Các chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.4.Các chỉ tiêu khác

- Sự tuân thủ các nguyên tắc tín dụng.

- Uy tín của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ. - Chất lượng, trình độ của cán bộ tín dụng.

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Hải Dương

3.1.1. Lịch sử hình thành và hoạt động

Tháng 8 năm 1988 NHCT Hải Hưng được thành lập và tách ra từ Ngân nhà nước Tỉnh Hải Dương, nhận chuyển giao toàn bộ con người, tài sản từ Ngân hàng Thị xã Hải Hưng (nay là thành phố Hải Dương); Ngày 08/02/1991 NHCTVN quyết định thành lập 61 Chi nhánh trên toàn quốc trong đó có Chi nhánh NHCT Hải Hưng, trụ sở chính tại số 37 Đường Hồng quang, Thị xã Hải Hưng và hai Chi nhánh phụ thuộc là Chi nhánh NHCT Hưng Yên và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu. Tháng 1 năm 1997 tỉnh Hải Hưng được tách thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, Chi nhánh NHCT Hưng Yên trực thuộc NHCTVN. Tháng 9/2004 Chi nhánh NHCT Hải Dương thành lập mới Chi nhánh NHCT Khu công nghiệp là chi nhánh phụ thuộc. Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và NHCTVN tháng 6/2006 Chi nhánh NHCT Khu Công nghiệp và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu được nâng cấp thành Chi nhánh cấp một trực thuộc NHCTVN. Chi nhánh Hải Dương là Chi nhánh cấp 1, doanh nghiệp hạng II, là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc NHCT Việt Nam

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Hải Dương (NHCT Hải Dương)

Địa chỉ: Số 01 Hồng Quang - Thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương Sau hơn 27 năm xây dựng và phát triển, đến 31/12/2015 NHCT Hải Dương đã có 7 phòng nghiệp vụ; 6 phòng giao dịch (trong đó 05 phòng loại I); 02 QTK; số lao động 138 cán bộ (trong đó lao động vụ việc 14). Nguồn vốn huy động tại chỗ hơn 2.702.286 tỷ đồng; tổng đầu tư cho vay 1.317 tỷ đồng.

3.1.2. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chính của NHCT Hải Dương

Thanh toán xuất nhập khẩu: thanh toán bằng thư tín dụng xuất khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay, nhờ thu chấp nhận hối phiếu.

Kinh doanh ngoại tệ: mua, bán giao ngay ngoại tệ, mua bán kỳ hạn ngoại tệ, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ.

Cho thuê tài chính: cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các bất động tào sản khác, mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và cho chính doanh nghiệp đó thuê lại, tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.

Cho vay: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phát triển kinh tế gia đình, cho vay thực hiện phương án kinh doanh, phục vụ đời sống khác, cho vay tiêu dùng.

Tiết kiệm:

Chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, đại lý, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư vấn sát nhập và mua lại doanh nghiệp, lưu ký chứng khoán.

Chuyển tiền: chuyển tiền trong nước và chuyển tiền ra nước ngoài. Tư vấn khách hàng.

Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại, xây dựng, lắp đặt, cháy nổ, bảo hiểm đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính…

3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản trị

Tại sơ đồ 3.1: NHCT Hải Dương là Ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam ngang hàng với các Ngân hàng chi nhánh cấp 1 khác.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Việt Nam

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của NHCT Hải Dương

Các mô hình quản lý: Sơ đồ 3.2 của NHCT Hải Dương theo kiểu mô hình trực tuyến - chức năng.

Mô hình này có ưu điểm là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định. Tuy nhiên để đạt được điều đó đòi hỏi phải tạo ra sự phối

hợp giữa hệ thống trực tuyến và chức năng. Hệ thống này tạo ra nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều trung gian. Điều này dẫn đến nhiều mối quan hệ cần xử lý vì vậy chi phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định là rất lớn. mô hình này không thích hợp với môi trường kinh doanh biến động và NHCT đang chuyển đổi mô hình quản lý để phù hợp hơn với tập đoàn tài chính đa năng.

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

1/ Ban Giám đốc: gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc

* Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Được quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật các cán bộ, nhân viên của đơn vị. Hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên đã giao hoặc giao dịch với khách hàng để ký hợp đồng.

* Phó Giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc, trong các mặt nghiệp vụ, giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt công tác, do Giám đốc phân công, ký thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Tham gia bàn bạt với Giám đốc trong việc điều chỉnh các mặt công tác của Chi nhánh.

2/ Phòng tổ chức - Hành chánh:

Sắp xếp và bố trí, đội ngũ cán bộ phù hợp với mỗi giai đoạn, xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn quản trị điều hành từng cấp, từng bộ phận cán bộ.

+ Xây dựng quy chế quản lý chặc chẽ, nâng cao năng suất lao động. Phân phối tiền lương, tiền thưởng theo lao động hợp lý, công bằng.

+ Ký kết đầy đủ các hợp đồng với công nhân viên chức, xây dựng nội dụng lao động đúng luật lao động Nhà nước đã ban hành.

+ Bố trí sắp xếp nơi làm việc sạch đẹp, tận dụng hết cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có phục vụ công tác kinh doanh.

+ Trang bị, tu sửa thường xuyên các phương tiện làm việc đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng.

3/ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

Bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong lĩnh vực thanh toán, thực hiện các dịch vụ liên quan đến dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước phát sinh tại chi nhánh Hải Dương theo đúng quy chế, quy định hiện hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHCT. Thực hiện cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng là tổ chức kinh tế; thực hiện trực tiếp việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu bằng phương thức TTR; mở hồ sơ L/C nhập khẩu; nhận L/C của ngân hàng nước ngoài mở và thông báo cho khách hàng là người thụ hưởng; thực hiện chiết khấu chứng từ hàng hóa xuất khẩu; công bố tỷ giá giao dịch theo quy định của ngân hàng tại chi nhánh và thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ; nghiệp vụ bảo lãnh trong nước…

4/ Phòng kế toán:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quy trình thanh toán như thu, chi. Theo yêu cầu của khách hàng, mở tài khoản cho khách hàng, theo dõi thông báo số dư của khách hàng trên tài khoản, kiểm tra chứng từ khi phát sinh, xử lý kịp thời những sai sót trong hạch toán, tổng hợp số phát sinh trên bảng cân đối kế toán…

5/ Phòng Tiền tệ - Ngân quỹ:

Chịu trách nhiệm về lương tiền mặt, ngân phiếu thanh toán có trong kho hàng ngày và thu chi tiền mặt theo yêu cầu khách hàng.

6/ Phòng Kinh doanh:

Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn. Trực tiếp kiểm tra quy trình sử dụng vốn của người vay, kiểm tra tài sản thế chấp, bảo đảm nợ, mở sổ theo dõi việc thu nợ, thu lãi. Thực hiện chức năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Lập kế hoạch kinh doanh, quản lý dự án, quản lý nguồn vốn.

7/ Phòng Giao dịch:

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, thanh toán, chi trả kiều hối.

8/ Phòng quản lý rủi ro:

Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh

mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương.

9/ Phòng quản lý nợ:

Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (Bao gồm các khoản nợ: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); Quản lý, khai thác và sử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã dược xử lý rủi ro.

3.1.4. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Hải Dương Hải Dương

3.1.4.1. Nguồn vốn

Như chúng ta đã biết, các NHTM có vai trò to lớn trong việc điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu và luôn chủ động tìm kiếm mọi cách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để hoạt động.Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” NHCT Hải Dương đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước để đảm bảo cân đối trong hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng, với nền kinh tế và với chính bản thân Ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, NHCT Hải Dương đã huy động vốn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Đặc biệt, trong những năm gần đây Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Hải Dương không ngừng mở rộng và tìm ra giải pháp nhằm tăng nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.

10,71% 17,24%

72,03%

0,02%

Vốn huy động Vốn điều hòa Vốn vay Vốn khác

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn tại ngân hàng

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Chênh lệch

2014/2013 2015/2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 1.306.740 17,24 2.479.158 31,71 2.702.286 38.00 1172418 89.72 223128 9.00 Vốn điều hòa 5.460.000 72,03 4.499.076 57,55 3.555.636 50.00 -960924 -17.60 -943440 -20.97 Vốn vay 1512 0,02 1512 0,02 1506 0.02 0 0.00 -6 -0.40 Vốn khác 811.794 10,71 837.456 10,71 851.850 11.98 25662 3.16 14394 1.72 Tổng nguồn vốn 7.580.046 100,00 7.817.202 100,00 7.111.278 100.00 237156 3.13 -705924 -9.03

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nguồn vốn của NHCT chi nhánh Hải Dương

57,55% 10,71% 31,71% 0,02% 38% 11.98% 0.02% 50% 48

Nguồn vốn của NHCT được cấu tạo bởi 2 nguồn chính: Từ vốn huy động và vốn điều chuyển (vốn điều hòa) từ Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Qua bảng số liệu, ta nhận thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng có sự tăng, giảm không ổn định theo từng năm cụ thể 2013 là 7.580.046 triệu đồng, năm 2014 là 7.817.202 triệu đồng tăng 237.156 triệu đồng, tương ứng tăng 3,13% so với năm 2013. Nguyên nhân là do năm này vốn huy động tăng đáng kể gần gấp đôi năm ngoái kéo theo sự tăng lên của tổng nguồn vốn. Riêng đến năm 2015 thì tổng nguồn vốn giảm 705.924 triệu đồng, tương ứng giảm 9,03% so với năm 2014 chủ yếu là do sự giảm xuống của nguồn vốn điều hòa từ cấp trên. Cụ thể như sau:

a/ Vốn huy động: nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng qua các năm. Năm 2013 là 1.306.740 triệu đồng Trong đó, các khoản huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 30%, huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu và trái phiếu giảm 3,7% so với đầu năm, năm 2014 là 2.479.158 triệu đồng, tăng 1.172.418 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 89,72% so với năm 2013. Đến năm 2015 đạt 2.702.286 triệu đồng, tăng 223.128 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 25,71%. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm là nhờ vào nỗ lực không ngừng của đơn vị làm công tác huy động vốn. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn như: mở thêm các hình thức tiết kiệm bậc thang với lãi suất có điều chỉnh hợp lý và tiện ích thu hút được nhiều khách hàng với nhiều hình thức trả lãi như: trả hàng tháng, trả lãi giữa kỳ, trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu trúng thưởng với mức lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo sự an tâm cho khách hàng khi gửi tiền. Mặt khác, Ngân hàng còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền thống như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lễ, tết và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để khai thác khách hàng tiềm năng trên địa bàn đến gửi tiền. Với chính sách huy động vốn đa dạng và năng động như vậy nên tỷ trọng vốn huy

động trong tổng nguồn vốn cũng tăng. Cụ thể năm 2013 nguồn vốn này chiếm 17,24% trong tổng nguồn vốn, năm 2014 là 31,71% và đến năm 2015 tỷ lệ này là 38%.

Đặc biệt là trong năm 2014 vốn huy động rất mạnh với tốc độ tăng kỷ lục trong những năm gần gấp đôi cùng kỳ năm trước (89,72%) và bằng 125% so với kế hoạch Trung Ương giao. Đó là kết quả phấn đấu liên tục, là sự cố gắng rất lớn của lực lượng làm công tác huy động vốn nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn như hiện nay. Điều đáng ghi nhận là năm 2014 là NHCTVN phát động và giao chỉ tiêu năm đợt huy động kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm dự thưởng… Các đợt áp sát nhau, liền kề nhau, có những đợt song trùng nhau nhưng Chi nhánh đều đạt và vượt chỉ tiêu. Dẫn đầu trong năm, đợt huy động này là Quỹ tiết kiệm số 1 đạt từ 83% đến 208% tuy nhiên tiền gửi bình quân cả năm đạt gần 210 tỷ đồng, thấp hơn cuối năm đến 552 tỷ đồng và chỉ đạt 26% tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy số dư huy động tại chỗ tăng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, chưa mang tính bền vững do cơ chế nguồn vốn huy động không kỳ hạn còn cao. Cụ thể:

- Tiền gửi doanh nghiệp bình quân cả năm đạt 437.790 triệu đồng, trong khi đó số cuối năm lên đến 821.070 triệu đồng. Đó là do kỳ nghĩ tết dương lịch năm này khá dài, nên tiền bán hàng về các doanh nghiệp không kịp rút ra khi thu mua và số này giảm mạnh sau tết dương lịch.

- Tiền gửi dân cư khá ổn định, bình quân cả năm đạt 1.367.184 triệu đồng, số cuối năm 1.631.190 triệu đồng.

- Huy động thông qua phát hành các công cụ nợ bình quân đạt 456.000 triệu đồng, số cuối năm 486.000 triệu đồng. Đây là nguồn vốn huy động ổn định nhất, chúng ta cần đẩy mạnh kênh huy động này.

Tuy nhiên do điều kiên cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn như hiện nay cùng với các dịch vụ của Bưu điện và các công ty Bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 51)