Thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 58)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên giai đoạn

2013 - 2015

3.3.1.Tình hình nợ thuế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tăng lên của số thu NSNN thì số thuế nợ đọng qua các năm cũng tăng theo. Số tiền thuế nợ đọng thu được còn chiếm tỷ lệ thấp, tiền thuế nợ cũ thu được thì lại phát sinh nợ mới.

Bảng 3.1. Tổng hợp số thu ngân sách và nợ thuế qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng số thu 453.902 532.810 475.116

Tổng nợ thuế 65.069 78.962 115.836

Tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng số thu cả năm (%)

14,3 14,8 24,4

Tốc độ tăng nợ thuế (%) - 121,4 146,7

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo mẫu 04/QLN của Đội Quản lý nợ

Hàng năm Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ngoài việc giao dự toán thu NSNN còn thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ trên tổng số thu cho các địa phương trong cả nước. Yêu cầu phải thực hiện tỷ lệ nợ là 5% trên tổng số thu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện chỉ tiêu thu nợ, lấy đó làm một trong những tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm. Tuy nhiên thì số nợ thuế vẫn tăng nhanh qua các năm, tỷ lệ nợ đọng thuế cao hơn nhiều so với mức mục tiêu dưới 5% của Cục Thuế giao.

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng số thu Tổng nợ thuế

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ nợ thuế giai đoạn 2013 - 2015

Đi sâu nghiên cứu tình hình nợ thuế được thể hiện qua các tiêu chí phân loại sau:

3.3.1.1. Phân tích tiền thuế nợ theo tính chất nợ

Nhìn chung, qua 3 năm từ số thuế nợ xu hướng tăng lên nhanh, nợ có khả năng thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ thuế. Cụ thể, ta có bảng sau:

Bảng 3.2. Phân loại nợ thuế theo tính chất nợ của 3 năm

Đơn vị tính: triệu đồng Tính chất nợ Thời điểm nợ 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Số tiền nợ Tỷ lệ % trên tổng nợ Số tiền nợ Tỷ lệ % trên tổng nợ Số tiền nợ Tỷ lệ % trên tổng nợ Nợ khó thu 13.464 20,7 20.351 25,8 38.810 33,5 Nợ chờ xử lý 403 0,6 175 0,2 217 0,2 Nợ chờ điều chỉnh 0 0 0 0 0 0 Nợ có khả năng thu 51.202 78,7 58.436 74,0 76.809 66,3 Tổng cộng 65.069 78.962 115.836

Từ bảng trên thấy, nợ có khả năng thu chiếm tỷ lệ trên tổng số nợ là lớn nhất, năm 2013 chiếm 78,7%, đến năm 2015 là 66,3% và có xu hướng giảm dần do nợ khó thu tăng lên. Nợ khó thu chiếm 20,7% / tổng số nợ thuế năm 2013, đến năm 2015 nợ khó thu chiếm là 33,5%/tổng nợ thuế. Nợ khó thu tăng do tình trạng khó khăn nên nhiều DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động.

 Phân tích tăng/giảm theo tổng nợ và theo từng nhóm nợ thời điểm 31/12/2014 so với 31/12/2013:

Nợ khó thu tăng 6.887 triệu đồng tương ứng tăng 51,2% do một số DN bỏ địa chỉ kinh doanh, khó khăn nên nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, ngừng hoạt động kinh doanh.

Nợ chờ xử lý giảm 228 triệu đồng tương ứng giảm 56,6% do một số Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế đã nộp thuế vào Ngân sách nhà nước.

Nợ có khả năng thu tăng 7.234 triệu đồng tương ứng tăng 14,1% do một số Doanh nghiệp khó khăn về mặt tài chính, sản xuất ra không tiêu thụ được hàng tồn kho nhiều, các doanh nghiệp xây dựng có các công trình chưa được thanh toán vốn….

 Phân tích tăng/giảm theo tổng nợ và theo từng nhóm nợ thời điểm 31/12/2015 so với 31/12/2014:

Nợ khó thu tăng 18.459 triệu đồng tương ứng tăng 90,7% do một số doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, khó khăn nên nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, ngừng hoạt động kinh doanh.

Nợ chờ xử lý tăng 42 triệu đồng tương ứng với 24% (một số doanh nghiệp làm hồ sơ xin gia hạn nộp thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do NSNN còn nợ chưa thanh toán)

Nợ có khả năng thu tăng 18.373 triệu đồng tương ứng tăng 31,4% do một số doanh nghiệp khó khăn về mặt tài chính, xản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến hàng tồn kho nhiều; các doanh nghiệp xây dựng có các công trình chưa được thanh toán vốn...

3.3.1.2. Phân tích tiền thuế nợ theo khu vực kinh tế

Bảng 3.3. Phân loại nợ thuế theo khu vực kinh tế của 3 năm

Đơn vị tính: triệu đồng Tính chất nợ Thời điểm nợ 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Số tiền nợ Tỷ lệ % trên tổng nợ Số tiền nợ Tỷ lệ % trên tổng nợ Số tiền nợ Tỷ lệ % trên tổng nợ

DN nhà nước trung ương 37 0,1 290 0,4 647 0,6 DN nhà nước địa phương 270 0,4 203 0,3 638 0,6

DN đầu tư nước ngoài 1 0 2 0 2 0

DN ngoài quốc doanh 63.581 97,7 74.354 94,2 105.246 90,9 Hộ kinh doanh, cá nhân 1.180 1,8 4.113 5,2 9.303 8,0

Tổng cộng 65.069 78.962 115.836

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo mẫu 02/QLN của Đội Quản lý nợ

 Phân tích tăng/giảm từng khu vực kinh tế thời điểm 31/12/2014 so với 31/12/2013:

Nợ của khối DN Nhà nước trung ương tăng 253 triệu đồng, tương ứng 683,8% do một số doanh nghiệp sản xuất gạch gặp khó khăn về tài chính nên còn nợ tiền sử dụng đất, thuê đất, Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh,..

Nợ của khối DN Nhà nước địa phương giảm 67 triệu đồng tương ứng giảm 24,8% do một số doanh nghiệp nộp thuế vào NSNN.

Nợ của khối Ngoài quốc doanh tăng 10.773 triệu đồng tương ứng tăng 16,9%, do nhiều DN sản xuất kinh doanh gặp khó khăn tài chính.

Hộ kinh doanh tăng 2.933 triệu đồng tương ứng tăng 248,6% do Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên tập trung tăng cường công tác chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh, thực hiện rà soát, kiểm tra hộ kinh doanh trên địa bàn, đồng thời nắm bắt tình hình kinh doanh của các hộ thu theo phương pháp thuế

khoán kịp thời điều chỉnh doanh thu sát với thực tế. Số thuế nộp tăng lên, tuy nhiên, quy mô kinh doanh của các hộ cá thể đa số nhỏ lẻ, chủ yếu một người kinh doanh; đối tượng kinh doanh thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau; nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của nhiều hộ kinh doanh chưa cao dẫn tới tình trạng nợ đọng thuế phát sinh.

 Phân tích tăng/giảm từng khu vực kinh tế thời điểm 31/12/2015 so với 31/12/2014:

Nợ của khối Doanh nghiệp nhà nước trung ương tăng 123,1% và nợ khối DN Nhà nước địa phương tăng 214,3% do một số doanh nghiệp sản xuất gạch gặp khó khăn về tài chính như: Công tư cổ phần Viglacera Hợp Thịnh, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18,...

Nợ của khối DN ngoài quốc doanh tăng 30.892 triệu đồng tương ứng tăng 41,5% do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp chậm thu hồi công nợ, bên cạnh đó các đơn vị đã kê khai thuế nhưng lỗi hệ thống phần mềm thuế không nhận, nay nhập bổ sung các tờ khai thuế vào ứng dụng phần mềm thuế mới TMS dẫn đến tăng phát sinh số nợ thuế.

Nợ của khối Hộ kinh doanh tăng 5.190 triệu đồng tương ứng tăng 126,2%, do địa bàn Thành phố Vĩnh Yên rộng, đa dạng ngành nghề cá nhân kinh doanh, số lượng cá nhân kinh doanh tăng lên đáng kể năm 2015, mặt khác tăng do nhập tiền sử dụng đất phi nông nghiệp, thuê đất.

Tóm lại, qua 3 từ năm 2013 đến năm 2015, số nợ tăng cao chủ yếu khu vực khối DN ngoài quốc doanh. Có thể nói, cơ cấu nợ thuế trên địa bàn TP Vĩnh Yên không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực kinh tế. Nợ thuế ở Khu vực DN ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ nợ lớn trong tổng số nợ, cụ thể ở cả 3 năm đều chiếm tỷ trọng hơn 90% / tổng số nợ thuế.

Nợ thuế của lĩnh vực Hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng số nợ thuế. Qua 3 năm, nợ thuế của Hộ kinh doanh ngày càng tăng lên, năm 2013 chỉ chiếm 1,8%/ tổng số nợ thì đến năm 2015 là 8,0%/ tổng số nợ thuế.

3.3.1.3. Phân tích tiền thuế nợ theo sắc thuế

Phân loại thuế theo sắc thuế gồm nhiều loại thuế, tuy nhiên nợ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn là chủ yếu. Qua bảng dưới đây có thể thấy được nợ của từng loại thuế, biến động từng sắc thuế qua 3 năm như sau:

Bảng 3.4. Phân loại nợ thuế theo sắc thuế của 3 năm

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Tổng số tiền thuế nợ trên sổ theo dõi nợ thuế

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số 65.069 78.962 115.836

1 Thuế thu nhập cá nhân 690 2.418

2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 18.758 17.915 14.891

3 Thuế giá trị gia tăng 36.126 41.341 55.256

4 Thuế tài nguyên 244 368 313

5 Thuế tiêu thụ đặc biệt 22 80 143

6 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 13 2.182 9.807

7 Tiền thuê đất 1.733 1.125 975

8 Thuế môn bài 1.199 1.988 2.565

9 Tiền phạt 6.974 13.273 29.468

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo mẫu 02/QLN của Đội Quản lý nợ

Nợ thuế có xu hướng tăng qua các năm từ 2013 đến 2015: năm 2014 tăng 1,21 lần so với năm 2013, năm 2015 tiếp tục tăng 1,47 lần so với năm 2014.

Thuế giá trị gia tăng tăng lên qua 3 năm là do tình hình khó khăn DN không có tiền nộp thuế. Nợ thuế dẫn đến bị tính tiền phạt chậm nộp, do đó tiền phạt chậm nộp tăng nhanh chóng. DN không có tiền nộp thuế, lại thêm tiền phạt chậm nộp dẫn đến số thuế nợ ngày càng tăng. Từ năm 2014, số tiền phạt truy thu qua thanh tra, kiểm tra, phạt vi phạm hành chính thuế nếu DN

không nộp kịp thời, để nợ thì sẽ bị tính phạt chậm nộp, mà thời điểm trước đấy không phạt. Và thực hiện rà soát khoản nợ và hạch toán tiền phạt đầy đủ, nhập khoản phạt trước đó tính thủ công. Do đó tiền phạt tăng nhanh qua 3 năm, cụ thể năm 2014 nợ tiền phạt tăng so với năm 2013 là 6,299 triệu đồng tương ứng tăng 90,3%, năm 2015 nợ tiền phạt tăng so với năm 2014 là 16.195 triệu đồng tương ứng tăng 122%.

Năm 2015 Thuế thu nhập cá nhân

Thuế Thu nhập DN Thuế giá trị gia tăng Thuế tài nguyên Thuế tiêu thụ đặc biệt Phí, lệ phí

Thuế sử dụng đất PNN Tiền thuê đất

Thuế môn bài Tiền phạt

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng nợ của các sắc thuế trong tổng số thuế nợ năm 2015

Xét theo sắc thuế, tỷ trọng nợ thuế của các sắc thuế trong tổng nợ không đồng đều, các sắc thuế có số nợ thuế chiếm tỷ trọng lớn bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền phạt bao gồm tiền phạt chậm nộp và tiền phạt vi phạm hành chính. Trong đó, tỷ trọng nợ thuế giá trị gia tăng luôn ở mức cao nhất (chiếm khoảng 50% tổng số tiền thuế nợ trên sổ theo dõi nợ thuế các năm).

3.3.1.4. Phân tích tiền thuế nợ theo ngành nghề kinh doanh

Phân loại nợ thuế theo ngành nghề kinh doanh thường không biến động nhiều qua các năm, do đó đề tài xem xét tiền thuế nợ theo ngành nghề năm

2015 để thấy mức nợ từng ngành nghề và tỷ trọng nợ từng ngành nghề trong tổng số nợ thuế trong năm. Có bảng sau:

Bảng 3.5. Phân loại nợ thuế theo ngành nghề của năm 2015

Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Số tiền thuế nợ Tỷ lệ % trên tổng nợ Tổng cộng 115.836 100

1 Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản 1.045 0,9 2 Công nghiệp khai khoáng; chế biến, chế tạo 34.714 30,0 3 Xây dựng, kinh doanh bất động sản 55.143 47,6 4 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy, xe

có động cơ khác

4.004 3,5

5 Vận tải, kho bãi 8.005 6,9

6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3.879 3,3

7 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 5.873 5,1

8 Ngành nghề, dịch vụ khác 3.173 2,7

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo mẫu 03/QLN của Đội Quản lý nợ

Phân loại nợ thuế theo ngành nghề kinh doanh, có thể thấy các ngành có tỷ trọng nợ cao bao gồm: Xây dựng; kinh doanh bất động sản (chiếm 47,6% tổng nợ thuế); công nghiệp khai khoáng; chế biến, chế tạo (chiếm 30% tổng nợ thuế); Vận tải, kho bãi (chiếm 6,9% tổng nợ thuế). Trong đó, nợ trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 47,6% trên tổng số tiền thuế nợ trên sổ theo dõi nợ thuế năm 2015). Tình trạng này đã tồn tại ở các năm trước đó và vẫn kéo dài đến thời điểm hiện tại, đó là do tình hình kinh tế vài năm trở lại đây có nhiều khó khăn, thị trường bất động trầm lắng kéo dài,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)