi cục Thuế tăng cường tham mưu cho UBND huyện, thành, thị và Ban Chỉ đạo Chống thất thu và đôn đốc thu, nộp Ngân sách Nhà nước, chỉ đạo kịp thời các ngành chức năng có liên quan trên địa bàn, phối hợp với cơ quan Thuế để thu hồi nợ thuế, đặc biệt triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng

Năm 2015, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đề ra, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giao. Trong năm đã thu được số thuế nợ từ năm 2014 chuyển sang là 57,8 tỷ đồng; thu từ biện pháp cưỡng chế là 2,78 tỷ đồng. Kết thúc năm 2015, toàn tỉnh còn hơn 170,6 tỷ đồng tiền nợ thuế. Trong đó có 2,7 tỷ đồng nợ chờ điều chỉnh; 791 triệu đồng nợ gia hạn nộp thuế; 73,1 tỷ đồng nợ khó thu; 92,8 tỷ đồng nợ có khả năng thu.

Để hoàn thành chỉ tiêu thu, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã giao chỉ tiêu cho các Chi cục Thuế huyện, Thành phố và các phòng chuyên môn, phấn đấu thu trên 80% các khoản nợ thuế của năm 2014 chuyển sang, hạn chế nợ phát sinh, 100% người nộp thuế có nợ thuế được công chức quản lý nợ thuế điện thoại, gửi thư điện tử đôn đốc nộp số tiền thuế nợ vào ngân sách. Với những trường hợp có số thuế nợ lớn, kéo dài, cơ quan thuế chủ động đến làm việc tại

trụ sở người nộp thuế hoặc mời đến cơ quan thuế làm việc. Tại các buổi làm việc đã yêu cầu người nộp thuế có kế hoạch cam kết thực hiện nộp số thuế nợ. Đồng thời, qua đó nắm bắt thông tin cần thiết để áp dụng biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế theo đúng quy trình. Trong năm 2015, đã làm việc được với 615 lượt doanh nghiệp; ban hành 409 lượt thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp; đưa lên phương tiện thông tin đại chúng 51 lượt những đơn vị dây dưa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp. Cục Thuế tỉnh đã gửi 112 phiếu yêu cầu cung cấp thông tin tới ngân hàng, các tổ chức tín dụng, người nộp thuế; ban hành 2 công văn gửi Kho bạc Nhà nước, các cơ quan có liên quan phối hợp thu ngân sách. Ban hành 60 quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nợ thuế ở các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, đã thu 2,48 tỷ đồng trong tổng số hơn 48,3 tỷ đồng tiền nợ thuế. Ban hành 27 quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, đã thu được 300 triệu đồng trên tổng số hơn 40,3 tỷ đồng tiền nợ thuế. Phối hợp thu nợ qua bù trừ hoàn thuế đối với 2 doanh nghiệp và đã thu nợ được 14,8 tỷ đồng. Ngoài ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Cục Thuế chủ động phối hợp với các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các sở, ban ngành, các huyện, Thành phố để thu số thuế nợ đọng.

Về nguyên nhân số nợ thuế tăng , bà Đinh Thị Ánh Tuyết, Trưởng phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế, Cục Thuế tỉnh cho biết: Nguyên nhân cơ bản là do khó khăn của nền kinh tế dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đình đốn, lượng hàng hoá tồn kho lớn, hàng hóa bán không thu được tiền, chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến nợ thuế tăng cao. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có số nợ thuế lớn hiện nay đã ngừng sản xuất hoặc khó khăn về tài chính..., nhưng theo quy định của luật vẫn phải tính tiền chậm nộp đối với số thuế còn nợ. Đơn cử như một doanh nghiệp đang có số nợ thuế lớn đang gặp khó khăn về tài chính hoặc bỏ kinh doanh không có khả năng nộp thuế nhưng đến kỳ tính thuế, ngoài số thuế nợ vẫn phải cộng dồn số tiền chậm nộp

vào số nợ thuế, dẫn đến tổng nợ thuế cứ tăng dần theo thời gian. Năm 2015, trong tổng số thuế nợ, các khoản tiền phạt và tiền chậm nộp đã chiếm hơn 49,6 tỷ đồng (chủ yếu các khoản tiền phạt và tiền chậm nộp của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc khó khăn về tài chính không thu được). Hiện nay, theo thống kê sơ bộ trong 70 doanh nghiệp thuộc Văn phòng Cục Thuế quản lý thuộc nhóm nợ không có khả năng thu, mới xác minh được hồ sơ của 16 đơn vị, 54 đơn vị còn lại chưa có hồ sơ xác minh. Đối với 16 đơn vị đã có hồ sơ xác minh, có 1 đơn vị chủ doanh nghiệp đã chết, 1 đơn vị có quyết định giải thể của doanh nghiệp và 14 đơn vị bỏ kinh doanh.

Để giảm tỷ lệ nợ thuế đối với số thuế có khả năng thu đạt chỉ tiêu giao, từ nay đến cuối năm 2016, Cục Thuế tỉnh tập trung kiểm tra công tác quản lý nợ tại các Chi cục Thuế và làm sạch dữ liệu nợ thuế kết hợp với tăng cường nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá đúng khả năng tài chính, xác định thời gian, lộ trình nộp thuế, kiện toàn hồ sơ để thực hiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định, nhằm thu nợ thuế có hiệu quả. Đồng thời tiếp tục triển khai các giải pháp tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; cải tiến hình thức gửi tài liệu thuế đến doanh nghiệp, triển khai một số ứng dụng công nghệ thông tin; phối hợp triển khai biện pháp khấu trừ hoặc trích chuyển tiền thuế nộp vào ngân sách từ tài khoản của các tổ chức, cá nhân còn nợ đọng thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)