5. Bố cục của luận văn
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Về tình hình kinh tế:
Điều kiện, tình hình nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, gây tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh và nộp thuế của Người nộp thuế. Các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do thị trường bất động sản phục hồi chậm, còn nhiều tiềm ẩn nhiều rủi ro, hàng hóa tồn đọng khó tiêu thụ, việc giải ngân đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách còn chậm, việc tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng cũng rất khó khăn, do vậy doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, dẫn tới nợ đọng tiền thuế, nhất là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, số nợ thuế chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ thuế. Trong điều kiện như vậy, mặc dù ngành thuế đã làm đầy đủ trách nhiệm và đã thực hiện công tác Quản lý nợ thuế hết sức mềm dẻo linh hoạt song vẫn gặp rất nhiều khó khăn, rất khó thực hiện và nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật quy định một cách cứng nhắc thì sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư và sự tồn tại của doanh nghiệp
- Về sản xuất kinh doanh của người nộp thuế:
Cơ cấu kinh tế, theo đó cơ cấu doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngành nghề, sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố có sự khác biệt khá lớn. Số lớn doanh nghiệp trong nước chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh quy mô nhỏ, công nghệ cũ hoặc mua lại từ nước ngoài, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư xây dựng cơ bản trước sự tác động mạnh mẽ của thị trường và hội nhập đã gặp rất nhiều khó khăn về Tài chính, là nguyên nhân nợ thuế và khó nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong Sản xuất kinh doanh: Giá cả, lãi suất, chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng việc cắt giảm chi tiêu công trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, hàng hoá sản xuất không tiêu thụ được, sản xuất đình đốn không có tiền để nộp NSNN. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn do khó khăn ngừng nghỉ và giải thể nhiều.
Đối với Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây dựng: Thị trường bất động sản phục hồi chậm, dự án chậm triển khai dẫn đến không có nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh và nộp NSNN dẫn đến nợ đọng tiền thuế. Đồng thời ảnh hưởng tới lĩnh vực xây dựng, cộng thêm việc giải ngân đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách còn chậm nên nhiều Doanh nghiệp mất khả năng tài chính, không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ với NSNN. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tuy có khối lượng công trình hoàn thành nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán, dẫn đến chậm nộp tiền thuế.
- Về ý thức chấp hành của người nộp thuế
Tâm lý phổ biến của NNT luôn luôn tìm mọi cách để tránh thuế, lạm dụng tiền thuế của Nhà nước dẫn đến ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh chưa cao, chưa tự giác, mặc dù đã được đôn đốc, nhắc nhở và thông báo nộp thuế và phạt chậm nộp nhiều lần
nhưng vẫn cố tình chây ỳ nợ thuế. Một số đối tượng thường xuyên nằm trong danh sách những đối tượng chậm nộp tiền thuế.
Một số doanh nghiệp có số thuế nợ lớn không có khả năng thanh toán tự ý ngừng hoạt động hoặc đã bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ đọng thuế cho Chi cục Thuế.
Các cá nhân, hộ kinh doanh còn nợ thuế nhưng đã chết, mất tích và hiện cơ quan Thuế chưa xác định được doanh nghiệp đó có còn tài sản để nộp tiền thuế hay không; một số DN đã phá sản nhưng không làm đầy đủ các thủ tục theo quy định nên chưa có đủ cơ sở xem xét xoá nợ thuế.
- Về cơ chế chính sách
Trong tiến trình cải cách hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hệ thống pháp luật về thuế luôn trong trạng thái thiếu tính ổn định mà thường xuyên thay đổi bổ sung, sửa đổi quá nhiều, quá nhanh. Theo đó các phần mềm ứng dụng trong quá trình chuyển đổi nâng cấp cũng không theo kịp, từ đó tạo khó khăn lớn cho cả NNT và Cơ quan Thuế.
Biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa cao là do thiếu cơ chế chính sách quy định nghĩa vụ phối hợp trong thu Ngân sách của các cơ quan liên quan dẫn đến sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chưa kịp thời; một số ngân hàng chưa tích cực phối hợp hỗ trợ trích tiền từ tài khoản của Doanh nghiệp để xử lý nợ thuế.
- Về quản lý của Cơ quan Thuế.
Công tác phối hợp giữa các Đội chức năng chưa được chặt chẽ, kịp thời... nên số liệu trên ứng dụng Quản lý thuế còn nhiều sai sót.
Ứng dụng quản lý thuế TMS đang trong quá trình hoàn thiện và nâng cấp, số liệu còn chưa chính xác, đặc biệt việc triển khai ứng dụng gặp rất nhiều khó khăn do trình độ của cán bộ còn yếu chủ yếu về tin học, chính sách mới ảnh hưởng lớn đến việc theo dõi nợ, phân tích nợ, phân loại nợ và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ.
Thực hiện công tác quản lý thuế đạt hiệu quả chưa cao một phần do phân công cán bộ chưa hợp lý, thiếu cán bộ ở bộ phận quản lý nợ.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TP VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC