Kinh nghiệm cho vay đối với DNNVV của các NHTM nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 37 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Kinh nghiệm cho vay đối với DNNVV của các NHTM nước ngoài

a. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý kinh doanh nhỏ của Hoa Kỳ (SBA), hệ thống DNNVV trong những năm gần đây tại Hoa Kỳ ghi nhận sự nổi trội và phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp nhỏ. Cũng theo cơ quan này, trong năm 2013, số DNNVV đang hoạt động ở Hoa Kỳ là 5,68 triệu doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm tới 99,7%, chiếm 63% số lượng lao động trên tổng số lao động trong các DNNVV.

Trước những đóng góp và vai trò của doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế, Chính phủ Hoa Kỳ đã chuyển hướng tập trung thúc đẩy các biện pháp hỗ

trợ doanh nghiệp nhỏ mà phải kể đến các nội dung về cải cách khung pháp lý, các chương trình hỗ trợ tài chính, hướng dẫn xuất khẩu, đào tạo lao động và hỗ trợ công nghệ.

Hoa Kỳ tiến hành hàng loạt các nội dung về cải cách khung pháp lý bao gồm đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh (thời gian đăng ký kinh doanh giảm xuống chỉ mất vài giờ với mức phí vài đô la), cắt bỏ các giấy phép, điều kiện về thủ tục gia nhập thị trường, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số lĩnh vực chính, nâng cao các biện pháp hỗ trợ về an sinh xã hội.

Các chính sách tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực tài chính, nâng cao năng lực quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động, hỗ trợ tiếp cận công nghệ thông tin, hỗ trợ và thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

- Hỗ trợ tài chính: SBA là cơ quan quản lý trực tiếp Chương trình tiếp cận tín dụng cho DNNVV, nguồn vốn của Chương trình này được lấy từ các khoản hỗ trợ, đầu tư của 5000 ngân hàng thương mại, công ty tài chính, 170 tổ chức phi chính phủ, Viện Tài chính phát triển cộng đồng và khoảng 300 công ty đầu tư tài chính tư nhân. Chương trình này cụ thể bao gồm 3 chương trình hỗ trợ tài chính cơ bản (i) Chương trình cho vay 7 (a) (Loan Program); (ii) chương trình 504 (504 Loan Program); và (iii) các khoản vay nhỏ khác. Chương trình cho vay 7(a) hỗ trợ mức tín dụng cao nhất cho các doanh nghiệp với các khoản bảo lãnh lên tới 5 triệu USD, hàng năm trung bình có khoảng 50.000 khoản bảo lãnh với số tiền hàng chục tỷ USD được thực hiện thông qua chương trình này. Chương trình 504 là chương trình bảo lãnh lớn tiếp theo, với mức hỗ trợ tín dụng tối đa 5 triệu USD phục vụ cho các mục đích mua sắm tài sản. Ngoài ra, để góp phần hỗ trợ tài chính cho DNNVV, Hoa Kỳ còn có chương trình hợp tác với Chính phủ Canada. Theo quy định, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp mà trách nhiệm này sẽ do Canada thực hiện thông qua một cơ quan hỗ trợ tài

chính ở Hoa Kỳ là Ngân hàng phát triển doanh nghiệp (BDB). Doanh nghiệp khi bắt đầu gia nhập thị trường sẽ được hỗ trợ tối đa 25.000 đô Canada và 50.000 đô Canada đối với các doanh nghiệp đang hoạt động với thời gian hoàn trả vay vốn là 7 năm và với các mức lãi suất được lựa chọn theo hai hình thức lãi suất cố định hoặc lãi suất thay đổi.

- Hỗ trợ quản lý và đào tạo lao động: SBA thành lập và quản lý mạng lưới các Trung tâm phát triển DNNVV chịu trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ đào tạo cho các DNNVV. Các Trung tâm này duy trì một mạng lưới kết nối rộng khắp, cung cấp và trao đổi các chương trình tư vấn quản lý và đào tạo nghề và là diễn đàn trao đổi chính thức giữa chủ doanh nghiệp, người lao động, công chúng và Chính phủ.

- Hỗ trợ công nghệ và xúc tiến xuất khẩu: Hoa Kỳ cũng thành lập các Chương trình chuyển giao công nghệ kinh doanh nhỏ, Quỹ hợp tác mở rộng chế tạo và chương trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ. Các chương trình này cung cấp các khoản vốn lớn cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai áp dụng CNTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn thành công với mô hình Vườn ươm công nghệ và kinh doanh (thường được đặt trụ sở tại các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học) với mục đích hiện thực hóa các công trình nghiên cứu khoa học vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Về xúc tiến xuất khẩu, Ủy ban điều phối xúc tiến xuất khẩu Hoa Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về thị trường nước ngoài, pháp luật và thông lệ quốc tế và các dịch vụ hỗ trợ thông qua 100 văn phòng trên khắp Hoa Kỳ, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại điện tử đối với các DNNVV.

b. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh

Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh trở thành một quốc gia thịnh vượng và đến thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Anh trở thành nước có chi phí xã hội cao và nền kinh tế dần dần đảm bảo nhu cầu về

công ăn việc làm cũng như phúc lợi xã hội của cộng đồng. Từ những năm 1980, Anh đã tập trung xây dựng các chính sách hỗ trợ DNNVV với phương châm chính sách DNNVV là công cụ để giải quyết tình trạng thất nghiệp. Hệ thống chính sách DNNVV của Anh được chia thành 6 nội dung chính.

1. Hỗ trợ nhỏ: gồm các biện pháp về giảm tỷ lệ lãi suất và cải thiện về thuế.

2. Bãi bỏ các quy định: đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

3. Chính sách cho từng khu vực:

- Hỗ trợ các xí nghiệp công nghệ cao: SMART - là một chương trình hỗ trợ công nghệ và các hoạt động nghiên cứu.

- Hỗ trợ khu vực kinh doanh: RSA - là một chương trình trợ cấp cho các công ty kinh doanh trong các khu vực cụ thể.

- Hỗ trợ khu vực thiểu số.

4. Hỗ trợ tài chính

- Hệ thống bảo lãnh các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ (Small Firms Loan Guarantee Scheme) được thực hiện với các nội dung sau:

- Khoản vay cho các chương trình đào tạo doanh nghiệp nhỏ (Small Firm Training Loan): cung cấp khoản vốn vay cho chương trình đào tạo hướng nghiệp cho các công ty có từ 50 (hoặc hơn) lao động.

- Hệ thống đầu tư doanh nghiệp (Enterprise Investment Scheme): cung cấp các khoản ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư để họ đầu tư vào các công ty mà Nhà nước chỉ định.

5. Hỗ trợ gián tiếp: cung cấp thông tin, tư vấn doanh nghiệp

6. Xây dựng mối quan hệ giữa Chính phủ và DNNVV: Xây dựng đơn vị đảm nhận nhiệm vụ thực hiện chính sách DNNVV.

Một đặc điểm nổi bật của chính sách DNNVV ở Anh là các chính sách này không dựa trên khái niệm về bảo hộ DNNVV mà tuân theo cơ chế, nguyên tắc của thị trường và được thực hiện theo trọng điểm. Hiện tại, Chính phủ Anh tập trung vào việc hình thành nên một xã hội kinh doanh theo kiểu Mỹ, bên cạnh đó cũng tập trung vào các hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp và thiết lập vườn ươm doanh nghiệp để đạt được mục đích cao nhất là duy trì và phát triển sự năng động của khu vực tư nhân thực hiện tốt mục tiêu của quốc gia trong việc tạo công ăn việc làm cho xã hội, xúc tiến và cải thiện tính cạnh tranh của nền kinh tế.

c. Kinh nghiêm của Cộng hòa Liên bang Đức

Tại Cộng hòa Liên bang Đức, DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi đóng góp xấp xỉ 50% GDP tương ứng với số lượng doanh nghiệp chiếm 97%, chiếm 70% tổng số lao động. Ở Đức, có hai cơ quan chính sách tài chính cơ bản dành cho DNNVV ở cấp liên bang: Ngân hàng đền bù Đức (DtA) - cung cấp các khoản vốn đầu tư khởi nghiệp cho doanh nghiệp và Ngân hàng tái xây dựng và phát triển (KfW) - cung cấp các khoản vay vốn cho các doanh nghiệp đang hoạt động. Điều đặc biệt là các doanh nghiệp vay vốn từ hai ngân hàng này sẽ thực hiện thông qua một hệ thống tài chính gián tiếp là “house bank”. Đối với các cơ quan chính sách tài chính cơ bản, thì việc sử dụng “house bank” như một cơ quan trung gian sẽ giúp giảm được gánh nặng rủi ro trong việc phân tích và quyết định hồ sơ cho vay, qua đó giảm chi phí hoạt động. Đối với doanh nghiệp, nếu các doanh

nghiệp đã là khách hàng của “house bank” thì sẽ không cần thiết phải giải trình một cách chi tiết về hoạt động kinh doanh của mình, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí vừa nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.

Tuy nhiên, chính sự chồng chéo của 2 chương trình này đã khiến Chính phủ Đức thực hiện hợp nhất 2 ngân hàng DtA và KfW thành một ngân hàng KfW mới, nhiệm vụ chính vẫn là hỗ trợ nguồn tài chính cho các DNNVV. Sau khi hợp nhất thì hệ thống “house bank” vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và các khoản hỗ trợ cho DNNVV được liệt kê trong Bảng dưới đây.

d. Kinh nghiệm của Pháp

Các số liệu về DNNVV do Cơ quan thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp cung cấp cho thấy DNNVV chiếm 99,8%, chiếm 64,1% tổng số lao động và chiếm 52,8% tổng doanh thu. Từ cuối những năm 80, Pháp đã bắt đầu tiến hành tư nhân hóa các Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước. Chính điều này cùng với sự lùi lại phía sau của hệ thống trợ cấp đã làm giảm dần gánh nặng của khu vực tài chính công. Hiện nay, Ngân hàng phát triển

DNNVV là cơ quan đóng vai trò trung tâm trong khu vực tài chính công để hỗ trợ tài chính cho DNNVV tại Pháp.

Pháp có một chính sách hỗ trợ riêng cho việc khởi sự doanh nghiệp. Do tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp là khá cao nên chính sách này tập trung chính vào việc tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp mới thường tồn tại không lâu nên một trong những mục tiêu khác của chính sách này là hỗ trợ duy trì sự hoạt động và phát triển của các công ty sau khi thành lập. Đồng thời, tại Pháp các ngân hàng tư nhân thường thiếu các khoản hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập, chỉ có khoảng 29% các công ty nhận được vốn vay từ phía các ngân hàng khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Không những thế Chương trình hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp không chỉ được thực hiện trong phạm vi quốc gia mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp Pháp ở cả nước ngoài.

Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ cụ thể cũng được chia thành 4 nhóm chính gồm:

- Cung cấp thông tin: APEC (Agence Pour la Creation d’Entreprise) là cơ quan cung cấp các thông tin về thị trường, bảo hiểm xã hội, thuế và hệ thống pháp luật tại Pháp.

- Đào tạo và hướng dẫn doanh nghiệp: Pháp có cả một hệ thống tổ chức quốc gia cung cấp các chương trình đào tạo từ việc xây dựng kế hoạch trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh cho đến hướng dẫn quản lý sau khi khởi sự.

- Hỗ trợ tài chính: Chính phủ Pháp áp dụng 3 mô hình bảo lãnh tín dụng gồm bảo lãnh tín dụng của cơ quan tài chính Chính phủ; bảo lãnh tín dụng của các tổ chức phi lợi nhuận và các chương trình vay vốn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 37 - 43)