Trong quá trình tuyển dụng, các tổ chức có nhiều nguồn cung cấp ứng viên vào các chức vụ hoặc những công việc đang cần người, như tuyển dụng thông qua quảng cáo, thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, tuyển người trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc trong cơ quan, đơn vị. Có thể phân nguồn ứng viên là nguồn ứng viên từ trong nội bộ và bên ngoài cơ quan, đơn vị.
- Nguồn ứng viên từ trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Khác với đề bạt, bổ nhiệm nội bộ, hình thức tuyển dụng nội bộ được thực hiện công khai, với các tiêu chuẩn rõ ràng đối với tất cả các ứng viên từ bên trong cơ quan, đơn vị.
Ưu điểm của phương pháp này:
+ Nhân sự của cơ quan, đơn vị đã có quá trình thử thách về lòng trung thành, trung thực, thái độ nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm...
+ Nhân sự có quá trình làm việc lâu dài nên dễ thích ứng với cương vị mới.
+ Tạo ra sự thi đua giữa các cán bộ công chức đang làm việc, khuyến khích họ tích cực làm việc, sáng tạo và tạo ra hiệu suất cao hơn.
Nhược điểm của phương pháp này:
+ Nếu tuyển theo hình thức thăng chức nội bộ sẽ gây ra hiện tượng chai lỳ, xơ cứng do các cán bộ công chức được thăng chức quen với cách làm việc cũ nên dễ dẫn đến thiếu sáng tạo, không khơi được không khí thi đua.
+ Những cán bộ công chức không được chọn sẽ có tâm lý bất mãn, không hợp tác với lãnh đạo mới, dễ chia rẽ, bè phái mất đoàn kết, khó làm việc...
đơn vị xây dựng dữ liệu hồ sơ cán bộ công chức bao gồm: số lượng, chất lượng, đặc điểm cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác...
- Nguồn ứng viên từ bên ngoài cơ quan, đơn vị: Để thu hút ứng viên từ bên ngoài cơ quan, đơn vị có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số hình thức thu hút khác nhau như sau: Thông qua quảng cáo, thông qua văn phòng dịch vụ lao động, tuyển dụng trực tiếp sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và các hình thức khác như giới thiệu cảu cán bộ công chức, báo, đài, internet...Nội dung và trình tự tuyển dụng thường được tiến hành thông qua các bước, cụ thể như sau:
Bước 01: Chuẩn bị tuyển dụng bao gồm thành lập hội đồng tuyển dụng, nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan, xác định các tiêu chuẩn tuyển chọn.
Bước 02: Thông báo nội dụng tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông như ti vi, báo, đài về vị trí tuyển dụng, tình hình Công ty cho các ứng viên.
Bước 03: Thu nhận nghiên cứu hồ sơ: Sau khi đăng tin tuyển dụng, các ứng viên nghiên cứu và nộp hồ sơ, cơ quan, đơn vị tiến hành thu thập hồ sơ, thông tin ứng viên và nghiên cứu sơ bộ và chọn những hồ sơ đủ điều kiện.
Bước 04: Phỏng vấn sơ bộ nhằm loại bớt các ứng viên không đạt chuẩn khi nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện.
Bước 05: Kiểm tra, trắc nghiệm, nhằm đánh giá ứng viên về kiến thức cơ bản, tay nghề, trí thông minh...để chọn ra ứng viên xuất sắc nhất.
Bước 06: Xác minh điều tra, nhằm kiểm tra lại tính chính xác của thông tin đối với những công việc đòi hỏi phải xác minh thông tin về ứng viên thật chính xác.
Bước 08: Khám sức khỏe nhằm đảm bảo ứng viên có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc.
Bước 09: Ra quyết định tuyển dụng, tiến hành thương thảo về các điều kiện làm việc, lương thưởng, đi đến ký hợp đồng lao động
(Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, 2011).