Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử tại chi cục thuế quận tân phú TPHCM (Trang 51 - 53)

Hệ số Cronbach’s alpha là một phương pháp kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo. Tư tưởng chung của phương pháp này là tìm kiếm sự vô lý nếu có trong các câu trả lời. Nó cho biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu cùng một khái niệm.

Theo quy tắc kinh nghiệm thì hệ số Alpha từ 0.7 trở lên thì thang đo đó đáng tin cậy và giải thích hiệu quả3 (Nunnally và cộng sự, 1994, pp. 264–265). Hoặc theo Peterson (1994) thì hệ số Alpha phải từ 0,7 trở lên, thậm chí là từ 0,77 thì thang đo được xem là tin cậy và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu hệ số anpha quá cao (lớn hơn 0,95) thì có sự đa cộng tuyến cao giữa các biến giải thích). Theo Dawn Iacobucci và Adam Duhachek (2003) thì cho rằng mỗi giá trị alpha phải đi kèm với khoảng tin cậy để đánh giá hiệu quả tin cậy của thang đo.

Ngoài ra, để thang đo có độ tin cậy cao đòi hỏi các biến quan sát có tương quan mạnh với nhau. Điều này được thể hiện qua chỉ số tương quan giữa biến – tổng. Theo đó, tương quan biến – tổng này phải lớn hơn 0,3.

Kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha cho thấy cả 4 nhân tố được trích đều có giá trị α lớn hơn 0,6 và có mối tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Kết quả kiểm định thang đo của 5 thành phần trong mô hình được thể hiện cụ thể như sau:

4.2.1.1 Thành phần mức độ an toàn

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach’s alpha cho thành phần mức độ an toàn có giá trị alpha bằng 0,814 và các hệ số tương quan biến tổng của 6 biến quan sát từ AT1 đến AT6 đều lớn hơn 0,30. Điều đó cho thấy thang đo thành phần tin cậy đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

Bng 4.3: Thành phn mc độ an toàn Giá tr alpha (αααα) = 0,81

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến - tổng Bình phương hệ số tương quan bội Giá trị anpha nếu loại biến này AT1: Chữ kí số không giả mạo được 20,90 10,10 0,59 0,46 0,77 AT2: Không được chỉnh sửa dữ liệu sau

khi đã kí số lên tờ khai đăng ký nộp thuế điện tử

20,78 10,11 0,56 0,52 0,78

AT3: Dữ liệu được bảo mật tại cơ quan

thuế 20,82 10,05 0,53 0,47 0,79

AT4: Chữ kí số của cơ quan thuế là bằng

chứng đã nộp tiền 20,70 9,95 0,57 0,49 0,78 AT5: Nộp thuếđiện tử không bị mất cắp

dọc đường 20,68 10,49 0,52 0,55 0,79

AT6: Dữ liệu được lưu trữ lâu dài 20,70 10,02 0,64 0,54 0,76

Nguồn: tác giả tính toán từ bộ dữ liệu khảo sát

Kết lun: thang đo của thành phần mức độ an toàn được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA bao gồm 6 biến từ AT1 đến AT6 như trên bảng 4.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử tại chi cục thuế quận tân phú TPHCM (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)