Kinh nghiệm cho vay đối với DNNVV của các NHTM trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Kinh nghiệm cho vay đối với DNNVV của các NHTM trong nước

1. Các NHTM Việt Nam thực hiện đa dạng hoá các hình thức cho vay trung và dài hạn đối với các DNNVV. Bên cạnh việc cho vay trực tiếp với

những khách hàng, cần tăng cường việc cho vay hợp vốn với các dự án lớn mà một mình ngân hàng khó có thể kham nổi (tăng cường các hợp đồng đồng tài trợ). Mở rộng các nghiệp vụ cho vay bất động sản, cho vay trả góp...

2. Điều chỉnh cơ cấu cho vay phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi. Tập trung đầu tư vào các DNNVV ở các ngành kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao. Đối với nước ta, một nước đang tiến hành công nghiệp hoá, với xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế thì khi tiến hành cho vay cũng cần ưu tiên cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.

3. Mở rộng thị trường cho vay. Tiến hành thu hút khách hàng thông qua chính sách cho vay ưu đãi, các ưu đãi có thể là cho vay với lãi suất thấp hoặc ưu đãi về thời hạn trả nợ... áp dụng nhiều hình thức dịch vụ mới như dịch vụ tri trả hộ, dịch vụ uỷ thác, dịch vụ bảo quản tài sản, dịch vụ tư vấn khách hàng... Bên cạnh việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới chi nhánh trong nước, ngân hàng cần tiến hành thành lập các chi nhánh ở nước ngoài nhằm mở rộng thị trường cho vay quốc tế. Tăng cường công tác đối ngoại, hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tín dụng quốc tế nhằm mở rộng thị trường cho vay liên ngân hàng.

4. Phấn đấu nâng cao trình độ đội ngũ tín dụng. Con người là nhân tố mấu chốt của mọi thắng lợi, trình độ của cán bộ ngân hàng được nâng cao. Có trình độ chuyên môn, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến hoạt động tín dụng trung dài hạn, được trang bị những kiến thức về sự phát triển của kinh tế thị trường, kiến thức về Marketing với việc đáp ứng nhu cầu, thoả mãn mọi mong muốn của khách hàng.

5. Tăng cường đổi mới công nghệ ngân hàng. Trang bị, nâng cấp máy móc thiết bị tin học công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để một ngân hàng hội nhập vào cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế. Hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng phụ vụ, đáp ứng nhu cầu quản lý và

tăng cường cạnh tranh để có thị phần khách hàng lớn trong hệ thống ngân hàng quốc gia.

6. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát, kiểm tra và kiểm toán nội bộ. Ở Việt Nam công tác kiểm tra, kiểm soát còn yếu trong những năm qua còn yếu nên đây là một trong những chương trình hành động quan trọng để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng đi đúng hành lang pháp lý, thực hiện các biện pháp an toàn và kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời tăng cường tập trung chỉ đạo công tác kiểm toán để nhìn nhận một cách khách quan thực trạng tài chính của các doanh nghiệp vay vốn cũng như đơn vị mình. Nâng cao chất lượng thẩm định của các dự án về cả mặt tài chính cũng như về mặt kỹ thuật của dự án đó. Giảm nợ quá hạn, tăng cường khai thác tài sản xiết nợ gồm có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh có nghĩa là hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, quản lý và sử dụng các tài sản xiết nợ tốt hơn. Đối với các khoản nợ quá hạn trước đây có thể thu hồi lại bằng một số biện pháp:

- Đối với khách hàng gặp khó khăn nhất thời trong sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể giảm lãi suất, thu nợ gốc trước, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ.

- Trong trường hợp bên vay cố tình không trả nợ, ngân hàng kiên quyết yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp nhằm thu hồi nợ.

- Đối với các khoản vay không thu được nợ, nếu có thể thu hồi bằng tài sản, ngân hàng cần nhanh chóng nắm giữ hồ sơ gốc của các tài sản này, tránh để các ngân hàng khác hoặc chủ nợ khác nắm giữ.

- Lập các quỹ đề phòng rủi ro để làm nguồn tài chính quan trọng cho việc bù đắp các khoản xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của ngân hàng.

- Nợ không thể đòi được do doanh nghiệp phá sản, giải thể có thể giải quyết bằng quỹ phòng ngừa rủi ro, nếu chưa có quỹ này thì chờ khi nào trích được quỹ phòng ngừa rủi ro thì xử lý.

- Nợ có thể đòi được thì ngân hàng cùng ban lãnh đạo của doanh nghiệp cùng bàn bạc để tìm ra biện pháp trả nợ, kể cả trường hợp bán nợ.

- Tham gia bảo hiểm cho các khoản vay trung dài hạn để đề phòng những rủi ro không lường trước được như thiên tai, hoả hoạn, chính trị...

7. Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Các NHTM không hạn chế vào một số ít DNNVV hoạt động trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà đã cố gắng đầu tư vào tất cả các lĩnh vực với một cơ cấu hợp lý để phân tán rủi ro khi tình hình kinh doanh của một ngành nghề, một số các doanh nghiệp gặp phải rủi ro.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho vay đối với DNNVV của NHTMCP Công thương chi nhánh Hải Dương

Tổng kết kinh nghiệm trong cho vay đối với DNNVV của một số NHTM tại Việt Nam và trên thế giới có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng TMCP Công thương Hải Dương như sau:

Một là, đa dạng hoá các hình thức cho vay trung và dài hạn đối với các DNNVV, tăng cường các hợp đồng đồng tài trợ, mở rộng các nghiệp vụ cho vay bất động sản, cho vay trả góp.

Hai là, tập trung cho vay các DNNVV ở các ngành kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao.

Ba là, mở rộng thị trường cho vay bằng việc tiến hành thu hút khách hàng thông qua chính sách cho vay ưu đãi, các ưu đãi có thể là cho vay với lãi suất thấp hoặc ưu đãi về thời hạn trả nợ.

Bốn là, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Chi nhánh nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng.

Năm là, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng phụ vụ, đáp ứng nhu cầu quản lý và tăng cường cạnh tranh

Sáu là, tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát, kiểm tra và kiểm toán nội bộ.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Hiệu quả cho vay của NHTM được đo lường bằng các chỉ tiêu nào? - Thực Trạng cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Công Thương Chi nhánh Hải Dương ?

- Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Hải Dương trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Hải Dương, các DNNVV nhận cấp tín dụng của ngân hàng, các báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính trong các năm từ 2013 tới 2015 của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Hải Dương.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Để có thông tin phân tích, ngoài số liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp dựa trên khảo sát ý kiến của DNNVV có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Hải Dương.

Mẫu khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên đảm bảo tính ngẫu nhiên và đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

Tổng số DNNVV có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng hiện nay là: 61 doanh nghiệp.

Tôi sẽ tiến hành lựa chọn mẫu để khảo sát theo công thức Slovin: n = N/(1+Ne^2)

Trong đó: n là số lượng mẫu cần lấy N là tổng thể

Từ đó số lượng mẫu cần khảo sát là: 53 khách hàng

Ngoài ra nhằm đảm bảo đánh giá khách quan hoạt động cho vay DNNVV tại Chi nhánh, tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 16 CBTD thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp.

Mỗi ý kiến được cho điểm theo quy ước sau:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Yếu Trung bình Khá Tốt Xuất sắc

Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh chất lượng hoạt động cho vay với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:

Khoảng Ý nghĩa 4,20 - 5,00 Xuất sắc 3,40 - 4,19 Tốt 2,60 - 3,39 Khá 1,80 - 2,59 Trung bình 1,00 - 1,79 Yếu 2.2.2. Phương pháp phân tích 2.2.2.1. Phương pháp thống kê

Trên cơ sở số liệu thu thập qua các năm, tiến hành đánh giá phân tích dữ liệu đối với các chỉ tiêu định tính và một số chỉ tiêu định lượng.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh và diễn dịch

Phương pháp so sánh và diễn dịch để phân tích đối thủ cạnh tranh, từ đó đánh giá chiến lược và đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược tốt hơn. So sánh năm sau với số liệu năm trước hay năm chọn làm gốc để đánh giá mức độ hay tỷ lệ phần trăm tăng giảm trong phạm vi số liệu nghiên cứu mà luận văn đề cập tới.

2.2.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp tham vấn chuyên gia để giúp cho việc nhận định, đánh giá hiệu quả tín dụng một cách khách quan. Trong luận văn này, phương pháp

chuyên gia được sử dụng để phân tích các nhân tố khách quan như khách hàng, môi trường kinh tế-xã hội, môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, đồng thời dự báo triển vọng và phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP Công Thương chi nhánh Hải Dương.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay

2.3.1. Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

a/ Doanh số cho vay là tổng tiền cho vay được giải ngân trong khoảng

thời gian nhất định thường là một quý, tháng, năm. b/ Mức doanh số cho vay:

MDS = DSt- DSt-1

MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. DSt: là doanh số cho vay năm t đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. DSt-1: là doanh số cho vay năm t-1 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. c/ Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. TĐDS = (MDS/DSt-1).100%

TĐDS: là tốc độ tăng doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. DSt-1: là doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm thứ (t-1) d/ Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV so với tổng doanh số cho vay:

TDS = (DS1/DS).100%

TDS: tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng doanh số cho vay.

DS1: doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. DS: tổng doanh số cho vay.

2.3.2. Dư nợ cho vay và tốc độ tăng dư nợ cho vay của DNNVV

a/ Mức tăng dư nợ cho vay với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dư nợ tín dụng là tổng số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay tại một thời điểm nhất định:

MDN = DNt - DNt-1

MDN: mức tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa DNt: là dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t DNt-1: là dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t-1 b/ Tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

TĐDN = (MDN/DNt-1).100%

TĐDN: tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa MDN: là mức tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa DNt-1: là dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t-1 c/ Tỷ trọng dư nợ cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa so với tổng dư nợ cho vay

TDN = (DN1/DN).100%

TDN: tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với tổng dư nợ cho vay.

DN1: là dự nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

DN: là tổng dư nợ cho vay của khách hàng mở rộng đối tượng cùng đối tượng khách hàng.

d/ Mức tăng số lượng khách hàng

MSL = St -St-1

MSL: là mức tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. St: là số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t.

St-1: là số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm t-1.

2.3.3. Chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay

Việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đạt hiệu quả khi đi kèm với nó là chất lượng cho vay được đảm bảo. Vì vậy để đo lường hiệu quả cho vay, ngân hàng luôn phải xem xét đồng bộ với các chỉ tiêu đảm bảo chất lượng cho vay.

a/ Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay:

Vòng quay vốn cho vay = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

Vòng quay vốn cho vay để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của cho vay ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn cho vay nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

b/ Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ:

Tỉ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn của DNNVV/Tổng dư nợ DNNVV Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, nó gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng với các khoản cho vay và phản ánh chất lượn khoản vay tốt hay không.

c/ Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ cho vay/Vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện % vốn huy động được được sử dụng trong hoạt động cho vay. Hệ số này cao cho thấy lượng vốn được sử dụng để cho vay lớn, tức hiệu quả sử dụng vốn cao. Nếu hệ số này thấp là một dấu hiệu không tốt, có thể ngân hàng đang bị ứ đọng vốn như vậy sẽ làm tăng chi phí huy động vốn, giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.3.4. Các chỉ tiêu khác

- Sự tuân thủ các nguyên tắc tín dụng.

- Uy tín của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ. - Chất lượng, trình độ của cán bộ tín dụng.

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Hải Dương

3.1.1. Lịch sử hình thành và hoạt động

Tháng 8 năm 1988 NHCT Hải Hưng được thành lập và tách ra từ Ngân nhà nước Tỉnh Hải Dương, nhận chuyển giao toàn bộ con người, tài sản từ Ngân hàng Thị xã Hải Hưng (nay là thành phố Hải Dương); Ngày 08/02/1991 NHCTVN quyết định thành lập 61 Chi nhánh trên toàn quốc trong đó có Chi nhánh NHCT Hải Hưng, trụ sở chính tại số 37 Đường Hồng quang, Thị xã Hải Hưng và hai Chi nhánh phụ thuộc là Chi nhánh NHCT Hưng Yên và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu. Tháng 1 năm 1997 tỉnh Hải Hưng được tách thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, Chi nhánh NHCT Hưng Yên trực thuộc NHCTVN. Tháng 9/2004 Chi nhánh NHCT Hải Dương thành lập mới Chi nhánh NHCT Khu công nghiệp là chi nhánh phụ thuộc. Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và NHCTVN tháng 6/2006 Chi nhánh NHCT Khu Công nghiệp và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu được nâng cấp thành Chi nhánh cấp một trực thuộc NHCTVN. Chi nhánh Hải Dương là Chi nhánh cấp 1, doanh nghiệp hạng II, là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc NHCT Việt Nam

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Hải Dương (NHCT Hải Dương)

Địa chỉ: Số 01 Hồng Quang - Thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 43)