Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 37)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên

Từ những kinh nghiệm của những địa phương khác thực hiện trong công tác Quản lý nợ thuế đã đem lại kết quả thu nợ thuế cao, có thể liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch thu nợ, biện pháp thu nợ chi tiết đến từng đối tượng nợ thuế; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm nộp, chây ỳ nợ thuế.

Thứ hai, Áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế, như: Thông báo, đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp nợ thuế lớn; phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước thực hiện phong toả tài khoản và trích tiền từ tài khoản của đối tượng nợ thuế chuyển nộp NSNN; thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng; gắn công tác thanh tra, kiểm tra với công tác thu nợ thuế và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế....

Thứ ba, Cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt. Trên cơ sở đó mới có được sự phân tích nợ chính xác, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, khai tác tối ưu các phần mềm quản lý nợ, quản lý thuế. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, tạo ra được sự chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý nợ.

Thứ tư, Tiến hành gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có số nợ thuế lớn để lắng nghe, trao đổi và chia sẻ nhằm có giải pháp, lộ trình thu hồi nợ đọng thuế; tư vấn hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất - kinh doanh.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Đặc điểm, nội dung và vai trò của quản lý nợ thuế là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên là gì?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2015 như thế nào? Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác này ra sao?

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Giải pháp nâng cao công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như các luận văn đã được nghiên cứu trước đó, sách giáo trình, sách chuyên khảo, các báo cáo khoa học, báo cáo tài chính liên quan… Luận văn cũng sử dụng các báo cáo gửi Cục Thuế, báo cáo tổng kết hoạt động của Chi cục Thuế TP. Vĩnh Yên. Ngoài ra, các trang website cũng được sử dụng như kênh để thu thập thông tin thứ cấp cho luận văn.

Bên cạnh đó, các thông tin thứ cấp còn được lấy từ các nguồn khác như:

- Về thông tin nợ thuế, tác giả thu thập số liệu từ phần mềm quản lý thuế tập trung do cơ quan Thuế quản lý như kê khai, danh sách chứng từ nộp thuế, quyết toán thuế; các báo cáo tổng hợp hàng tháng gửi Cục Thuế; các báo cáo tổng kết chuyên ngành, tạp chí chuyên ngành.

- Về thông tin phát triển kinh tế xã hội nói chung, tác giả thu thập từ các thống kê, báo cáo của Cục Thống kê - Tỉnh Vĩnh Phúc, các cơ quan ban ngành của tỉnh.

- Các phân tích, đánh giá của các nghiên cứu trước về lĩnh vực của đề tài cũng được thu thập giúp cho quá trình phân tích được sâu sắc thêm.

Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng cho phân tích ở cả chương 1, chương 3 và chương 4 nhưng chủ yếu là phân tích ở chương 1 và mục 3.1.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin, dữ liệu

Cách thức tổng hợp xử lý thông tin được luận văn sử dụng là các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Luận văn sử dụng công cụ phần mềm Excel để tính toán cơ bản. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích để phản ánh thực trạng về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu.

Phương pháp tổng hợp số liệu sẽ sử dụng các công cụ phần mềm kết hợp với các phương pháp hỗ trợ như so sánh, phân tích và tổng hợp...

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu lý luận được xử lý bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài. Từ các các số liệu liên quan đến công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế được rút ra để tổng hợp, phân tích và xem xét trong mối quan hệ với tình hình chung của công tác tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên. Các kết quả phân tích được thể hiện trong các bảng biểu, sơ đồ tương ứng.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Căn cứ vào Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22/4/2013 TổngChi cục Thuế về việc Ban hành Hệ chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về công tác quản lý nợ thuế như sau:

- Tình hình nợ đọng tiền thuế giai đoạn 2013-2015: Tổng số nợ thuế tính đến thời điểm 31/12 của năm. Tổng số thuế nợ được tính tùy theo cách phân loại nợ.

Theo phân loại về tính chất nợ:

Tổng số thuế nợ = Nợ khó thu + Nợ chờ xử lý + Nợ chờ điều chỉnh + Nợ có khả năng thu.

Theo phân loại theo khu vực kinh tế:

Tổng số thuế nợ = Nợ của khối DN Nhà nước trung ương + Nợ khối DN Nhà nước địa phương + Nợ khối DN đầu tư nước ngoài + Nợ khối DN ngoài quốc doanh + Nợ của Hộ kinh doanh.

Theo phân loại theo sắc thuế:

Tổng số thuế nợ = Thuế thu nhập cá nhân + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Thuế giá trị gia tăng + Thuế tài nguyên + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Phí, lệ phí + Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp + Tiền thuê đất.

Theo phân loại theo ngành nghề kinh doanh:

Tổng số thuế nợ = Xây dựng + kinh doanh bất động sản + công nghiệp khai khoáng + chế biến, chế tạo + tài chính, ngân hàng, bảo hiểm + …

- Kết quả đôn đốc thu nộp tiền thuế thông qua công tác quản lý nợ thuế giai đoạn 2013-2015: Đôn đốc thu nộp tiền thuế thể hiện qua việc Gọi điện, gửi thư; ban hành Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp, Làm việc với doanh nghiệp.

- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế:

Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế = số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/năm đánh giá/tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý x 100%;

- Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay:

Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay = số tiền nợ thuế từ năm trước thu được trong năm nay/tổng số tiền nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước x 100%;

- Số lượng, trình độ người công chức làm công tác quản lý nợ thuế. Để đánh giá công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã hệ thống hóa lại hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá, được sử dụng trong luận văn này.

Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả công tác Quản lý nợ thuế đó là:

- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành Thuế:

Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế.

Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế =

Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá

x 100% Tổng thu nội địa do ngành

thuế quản lý

- Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước.

Đánh giá hiệu quả công tác theo dõi, đôn đốc việc thu các khoản nợ thuế có khả năng thu nhưng chưa thu được từ năm trước; kết quả việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế.

Tỷ lệ số tiền nợ thuế từ năm trước thu được trong năm nay =

Số tiền nợ thuế từ năm trước thu được trong năm nay

x 100% Tổng số tiền nợ thuế có khả năng

thu tại thời điểm 31/12 năm trước - Tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh.

Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế, kết hợp đánh giá tính kịp thời, tính chính xác trong việc quản lý, theo dõi nợ thuế của NNT.

Tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh =

Tổng số tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh

x 100% Tổng số tiền nợ thuế tại thời điểm

31/12

- Tỷ lệ số hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn

Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế, tính kịp thời trong công tác giải quyết hồ sơ gia hạn nộp thuế của cơ quan Thuế.

Tỷ lệ số hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết

đúng hạn

=

Số hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn

x 100% Tổng số hồ sơ gia hạn nộp thuế

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TP VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Sơ lƣợc bối cảnh kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2011-2015

3.1.1. Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, phát triển, điều kiện tự nhiên - xã hội của Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc nhiên - xã hội của Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.

Thành phố Vĩnh Yên là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích 50,8121 km2, dân số trên 15 vạn người, có 9 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 2 xã.

Kinh tế của Thành phố phát triển mạnh, tương đối toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, hầu hết các mục tiêu kinh tế đều đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Kinh tế của thành phố trong giai đoạn 2011- 2015 tốc độ bình quân đạt 17,8%/năm, trong đó: Dịch vụ tăng 22,9%/năm; Công nghiệp - Xây dựng tăng 13,4%/năm; Nông nghiệp tăng 4,0%/năm. Trong năm 2015, tổng giá trị sản xuất của thành phố đạt 19.982 tỉ đồng, đạt 101,6% kế hoạch, tăng 16,5% so với cùng kỳ; tổng giá trị gia tăng đạt 7.905 tỉ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 85,6 triệu đồng (khoảng 4.019USD). Thu ngân sách đạt khoảng 2.200 tỷ đồng đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách thành phố và xã, phường.

Công tác quy hoạch và quản lý đô thị được thành phố chỉ đạo sát, nghiêm túc theo đúng quy hoạch của tỉnh, trong 5 năm thành phố đã quy hoạch được 28 khu đô thị với tổng diện tích 1.239,89 ha; điều chỉnh 04 khu với tổng diện tích 192,38 ha. Trong đó, có các quy hoạch lớn, mang tính định hướng phát triển lâu dài như: Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc; Khu đô thị đại học Vĩnh Phúc; Khu đô thị Nam Vĩnh Yên; khu vực xung quanh Đầm Vạc…; kết cấu hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp; nhiều công trình trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng, trở thành những điểm nhấn đẹp về kiến trúc và cảnh quan đô thị như: Quảng trường Hồ Chí Minh, Nhà hát lớn, khu Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc, khu du lịch sinh thái Nam Đầm Vạc….

Số lượng doanh nghiệp dân doanh đăng ký mới tiếp tục phát triển, tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải dừng hoặc tạm dừng kinh doanh, giải thể.

Các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn đã góp phần tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình khó khăn chung của cả nước, bên cạnh đó các DN trong tỉnh: trình độ công nghệ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, khả năng tích tụ và huy động vốn thấp, trình độ và kỹ năng quản lý yếu,… dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp, số lượng doanh nghiệp phải dừng hoặc tạm dừng kinh doanh, giải thể khá cao chiếm 30% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký.

Từ 2011 - 2015 Thành phố đã tạo điều kiện và giải quyết việc làm trên 12.260 lao động. Thành phố không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,16%. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Cuộc vận động “Xây dựng đô thị văn minh” được tập trung chỉ đạo, góp phần hình thành nếp sống văn minh đô thị, xây dựng thành phố Vĩnh Yên ngày càng văn minh, hiện đại.

Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về GD - ĐT ngày càng được nâng cao. Giáo dục tiếp tục được phát triển trên cả 3 mặt: qui mô, chất lượng và cơ sở vật chất.

Bộ máy chính quyền từ Thành phố đến cơ sở được củng cố, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Tích cực thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa”.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên là một trong 9 Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên được thành lập theo quyết định số 315-TC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục Thuế Nhà nước.

Theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)