5. Bố cục của luận văn
4.2.5. Đôn đốc, thu hôì nợ thuế
Hiệu quả của công tác đôn đốc, thu hồi nợ mang lại hiệu quả cho công tác quản lý nợ thuế. Các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ như gọi điện, nhắn tin, gửi email, yêu cầu đối tượng đến làm việc tại cơ quan thuế, cán bộ thuế đến trụ sở của đối tượng nợ thuế cần phải được áp dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, vẫn đề cao ý thức tự giác và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, với các đối tượng đã xác định có rủi ro cao, không nên mất thời gian
thực hiện tuần tự các biện pháp ôn hòa kể trên, mà có thể nhanh chóng phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp và kế đến là thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế.
Tập trung đôn đốc thu nợ có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các doanh nghiệp có số thuế nợ lớn kéo dài. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng đôn đốc thu nợ và cưỡng chế đối với những trường hợp cố tình chây ỳ nợ thuế. Đối với những khoản nợ của các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, cơ quan thuế cần tham mưu chính quyền địa phương chỉ đạo UBND các xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người nộp thuế tự giác chấp hành nộp thuế tại kho bạc, các ngân hàng thương mại; kiên quyết tổ chức cưỡng chế những hộ kinh doanh có khả năng nộp thuế nhưng cố tình không chấp hành. Đồng thời, phối hợp với Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại… theo dõi kịp thời, đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn để hạn chế tối đa nợ mới phát sinh; thường xuyên theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhận diện những trường hợp kinh doanh kém hiệu quả để có biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp để nợ thuế lớn kéo dài, bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh… Song song đó, ngành Thuế phối hợp với cơ quan Công an truy tìm các doanh nghiệp nợ thuế lớn, trốn khỏi địa chỉ kinh doanh nhằm chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước để thu hồi tiền thuế nợ.
Cần xác định mục tiêu: phấn đấu thu hết số nợ tồn đọng trong năm trước, giảm thiểu phát sinh nợ mới trong năm. Cán bộ thuế cần tích cực rà soát 100% nợ đọng, phân loại đến từng người nộp thuế; thường xuyên đối chiếu nợ nhằm tránh nợ sai, nợ ảo; đối với số nợ không còn đối tượng thu (bỏ trốn, mất tích) thì lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền khoanh hoặc xoá nợ khi có chính sách; nợ thông thường thì lập kế hoạch thu ngay: gọi điện, mời lên làm việc, thuyết phục; phát hành 100% thông báo đến đối tượng nợ để đôn đốc thu; đối với nợ chây ỳ, nợ lớn do tài chính khó khăn thì mời lên lập biên bản yêu cầu nộp.
Đối với các doanh nghiệp có khoản nợ dưới 30 ngày, cán bộ quản lý nợ thuế cần thực hiện việc đôn đốc nợ như gọi điện, yêu cầu người nộp thuế thực hiện cam kết trả nợ thuế trong vòng 90 ngày; ban hành đầy đủ thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp theo chỉ đạo của Cục Thuế. Đối với các doanh nghiệp có khoản nợ trên 60 ngày, triển khai xác minh thông tin giao dịch tài khoản ngân hàng, tài khoản ở Kho bạc; tình hình tài chính của doanh nghiệp; thu thập thông tin, tình hình thanh toán vốn qua hệ thống kho bạc Nhà nước.
Với các khoản nợ khó thu, hoặc gần như không có khả năng thu, để giảm thiểu số nợ trong nhóm này, cần áp dụng các biện pháp đôn đốc quyết liệt, hoặc có phương án xóa nợ, cụ thể:
+ Đối với các doanh nghiệp liên quan đến trách nhiệm hình sự: cơ quan công an tịch biên tài sản, thanh lý để thanh toán các khoản nợ thuế, bảo hiểm... nếu không thanh toán hết đề nghị có phương án xóa nợ.
+ Đối với cá thuộc đối tượng được xóa nợ: hoàn thiện hồ sơ xóa nợ, gia hạn nợ xử lý dứt điểm để giảm tổng số nợ đang theo dõi
+ Đối với doanh phá sản, lâm vào tình trạng giải thể phá sản không còn tài sản để thanh toán các nghĩa vụ còn nợ như bảo hiểm, thuế ...: trình UBND, Bộ tài chính có phương án xóa nợ.
+ Đối với doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích,...: Đề nghị UBND Thành phố thu hồi đất, có phương án thu hồi giấy phép kinh doanh, tịch biên tài sản để thanh toán tiền nợ bảo hiểm, thuế,...
+ Thực hiện chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật đối với những doanh nghiệp nợ thuế lớn đã áp dựng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhưng không thu hồi được.