5. Bố cục của luận văn
3.3.3. Kết quả hoạt động quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế Thành phố
Vĩnh Yên giai đoạn 2013-2015
Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên rất quyết liệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thu hồi nợ thuế, số thu vào NSNN ngày càng tăng, tuy nhiên số nợ thuế tăng lên nhanh. Để đánh giá về hiệu quả hoạt động quản lý nợ thuế, thể hiện một số chỉ tiêu qua những bảng sau đây:
Bảng 3.6. Kết quả thu nợ đọng thuế giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Tổng số thuế nợ tại thời điểm 31/12 58.666 65.069 78.962 Trong đó: Nợ có khả năng thu 36.422 51.202 58.436 2
Số nợ đã thu được của năm báo cáo trong năm tiếp theo (2013, 2014, 2015)
39.066 47.405 54.621 Trong đó: Thu nợ có khả năng thu 28.995 40.652 45.342
3 Tỷ lệ thu hồi nợ đọng (%) 66,6 72,9 69,2
4 Tỷ lệ thu hồi nợ có khả năng thu năm cũ chuyển sang (%) 79,6 79,4 77,6
Số nợ đã được thu hồi nợ thuế năm cũ chuyển sang năm thực hiện tăng dần qua các năm: Năm 2013 thu được 39.066 triệu đồng nợ năm 2012 chuyển sang; năm 2014 thu được 47.405 triệu đồng nợ năm 2013 chuyển sang; năm 2015 thu được 54.621 triệu đồng nợ năm 2014 chuyển sang. Về số tỷ lệ thu hồi nợ đọng qua các năm đều tương đối cao, năm 2014 tăng cao nhất trong 3 năm đạt 72,9%, năm 2015 tuy tăng về số thu nợ năm 2014 chuyển sang nhưng về tỷ lệ thu hồi nợ đọng thuế lại giảm hơn so với năm 2014.
Tính đến thời điểm 31/12/2015 thu hồi nợ của năm 2014 chuyển sang là 54.621 triệu đồng, đạt 69,2% chưa đạt chỉ tiêu thu nợ cũ mà Cục Thuế giao là trên 80%. Trong đó: thu bằng biện pháp quản lý nợ là 36.902 triệu đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 17.719 triệu đồng. Chứng tỏ rằng công tác quản lý nợ thuế năm 2015 chưa đạt hiệu quả theo mục tiêu đặt ra, mà nguyên nhân chủ yếu do khách quan gây ra.
Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên đã phối hợp với cơ quan báo chí đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang website của cơ quan Thuế danh sách người nộp thuế nợ tiền thuế là 18 đơn vị nợ thuế lớn với số tiền 21,7 tỷ đồng. Kết quả năm 2015 đã thu nợ của các đơn vị thuộc danh sách công khai nợ thuế tính đến ngày 31/12/2015 đã có 16/18 đơn vị thu xếp nguồn tài chính và nộp nợ vào NSNN với số tiền gần 9,5 tỷ đồng.
Hàng tháng Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên luôn thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định, báo cáo về Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc kịp thời gian quy định.
Đánh giá tình hình thực hiện 4 chỉ tiêu thu nợ theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2015 như sau:
- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của Chi cục Thuế: (115.836 triệu/ 475.116 triệu) x 100% = 24,4%.
Tính đến thời điểm 31/12/2015 Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên không hoàn thành chỉ tiêu của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc giao là dưới 5%.
- Kết quả thu nợ có khả năng thu của năm trước: (45.342 triệu/ 58.436 triệu) x 100% = 77,6%
Việc thu các khoản nợ thuế có khả năng thu nhưng chưa thu được từ năm trước, tuy Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên đạt tỷ lệ thu khá cao, song chưa đạt yêu cầu mục tiêu Cục Thuế giao là trên 80%.
- Kết quả giải quyết các khoản nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh:
Đội Quản lý nợ đã phối hợp với Đội Kê khai, Kiểm tra thuế tiến hành xử lý các khoản nợ chờ điều chỉnh của nhiều Công ty, NNT và 1 số khoản thuế môn bài nộp sai tiểu mục, tiền phạt nhầm tiểu mục 4254 và 4911...
- Ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp (mẫu 07/QLN) đạt 91%.
Về thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên trong năm 2015 đã ban hành Quyết định cưỡng chế qua tài khoản tiền gửi ngân hàng 671 đơn vị nợ, ban hành Quyết định cưỡng chế nợ thuế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng 24 đơn vị, và ban hành Quyết định cưỡng chế nợ thuế qua bên thứ 3 nắm giữ tài sản 01 đơn vị nợ; ban hành công văn cung cấp thông tin NNT có số nợ trên 90 ngày là 286 đơn vị. Với việc quyết liệt trong thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên đã thu được 17.719 triệu đồng nợ của năm 2014 chuyển sang (thu được 22,4% nợ cũ chuyển sang năm 2015).
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế bao gồm nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan.
Một là, Các nhân tố khách quan:
- Tình hình kinh tế trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên:
Công tác thu NSNN của Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên được triển khai thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên địa
bàn đã có những chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng, sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi, lạm phát đã được kiềm chế, chỉ giá tiêu dùng đã tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế tăng trưởng còn chậm, nguồn vốn cho đầu tư vẫn ở mức thấp, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn ngừng nghỉ, giải thể nhiều nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nợ thuế.
- Sự hiểu biết, ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của người dân:
Trong những năm qua nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trong việc thực thi nghĩa vụ thuế với NSNN. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một bộ phận chưa hiểu sâu sắc được bản chất tốt đẹp của công tác thuế, quyền hạn và trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với NSNN. Do đó ý thức tuân thủ tự giác của người nộp thuế chưa thật sự cao.
Hai là, Các nhân tố chủ quan:
- Hệ thống văn bản chính sách về công tác quản lý nợ thuế.
Trong những năm qua các văn bản hướng dẫn công tác quản lý nợ thuế có nhiều sự thay đổi nhằm phù hợp hơn với thực tế. Tuy nhiên hiện tại các trình tự, thủ tục về cưỡng chế chưa được quy định rõ ràng, cụ thể và chưa có quy định pháp lý về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phối hợp với cơ quan Thuế trong việc thu nợ, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện.
- Nhân lực
Hiện tại nhân sự quản lý nợ thuế còn thiếu, trong khi đó khối lượng công việc tăng đột biến hằng năm dẫn đến cán bộ làm việc quá tải, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế ngày càng tinh vi của NNT. Cơ cấu tổ chức của Đội gồm 03 cán bộ, trực tiếp thực hiện đôn đốc quản lý thu nợ đối với 4.294 doanh nghiệp và cá nhân (số liệu tính đến 31/12/2015). Bình quân mỗi cán bộ QLN trực tiếp theo dõi đôn đốc thu nợ đối với 1.431 đối tượng nộp thuế.
- Sự phối hợp giữa bộ phận QLN & CCNT với các bộ phận trong và ngoài Chi cục Thuế: Hiện tại công tác phối hợp giữa bộ phận QLN & CCNT với các bộ phận khác vẫn chưa hiệu quả.
Các bộ phận trong Chi cục Thuế: Về bộ phận Tin học: Chưa có sự hỗ trợ tích cực cho việc triển khai các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, đôn đốc thu nợ. Đội kiểm tra thuế: chưa phối hợp thường xuyên trong việc đôn đốc thu nợ, xác minh địa chỉ doanh nghiệp. Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: về công tác tuyên truyền nghĩa vụ nộp thuế chưa chú trọng về nội dung và hình thức, chưa tập trung cho công tác quản lý thu hồi nợ thuế.
Các cơ quan, tổ chức ngoài Chi cục Thuế: Chưa có sự phối hợp tích cực, nghiêm túc, vẫn coi đây là việc riêng của của các đội làm công tác quản lý nợ thuế dẫn đến việc xử lý về thuế, cưỡng chế nợ thuế gặp nhiều khó khăn.
3.5. Đánh giá về công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên trong giai đoạn 2013 – 2015 trong giai đoạn 2013 – 2015
3.5.1. Những kết quả đạt được
Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên đã triển khai quyết liệt các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng cục thuế, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ phân tích thực trạng công tác quản lý nợ thuế cũng như kết quả đạt được của công tác này như đã phân tích ở trên có thể nói: Công tác quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên giai đoạn 2013- 2015 có nhiều tiến bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nợ ngày một nâng cao, từng bước hiện đại hoá công tác QLN thuế; chất lượng quản lý thu nợ được nâng cao, thực hiện khá nghiêm túc các quy định của Luật Quản lý thuế về QLN, theo quy trình 1395/QLN-TCT; đã từng bước thực hiện các biện pháp mạnh để cưỡng chế thu nợ thuế. Công tác Quản lý nợ thuế đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành dự toán thu Ngân sách hàng năm của ngành Thuế Vĩnh Phúc, góp phần làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp và tài chính Quốc gia. Thể hiện kết quả tích cực sau:
Một là, công tác quản lý nợ đọng thuế đã được quan tâm, chú ý, tổ chức bộ máy phù hợp, chú ý đến hiệu quả thu thuế.
Cùng với việc quản lý nợ tập trung vào một đầu mối, công chức quản lý nợ thuế đã cố gắng với nhiệm vụ mới, chuyên tâm đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời cũng được phân định rõ trách nhiệm từng bộ phận của cơ quan Thuế, vừa có tác dụng phối hợp, vừa có tác dụng giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đội Trưởng bộ phận QLN đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức quản lý nợ thuế một cách khép kín từ khâu phát sinh đến khi kết thúc nợ, bảo đảm quản lý được 100% các đối tượng nợ. Bước đầu rà soát, đối chiếu, phân loại nợ theo tính chất nợ, thời gian nợ, nguyên nhân nợ để có biện pháp xử lý phù hợp với từng nhóm NNT khác nhau. Tiến hành kiểm tra những đối tượng nợ đọng thuế góp phần giảm thiểu nợ thuế, phối hợp giữa các bộ phận để kiểm tra 100% tờ khai của các đơn vị nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn lậu, nợ đọng thuế.
Chủ động tham mưu cho UBND TP Vĩnh Yên ban hành các văn bản về việc tăng cường các biện pháp thu hồi nợ, chỉ đạo các ngành phối hợp với cơ quan Thuế để tích cực thu các khoản nợ đọng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thực hiện tốt cải cách hành chính tạo điều kiện cho các đối tượng chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, góp phần giảm thiểu nợ đọng thuế, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức liên quan như Kho Bạc Nhà Nước, hải quan, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác...và đặc biệt là người nộp thuế. NNT đã có ý thức hơn trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Chính công tác quản lý nợ đã tác động tích cực đến ý thức của NNT làm cho NNT hiểu rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm để tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế tạo dần sự bình đẳng nghĩa vụ nộp thuế giữa NNT, góp phần cho ngành Thuế hoàn thành dự toán thu.
Với bộ máy hiện tại, công tác quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế đã đi vào nề nếp và đã phát huy được hiệu quả. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được thực hiện thường xuyên góp phần nâng cao ý thực của người nộp thuế.
Hai là, đã chủ động đề xuất các biện pháp để xử lý nợ thuế.
Ngành thuế đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ thuế, như: Thông báo nộp thuế; mời NNT lên cơ quan Thuế cam kết về việc nộp nợ thuế; đôn đốc, động viên khách hàng đang nắm giữ tiền, tài sản của người nợ thuế có trách nhiệm thanh toán để người nợ thuế có thể thanh toán được tiền thuế nợ với Ngân sách Nhà nước… Bám sát từng khoản nợ, đối với các doanh nghiệp thực sự khó khăn thì cho phép cam kết thời gian trả nợ dần, đối với các doanh nghiệp cố tình dây dưa thì áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế
Thứ ba, tích cực phối hợp của các cơ quan trong công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn.
Cơ quan Thuế đã tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác phối hợp đôn đốc thu hồi nợ đọng. Tham mưu cho UBND Thành phố thành lập ban chỉ đạo thu ngân sách và thu hồi nợ thuế đồng thời thường xuyên báo cáo xin ý kiến chỉ đạo xử lý đối với các doanh nghiệp có số nợ lớn, doanh nghiệp có vướng mắc chưa được giải quyết. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn toàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền vận động các tổ chức trong công tác thu nộp ngân sách. Chuyển hồ sơ nợ đọng của các doanh nghiệp có số nợ lớn, chây ỳ kéo dài sang cơ quan Công an để phối hợp đôn đốc, xử lý. Lãnh đạo Chi cục Thuế thường xuyên làm việc với chính quyền các cấp để tăng cường các biện pháp phối hợp trong công tác thu hồi nợ đọng.
3.5.2. Hạn chế
Qua việc phân tích thực trạng của công tác quản lý nợ thuế nhận thấy: Số nợ đọng thuế qua các năm mà chủ yếu là nhóm nợ có khả năng thu ngày càng tăng nhanh, số nợ thuế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ và tập trung nợ ở sắc thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đã thể hiện một phần chất lượng quản lý thuế của cơ quan Thuế chưa tốt. Quản lý được nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ và
cưỡng chế nợ thuế chính là một trong các thước đo hiệu quả của công tác này. Ngoài ra còn phải kể đến trách nhiệm của một số cán bộ thuộc bộ phận quản lý nợ còn hời hợt, chưa tâm huyết với công việc.
Chưa xử lý được nợ thuế đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm nợ khó thu, trong khi số lượng và số nợ ngày càng tăng.
Việc kiểm soát tình hình kê khai, dòng tiền, tài khoản của các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế kể cả về chính sách và thiếu sự điều phối từ phía cấp trên.
Công tác chỉ đạo thu nợ, cưỡng chế thuế một số đơn vị chưa quyết liệt và hiệu quả. Việc làm bản cam kết về thời hạn trả nợ chỉ là giải quyết trước mắt, vấn đề đặt ra là trong thời hạn cam kết mà đơn vị cam kết trả nợ có tiền nộp nhưng không nộp thì theo dõi và xử lý như thế nào. Việc yêu cầu người nợ thuế giải trình về việc chưa nộp tiền thuế còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều đối tượng nộp thuế không chịu lên cơ quan Thuế làm việc theo giấy mời của Chi cục để làm việc về vấn đề nợ thuế.
Công tác xử lý và cưỡng chế nộp thuế đã thực hiện nhưng kết quả còn thấp. Việc cưỡng chế mới dừng ở cưỡng chế qua bên thứ ba cũng nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động nhưng cũng vì thế doanh nghiệp nghiễm nhiên được tiếp tục nợ thuế và trở thành nợ khó đòi.
Việc tính phạt chậm nộp làm tăng đáng kể số nợ thuế mà phần lớn khả