Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với DNNVV tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với DNNVV tạ

1.3.2.1. Các nhân tố chủ quan, thuộc về Ngân hàng

- Chính sách cho vay đối với DNNVV bao gồm các quy định về giới hạn cho vay đối với từng DN, đối với nhóm DN; quy định về thời hạn cho vay, TSĐB của khoản vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động cho vay.

- Quy trình cho vay đối với DNNVV là trình tự thực hiện việc cấp tín dụng theo các nguyên tắc, thủ tục của Ngân hàng, phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách cho vay của Ngân hàng nhà nước.

- Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay.

- Chất lượng cán bộ tín dụng thể hiện ở các điểm: bản lĩnh kinh doanh, trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, thu hút khách hàng.

1.3.2.2. Các nhân tố khách quan, thuộc về DNNVV

- Uy tín của DN

Uy tín của DN được thể hiện ở việc Doanh nghiệp trung thực, sử dụng vốn đúng mục đích, và có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng. Chính điều này tạo được ấn tượng tốt cho cán bộ tín dụng và khi Doanh nghiệp này cần sự giúp đỡ để khắc phục khó khăn thiếu vốn trước mắt, cán bộ tín dụng có thể dựa vào mối quan hệ tốt đẹp và thiện chí của mình đối với Doanh nghiệp để cho Khách hàng vay vốn.

- Khả năng tài chính của DN

Khả năng tài chính của Doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có, hệ số nợ, khả năng thanh toán (thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành), khả năng sinh lãi. tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trả nợ của Doanh nghiệp càng cao.

- Tính khả thi dự án của DN

Dự án vay vốn có khả thi thì cán bộ Ngân hàng sừ dựa vào đó để quyết định cho vay, quy mô tín dụng sẽ được mở rộng. Đây còn là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng món vay, quy mô tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của. Ngân hàng, bởi dự án có khả thi thì trong quá trình sản xuất kinh doanh mới có thể sinh lãi và trả nợ cho Ngân hàng.

1.3.2.3. Nhân tố môi trường bên ngoài

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế phù hợp và phát triển có thể tạo ra thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Một môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia

có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng được nâng lên không ngừng.

- Môi trường chính trị xã hội

Môi trường Chính trị - Xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và Ngân hàng cũng có thể mạnh dạn tăng cường đáp ứng nhu cầu vốn đó. Còn đối với Doanh nghiệp thì có điều kiện sản xuất kinh doanh lâu dài và ổn định, hiệu quả kinh doanh không ngừng tăng lên.

- Môi trường pháp lý

Hoạt động tín dụng Ngân hàng cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, đều phải thực hiện trên cơ sở các điều khoản của pháp luật quy định. Chính vì vậy, pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. Pháp luật có những quy định về hoạt động tín dụng, bắt buộc mọi chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng phải tuân thủ, thực hiện tốt nghĩa vụ và được bảo vệ quyền lợi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTM và dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 35 - 37)