5. Bố cục của luận văn
4.2.7. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế
Theo quy đinh của Luật quản lý thuế, nếu người nộp thuế nợ thuế kéo dài, ngoài bị phạt hành chính, trích tiền từ tài khoản Ngân hàng, còn bị áp dụng các biện pháp mạnh hơn như thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, kê biên tài sản,… Tuy nhiên nhiều trường hợp đã áp dụng các biện pháp chế tài mạnh nhưng vẫn không thu được nợ thuế. Theo tìm hiểu, một số doanh nghiệp nợ đọng kéo dài là bởi trong kinh doanh, việc rủi ro hay chậm trễ là điều không thể tránh khỏi. Đề xuất biện pháp cho những trường hợp này là có thể giải quyết cho người nộp thuế giãn thời hạn nộp thuế một thời gian nhất định, đồng thời chưa áp dụng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, nhằm tạo điều kiện cho việc kinh doanh của người nộp thuế được liên tục. Làm như thế, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá thể mới có điều kiện pháp lý để hoàn thành thủ tục thanh toán các hợp đồng và thu hồi công nợ để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Do vậy, cần nắm rõ tình hình vi phạm của từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể,… nhằm có hướng giải quyết hợp tình, hợp lý, không đẩy doanh nghiệp vào khó khăn cũng như không để các đối tượng khác lợi dụng để trục lợi. Đối với những đối tượng thật sự chây ỳ, cố tình dây dưa không chịu nộp tiền thuế thì vẫn phải cương quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh tay, có thể đình chỉ hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật để răn đe, làm gương cho các đối tượng khác.
Về việc áp dụng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, theo quy định, doanh nghiệp chỉ khai báo một hoặc vài tài khoản
tiền gửi khi đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. Việc đăng ký tài khoản đó mang tính bắt buộc nhưng nhiều doanh nghiệp không tự khai hết các ngân hàng giao dịch. Do đó, muốn tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan Thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh bỏ sót tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. Hàng tháng, việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phát sinh khá nhiều, không chỉ làm mất thời gian và mất công sức của các ngân hàng, mà còn làm gián đoạn việc xử lý cưỡng chế do phải chờ ngân hàng cung cấp thông tin. Để khắc phục bất cập này, nên chăng phải quy định ghi rõ nơi mở tài khoản khi lập bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng. Quy định này vừa giúp cơ quan Thuế chủ động trong quản lý, nắm được chính xác số tài khoản, vừa giảm tải yêu cầu hỗ trợ đối với hệ thống các ngân hàng, tổ chức tín dụng.