5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Theo dõi nợ thuế
Theo dõi nợ thuế là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nợ. Theo dõi nợ thuế phải đảm bảo bao quát các khoản thu, không bỏ sót bất kỳ
khoản nợ nào; tính toán được số nợ tồn đọng năm trước, tồn năm trước đã thu hồi được, nợ mới phát sinh trong năm nay; cơ quan thuế cũng cần phải tổ chức xử lý miễn, giảm, hoàn thuế kịp thời, đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cũng giúp giảm tải việc theo dõi đối với các khoản nợ.
Đôi khi có các khoản nợ phát sinh từ nhiều năm trước nhưng vẫn chưa thu hồi được, có khoản được gia hạn, miễn, giảm, xóa nợ, có khoản không đủ điều kiện nhưng khi có chính sách mới lại được phép miễn, xóa nợ,… Như vậy, việc theo dõi nợ thuế là một trong những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp nhất trong quy trình quản lý nợ.
Theo dõi nợ thuế cần được chi tiết theo từng đối tượng, từ đó biết được đối tượng nào đã nợ trong nhiều năm, đối tượng nào đã nộp và nộp được bao nhiêu số nợ, đối tượng nào là lần đầu phát sinh các khoản nợ,… đó là cũng là cơ sở để phân loại, đánh giá mức độ rủi ro của đối tượng nộp thuế.
Theo dõi nợ thuế cũng cần được chi tiết theo tính chất cũ, mới: nợ tồn đọng từ năm trước hay nợ mới phát sinh với mục tiêu: phấn đấu thu hồi toàn bộ số nợ thuế còn tồn đọng từ những năm trước, hạn chế nợ mới phát sinh trong năm.
Do việc theo dõi như vậy thực sự phức tạp nhưng lại là cần thiết, nên việc sử dụng các phần mềm quản lý, tính toán hiện đại chính là cách để giảm thiểu khó khăn, cũng như đảm bảo tính chính xác trong quá trình theo dõi nợ thuế.