Cơ cấu tổ chức quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 53 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Cơ cấu tổ chức quản trị

Tại sơ đồ 3.1: NHCT Hải Dương là Ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam ngang hàng với các Ngân hàng chi nhánh cấp 1 khác.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Việt Nam

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của NHCT Hải Dương

Các mô hình quản lý: Sơ đồ 3.2 của NHCT Hải Dương theo kiểu mô hình trực tuyến - chức năng.

Mô hình này có ưu điểm là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định. Tuy nhiên để đạt được điều đó đòi hỏi phải tạo ra sự phối

hợp giữa hệ thống trực tuyến và chức năng. Hệ thống này tạo ra nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều trung gian. Điều này dẫn đến nhiều mối quan hệ cần xử lý vì vậy chi phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định là rất lớn. mô hình này không thích hợp với môi trường kinh doanh biến động và NHCT đang chuyển đổi mô hình quản lý để phù hợp hơn với tập đoàn tài chính đa năng.

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

1/ Ban Giám đốc: gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc

* Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Được quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật các cán bộ, nhân viên của đơn vị. Hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên đã giao hoặc giao dịch với khách hàng để ký hợp đồng.

* Phó Giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc, trong các mặt nghiệp vụ, giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt công tác, do Giám đốc phân công, ký thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Tham gia bàn bạt với Giám đốc trong việc điều chỉnh các mặt công tác của Chi nhánh.

2/ Phòng tổ chức - Hành chánh:

Sắp xếp và bố trí, đội ngũ cán bộ phù hợp với mỗi giai đoạn, xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn quản trị điều hành từng cấp, từng bộ phận cán bộ.

+ Xây dựng quy chế quản lý chặc chẽ, nâng cao năng suất lao động. Phân phối tiền lương, tiền thưởng theo lao động hợp lý, công bằng.

+ Ký kết đầy đủ các hợp đồng với công nhân viên chức, xây dựng nội dụng lao động đúng luật lao động Nhà nước đã ban hành.

+ Bố trí sắp xếp nơi làm việc sạch đẹp, tận dụng hết cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có phục vụ công tác kinh doanh.

+ Trang bị, tu sửa thường xuyên các phương tiện làm việc đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng.

3/ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

Bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong lĩnh vực thanh toán, thực hiện các dịch vụ liên quan đến dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước phát sinh tại chi nhánh Hải Dương theo đúng quy chế, quy định hiện hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHCT. Thực hiện cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng là tổ chức kinh tế; thực hiện trực tiếp việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu bằng phương thức TTR; mở hồ sơ L/C nhập khẩu; nhận L/C của ngân hàng nước ngoài mở và thông báo cho khách hàng là người thụ hưởng; thực hiện chiết khấu chứng từ hàng hóa xuất khẩu; công bố tỷ giá giao dịch theo quy định của ngân hàng tại chi nhánh và thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ; nghiệp vụ bảo lãnh trong nước…

4/ Phòng kế toán:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quy trình thanh toán như thu, chi. Theo yêu cầu của khách hàng, mở tài khoản cho khách hàng, theo dõi thông báo số dư của khách hàng trên tài khoản, kiểm tra chứng từ khi phát sinh, xử lý kịp thời những sai sót trong hạch toán, tổng hợp số phát sinh trên bảng cân đối kế toán…

5/ Phòng Tiền tệ - Ngân quỹ:

Chịu trách nhiệm về lương tiền mặt, ngân phiếu thanh toán có trong kho hàng ngày và thu chi tiền mặt theo yêu cầu khách hàng.

6/ Phòng Kinh doanh:

Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn. Trực tiếp kiểm tra quy trình sử dụng vốn của người vay, kiểm tra tài sản thế chấp, bảo đảm nợ, mở sổ theo dõi việc thu nợ, thu lãi. Thực hiện chức năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Lập kế hoạch kinh doanh, quản lý dự án, quản lý nguồn vốn.

7/ Phòng Giao dịch:

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, thanh toán, chi trả kiều hối.

8/ Phòng quản lý rủi ro:

Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh

mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương.

9/ Phòng quản lý nợ:

Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (Bao gồm các khoản nợ: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); Quản lý, khai thác và sử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã dược xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 53 - 57)