Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Hải Dương, các DNNVV nhận cấp tín dụng của ngân hàng, các báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính trong các năm từ 2013 tới 2015 của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Hải Dương.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Để có thông tin phân tích, ngoài số liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp dựa trên khảo sát ý kiến của DNNVV có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Hải Dương.

Mẫu khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên đảm bảo tính ngẫu nhiên và đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

Tổng số DNNVV có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng hiện nay là: 61 doanh nghiệp.

Tôi sẽ tiến hành lựa chọn mẫu để khảo sát theo công thức Slovin: n = N/(1+Ne^2)

Trong đó: n là số lượng mẫu cần lấy N là tổng thể

Từ đó số lượng mẫu cần khảo sát là: 53 khách hàng

Ngoài ra nhằm đảm bảo đánh giá khách quan hoạt động cho vay DNNVV tại Chi nhánh, tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 16 CBTD thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp.

Mỗi ý kiến được cho điểm theo quy ước sau:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Yếu Trung bình Khá Tốt Xuất sắc

Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh chất lượng hoạt động cho vay với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:

Khoảng Ý nghĩa 4,20 - 5,00 Xuất sắc 3,40 - 4,19 Tốt 2,60 - 3,39 Khá 1,80 - 2,59 Trung bình 1,00 - 1,79 Yếu 2.2.2. Phương pháp phân tích 2.2.2.1. Phương pháp thống kê

Trên cơ sở số liệu thu thập qua các năm, tiến hành đánh giá phân tích dữ liệu đối với các chỉ tiêu định tính và một số chỉ tiêu định lượng.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh và diễn dịch

Phương pháp so sánh và diễn dịch để phân tích đối thủ cạnh tranh, từ đó đánh giá chiến lược và đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược tốt hơn. So sánh năm sau với số liệu năm trước hay năm chọn làm gốc để đánh giá mức độ hay tỷ lệ phần trăm tăng giảm trong phạm vi số liệu nghiên cứu mà luận văn đề cập tới.

2.2.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp tham vấn chuyên gia để giúp cho việc nhận định, đánh giá hiệu quả tín dụng một cách khách quan. Trong luận văn này, phương pháp

chuyên gia được sử dụng để phân tích các nhân tố khách quan như khách hàng, môi trường kinh tế-xã hội, môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, đồng thời dự báo triển vọng và phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP Công Thương chi nhánh Hải Dương.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay

2.3.1. Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

a/ Doanh số cho vay là tổng tiền cho vay được giải ngân trong khoảng

thời gian nhất định thường là một quý, tháng, năm. b/ Mức doanh số cho vay:

MDS = DSt- DSt-1

MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. DSt: là doanh số cho vay năm t đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. DSt-1: là doanh số cho vay năm t-1 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. c/ Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. TĐDS = (MDS/DSt-1).100%

TĐDS: là tốc độ tăng doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. DSt-1: là doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm thứ (t-1) d/ Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV so với tổng doanh số cho vay:

TDS = (DS1/DS).100%

TDS: tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng doanh số cho vay.

DS1: doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. DS: tổng doanh số cho vay.

2.3.2. Dư nợ cho vay và tốc độ tăng dư nợ cho vay của DNNVV

a/ Mức tăng dư nợ cho vay với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dư nợ tín dụng là tổng số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay tại một thời điểm nhất định:

MDN = DNt - DNt-1

MDN: mức tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa DNt: là dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t DNt-1: là dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t-1 b/ Tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

TĐDN = (MDN/DNt-1).100%

TĐDN: tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa MDN: là mức tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa DNt-1: là dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t-1 c/ Tỷ trọng dư nợ cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa so với tổng dư nợ cho vay

TDN = (DN1/DN).100%

TDN: tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với tổng dư nợ cho vay.

DN1: là dự nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

DN: là tổng dư nợ cho vay của khách hàng mở rộng đối tượng cùng đối tượng khách hàng.

d/ Mức tăng số lượng khách hàng

MSL = St -St-1

MSL: là mức tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. St: là số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t.

St-1: là số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t-1.

2.3.3. Chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay

Việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đạt hiệu quả khi đi kèm với nó là chất lượng cho vay được đảm bảo. Vì vậy để đo lường hiệu quả cho vay, ngân hàng luôn phải xem xét đồng bộ với các chỉ tiêu đảm bảo chất lượng cho vay.

a/ Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay:

Vòng quay vốn cho vay = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

Vòng quay vốn cho vay để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của cho vay ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn cho vay nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

b/ Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ:

Tỉ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn của DNNVV/Tổng dư nợ DNNVV Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, nó gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng với các khoản cho vay và phản ánh chất lượn khoản vay tốt hay không.

c/ Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ cho vay/Vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện % vốn huy động được được sử dụng trong hoạt động cho vay. Hệ số này cao cho thấy lượng vốn được sử dụng để cho vay lớn, tức hiệu quả sử dụng vốn cao. Nếu hệ số này thấp là một dấu hiệu không tốt, có thể ngân hàng đang bị ứ đọng vốn như vậy sẽ làm tăng chi phí huy động vốn, giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.3.4. Các chỉ tiêu khác

- Sự tuân thủ các nguyên tắc tín dụng.

- Uy tín của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ. - Chất lượng, trình độ của cán bộ tín dụng.

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Hải Dương

3.1.1. Lịch sử hình thành và hoạt động

Tháng 8 năm 1988 NHCT Hải Hưng được thành lập và tách ra từ Ngân nhà nước Tỉnh Hải Dương, nhận chuyển giao toàn bộ con người, tài sản từ Ngân hàng Thị xã Hải Hưng (nay là thành phố Hải Dương); Ngày 08/02/1991 NHCTVN quyết định thành lập 61 Chi nhánh trên toàn quốc trong đó có Chi nhánh NHCT Hải Hưng, trụ sở chính tại số 37 Đường Hồng quang, Thị xã Hải Hưng và hai Chi nhánh phụ thuộc là Chi nhánh NHCT Hưng Yên và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu. Tháng 1 năm 1997 tỉnh Hải Hưng được tách thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, Chi nhánh NHCT Hưng Yên trực thuộc NHCTVN. Tháng 9/2004 Chi nhánh NHCT Hải Dương thành lập mới Chi nhánh NHCT Khu công nghiệp là chi nhánh phụ thuộc. Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và NHCTVN tháng 6/2006 Chi nhánh NHCT Khu Công nghiệp và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu được nâng cấp thành Chi nhánh cấp một trực thuộc NHCTVN. Chi nhánh Hải Dương là Chi nhánh cấp 1, doanh nghiệp hạng II, là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc NHCT Việt Nam

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Hải Dương (NHCT Hải Dương)

Địa chỉ: Số 01 Hồng Quang - Thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương Sau hơn 27 năm xây dựng và phát triển, đến 31/12/2015 NHCT Hải Dương đã có 7 phòng nghiệp vụ; 6 phòng giao dịch (trong đó 05 phòng loại I); 02 QTK; số lao động 138 cán bộ (trong đó lao động vụ việc 14). Nguồn vốn huy động tại chỗ hơn 2.702.286 tỷ đồng; tổng đầu tư cho vay 1.317 tỷ đồng.

3.1.2. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chính của NHCT Hải Dương

Thanh toán xuất nhập khẩu: thanh toán bằng thư tín dụng xuất khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay, nhờ thu chấp nhận hối phiếu.

Kinh doanh ngoại tệ: mua, bán giao ngay ngoại tệ, mua bán kỳ hạn ngoại tệ, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ.

Cho thuê tài chính: cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các bất động tào sản khác, mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và cho chính doanh nghiệp đó thuê lại, tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.

Cho vay: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phát triển kinh tế gia đình, cho vay thực hiện phương án kinh doanh, phục vụ đời sống khác, cho vay tiêu dùng.

Tiết kiệm:

Chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, đại lý, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư vấn sát nhập và mua lại doanh nghiệp, lưu ký chứng khoán.

Chuyển tiền: chuyển tiền trong nước và chuyển tiền ra nước ngoài. Tư vấn khách hàng.

Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại, xây dựng, lắp đặt, cháy nổ, bảo hiểm đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính…

3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản trị

Tại sơ đồ 3.1: NHCT Hải Dương là Ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam ngang hàng với các Ngân hàng chi nhánh cấp 1 khác.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Việt Nam

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của NHCT Hải Dương

Các mô hình quản lý: Sơ đồ 3.2 của NHCT Hải Dương theo kiểu mô hình trực tuyến - chức năng.

Mô hình này có ưu điểm là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định. Tuy nhiên để đạt được điều đó đòi hỏi phải tạo ra sự phối

hợp giữa hệ thống trực tuyến và chức năng. Hệ thống này tạo ra nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều trung gian. Điều này dẫn đến nhiều mối quan hệ cần xử lý vì vậy chi phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định là rất lớn. mô hình này không thích hợp với môi trường kinh doanh biến động và NHCT đang chuyển đổi mô hình quản lý để phù hợp hơn với tập đoàn tài chính đa năng.

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

1/ Ban Giám đốc: gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc

* Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Được quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật các cán bộ, nhân viên của đơn vị. Hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên đã giao hoặc giao dịch với khách hàng để ký hợp đồng.

* Phó Giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc, trong các mặt nghiệp vụ, giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt công tác, do Giám đốc phân công, ký thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Tham gia bàn bạt với Giám đốc trong việc điều chỉnh các mặt công tác của Chi nhánh.

2/ Phòng tổ chức - Hành chánh:

Sắp xếp và bố trí, đội ngũ cán bộ phù hợp với mỗi giai đoạn, xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn quản trị điều hành từng cấp, từng bộ phận cán bộ.

+ Xây dựng quy chế quản lý chặc chẽ, nâng cao năng suất lao động. Phân phối tiền lương, tiền thưởng theo lao động hợp lý, công bằng.

+ Ký kết đầy đủ các hợp đồng với công nhân viên chức, xây dựng nội dụng lao động đúng luật lao động Nhà nước đã ban hành.

+ Bố trí sắp xếp nơi làm việc sạch đẹp, tận dụng hết cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có phục vụ công tác kinh doanh.

+ Trang bị, tu sửa thường xuyên các phương tiện làm việc đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng.

3/ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

Bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong lĩnh vực thanh toán, thực hiện các dịch vụ liên quan đến dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước phát sinh tại chi nhánh Hải Dương theo đúng quy chế, quy định hiện hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHCT. Thực hiện cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng là tổ chức kinh tế; thực hiện trực tiếp việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu bằng phương thức TTR; mở hồ sơ L/C nhập khẩu; nhận L/C của ngân hàng nước ngoài mở và thông báo cho khách hàng là người thụ hưởng; thực hiện chiết khấu chứng từ hàng hóa xuất khẩu; công bố tỷ giá giao dịch theo quy định của ngân hàng tại chi nhánh và thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ; nghiệp vụ bảo lãnh trong nước…

4/ Phòng kế toán:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quy trình thanh toán như thu, chi. Theo yêu cầu của khách hàng, mở tài khoản cho khách hàng, theo dõi thông báo số dư của khách hàng trên tài khoản, kiểm tra chứng từ khi phát sinh, xử lý kịp thời những sai sót trong hạch toán, tổng hợp số phát sinh trên bảng cân đối kế toán…

5/ Phòng Tiền tệ - Ngân quỹ:

Chịu trách nhiệm về lương tiền mặt, ngân phiếu thanh toán có trong kho hàng ngày và thu chi tiền mặt theo yêu cầu khách hàng.

6/ Phòng Kinh doanh:

Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn. Trực tiếp kiểm tra quy trình sử dụng vốn của người vay, kiểm tra tài sản thế chấp, bảo đảm nợ, mở sổ theo dõi việc thu nợ, thu lãi. Thực hiện chức năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Lập kế hoạch kinh doanh, quản lý dự án, quản lý nguồn vốn.

7/ Phòng Giao dịch:

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, thanh toán, chi trả kiều hối.

8/ Phòng quản lý rủi ro:

Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh

mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)