Công tác chỉ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 86)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Công tác chỉ đạo

Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế trên địa bàn. Chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, đặc biệt phân tích cụ thể nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từ đó tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu và dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh. Đồng thời, xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, kiến nghị với UBND chỉ đạo các ngành ở địa phương cùng phối hợp thực hiện.

Tham mưu với các cơ quan chức năng, các chính quyền xã phường trong việc đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế, sử dụng đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc thực hiện Luật Thuế, phân loại các khoản nợ để áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Thậm chí có thể dùng biện pháp mạnh đối với các doanh nghiệp, cá nhân cố tình dây dưa trốn thuế, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra nhằm xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Tăng cường đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật. Thực hiện rà soát, phân loại nợ; theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình trạng nợ để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ chi tiết đến từng đối tượng nợ thuế; giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng bộ phận, từng cán bộ để phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, rà soát danh sách người nộp thuế cố tình trây ỳ hoặc không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký để phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật và thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN; Hàng tháng, xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi tiết đối với từng người nộp thuế, từng khoản thu, sắc thuế, từng địa bàn, khu vực kinh tế, đồng thời, đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch có hiệu quả để đạt được chỉ tiêu. Đặc biệt, việc giao chỉ tiêu thu nợ phải tiếp tục duy trì theo cách giao chỉ tiêu tối thiểu đến từng đơn vị, và sau đó căn cứ chỉ tiêu giao để giao lại chỉ tiêu thu nợ, giảm nợ cho từng bộ phận quản lý thực hiện, gắn kết quả thu nợ làm căn cứ bình xét thi đua.

Tổ chức sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực để tập trung tối đa cho công tác kiểm tra thuế. Cùng với thực hiện kế hoạch kiểm tra, việc tổng hợp phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi thủ đoạn gian lận và chiếm đoạt tiền thuế cũng được chú trọng. Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương pháp kiểm tra, nâng cao chất lượng phân tích hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, toàn hệ thống thuế đã tập trung kiểm tra các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn bất hợp pháp; Kiểm tra các doanh nghiệp giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ; chuyển giá; doanh nghiệp lớn nhiều năm chưa được kiểm tra, doanh nghiệp hoàn thuế lớn; Các lĩnh vực phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài (xuất khẩu tại chỗ, bản quyền, chuyển giao công nghệ, dịch vụ bảo hành, ...); thương mại điện tử, bán hàng qua mạng, kinh doanh trực tuyến; dược phẩm, thiết bị y tế; các doanh nghiệp xã hội hoá; Các doanh

nghiệp có rủi ro cao về thuế. Chú trọng xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm tra. Đồng thời, xây dựng các tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo, bỗi dưỡng, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm công tác kiểm tra thuế.

Làm tốt công tác tổ chức cán bộ nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác quản lý cán bộ, xây dựng lực lượng và kiện toàn tổ chức bộ máy; Thực hiện đánh giá mô hình quản lý thuế theo chức năng và sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp theo hướng tăng cường lực lượng cho các bộ phận trọng yếu như quản lý kê khai thuế, kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế. Đẩy mạnh việc luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác giữa các Đội thuộc Chi cục Thuế. Rà soát quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo đảm bảo động viên, quan tâm kịp thời đối với những cá nhân có đầy đủ uy tín, năng lực, trình độ đạo đức và nỗ lực vì sự nghiệp công tác thuế.

Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo cán bộ làm việc tại các bộ phận chức năng quản lý thuế; kết hợp giữa đào tạo kỹ năng quản lý thuế gắn với bồi dưỡng kiến thức nâng cao về kế toán, tài chính, pháp luật thuế, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và giáo dục tư tưởng chính trị... Quan tâm, động viên kịp thời về đời sống vật chất và tinh thần của công chức, người lao động tại cơ quan Thuế, kịp thời khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân xuất sắc, những gương điển hình tiên tiến trong quá trình công tác.

Định kỳ, cần tổ chức, đánh giá tổng kết công tác chống thất thu, nợ đọng thuế để xác định thất thu thuế, nợ đọng thuế nằm ở khu vực nào, lĩnh vực kinh doanh nào, đối tượng nộp thuế nào để lập danh sách các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra, tập trung thu nợ thuế. Tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá; hoàn thuế, khấu trừ thuế giá trị gia tăng; thu thuế với lĩnh vực bất động sản, thuế thuê và sử dụng đất; chống thất thu đối với kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, khai thác

khoáng sản; chống thất thu thuế với loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 86)