Công tác tuyển dụng tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty liên doanh TNHH nippon express việt nam (Trang 49 - 53)

Bảng 2.6: Tình hình biến động nhân sự trong giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm

Số LĐ Số LĐ tăng trong kì Số LĐ giảm trong kì Số LĐ Đầu kì báo cáo Tuyển ngoài Đề bạt và thuyên chuyển Hưu trí Thôi việc và chuyển công tác Cuối kì báo cáo 2014 455 32 8 1 7 487 2015 487 25 7 0 12 507 2016 507 12 5 0 9 515 (Phòng tổ chức hành chính công ty NEVN)

 Số lao động cuối kì = Số lao động trong kì + (Số lao động tăng trong kì - Số lao động giảm trong kì)

Nhận xét:

- Tình hình biến động nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn 2014 - 2016 không nhiều lắm, thể hiện ở số lao động tuyển ngoài vào cũng như số lao động hưu trí và nghỉ việc.

- Năm 2014: Số nhân viên đầu kì báo cáo là 455 người, tuyển ngoài 32 người, đề bạt 8 người, hưu trí 1 người, nghỉ việc 7 người. Năm 2014 là năm NEVN mở rộng thêm quy mô kinh doanh tại khu vực Đồng Nai, Bến Tre.

- Năm 2015: Số nhân viên đầu kì báo cáo là 487 người, tuyển ngoài 25 người, thuyên chuyển 7 người và 12 người nghỉ việc. Số người nghỉ việc tương đối nhiều.

- Năm 2016: Số nhân viên đầu kì báo cáo là 507 người, trong đó: tuyển ngoài 12 người, đề bạt 5 người và 9 người nghỉ việc.

nên quy mô của công ty ngày càng được nhân rộng dẫn đến số nhân viên tăng đều qua các năm. Theo dự báo dựa vào mục tiêu chiến lược kinh doanh của NEVN thì trong tương lai Công ty phải tuyển thêm nhân viên vì nguồn nhân lực hiện tại của Công ty không đủ để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh này.

Nguồn tuyển dụng:

Công ty không đăng quảng cáo tuyển nhân viên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó những người có nhu cầu tìm việc rất khó tiếp cận được thông tin về nhu cầu tuyển dụng của Công ty. Điển hình qua các năm gần đây, số người tuyển dụng được do họ tự tìm đến khoảng 3,38 %; Số người tuyển dụng do nhân viên trong Công ty giới thiệu chiếm 88,4 %; Nguồn tuyển dụng chủ yếu từ người thân, giới thiệu, bảo lãnh của nhân viên, hình thức tuyển dụng từ bên ngoài còn rất hạn chế (xem Bảng 2.6).

Bảng 2.7: Tình hình tuyển dụng tại Công ty qua các năm

Nguồn tuyển dụng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Trung bình (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Quảng cáo tuyển dụng

(trên báo, Web, …) - - - - - - 0 Ứng viên tự tìm đến 3 10 2 5,13 - 5.04 Nhân viên trong công ty

giới thiệu 22 73,3 34 87,2 25 100 86.83 Điều động từ bộ phận khác 5 16,7 3 7,67 - - 8.12

Cộng: 30 100 39 100 25 100 100

(Phòng tổ chức hành chính công ty NEVN)

Những hạn chế:

- Làm cho một số người bên ngoài mất đi cơ hội được làm việc cho Công ty, còn Công ty cũng bị bỏ qua dịp để có thể tuyển chọn được người giỏi.

- Không có tính cạnh tranh, phỏng vấn tuyển dụng chỉ là hình hình thức, có những lúc phải tuyển dụng cả những người không đạt yêu cầu, tạo tâm lý ỷ lại đối với những người có quen biết là lãnh đạo trong Công ty.

- Quan hệ trong doanh nghiệp trở nên phức tạp có thể gây khó khăn trong quản lý điều hành, có thái độ không tôn trọng người khác khi làm việc, ỷ lại là “con em hoặc người thân của những người có chức vụ trong Công ty”.

Quy trình tuyển dụng:

Các bước trong quy trình tuyển dụng như sau:

(Phòng tổ chức hành chính công ty NEVN)

Hình 2.4 : Quy trình tuyển dụng của Công ty

Công tác tuyển dụng lao động được bắt đầu dựa trên những yêu cầu, những đề xuất từ các phòng ban của công ty. Những đề xuất này sẽ được trình lên Ban Giám đốc của công ty, nếu được chấp thuận thì phòng Tổ chức hành chính sẽ tiến hành quy trình tuyển dụng theo các bước sau:

Bước 1: Yêu cầu tuyển dụng

Khi có nhu cầu bổ sung nhân sự, các bộ phận phải lập phiếu yêu cầu nhân sự vị trí cần tuyển có xác nhận của trưởng bộ phận và trình Ban giám đốc xem xét phê duyệt. Nếu không được sự chấp thuận của Ban giám đốc thì không tuyển.

Bước 2: Thông báo tuyển dụng

Căn cứ vào các yêu cầu đã được duyệt, nhân viên phòng Tổ chức hành chính viết thông báo tuyển dụng và gửi đến e-mail nội bộ của công ty (kênh người thân) để tìm ứng viên.

Bước 3: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ

Phòng tổ chức hành chính sẽ tiến hành việc thu nhận hồ sơ, sau đó đến quá trình nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên. Việc nghiên cứu hồ sơ để loại bỏ các ứng viên không đạt tiêu chuẩn yêu cầu mà công ty đề ra theo yêu cầu công việc cần tuyển.

Bước 4: Phỏng vấn

Công ty chỉ tiến hành phỏng vấn với các ứng viên đã qua vòng sơ loại, việc phỏng vấn các ứng viên sẽ do Phó phòng Tổ chức hành chính và các truởng bộ phận liên quan trực tiếp tham gia phỏng vấn để tìm ra ứng viên phù hợp với bộ phận của mình. Yêu cầu tuyển dụng Ra quyết định tuyển dụng Thông báo tuyển dụng Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ Phỏng vấn

Bước 5: Ra quyết định tuyển dụng

Sau khi có danh sách trúng tuyển hội đồng tuyển dụng ra quyết định tuyển dụng. Trong quyết định tuyển dụng có nêu rõ: Chức vụ, nơi làm việc, lương bổng, thời gian thử việc theo quy định. Khi đã có quyết định tuyển dụng, ứng viên tiến hành thử việc và được hưởng 85% hệ số lương cơ bản và phụ cấp nếu có.

Thời gian thử việc tại công ty là 2 tháng. Nếu sau đánh giá thử việc ứng viên đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng lao động 1 năm với công ty.

Kể từ khi ký hợp đồng lao động, người lao động được hưởng 100% hệ số lương cấp bậc, được tham gia BHXH, BHYT theo quy định.

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát 100 nhân viên về thực trạng công tác tuyển dụng

Câu hỏi Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

Anh/Chị nhận thấy hình thức tuyển dụng

của công ty là phù hợp? 13 44 33 10 2 Anh/Chị cảm thấy công việc sau khi được

tuyển dụng phù hợp với mình? 7 14 20 44 15 Anh/Chị cảm thấy quá trình tuyển dụng

của công ty là chuyên nghiệp? 20 39 25 16 0

(Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, phụ lục 1)

Đối với công tác tuyển dụng của công ty, kết quả khảo sát của tác giả cho kết quả như sau:

Về hình thức tuyển dụng thì có: 11.77% nhân viên thật sự đồng ý phương thức tuyển dụng là phù hợp (câu trả lời là rất đồng ý và đồng ý), 32.35% còn nghi ngờ vào tính hợp lý của hình thức tuyển dụng (câu trả lời là không có ý kiến), 55.88%

nhân viên không đồng ý phương thức tuyển dụng là hợp lý (câu trả lời rất không đồng ý và không đồng ý).

Về công việc sau khi được tuyển dụng có: 59% nhân viên đồng ý công việc sau khi được tuyển dụng là phù hợp, 20% nhân viên thật sự không biết rõ công việc sau khi được tuyển dụng có phải là phù hợp, 21% nhân viên không đồng ý công việc sau khi được tuyển dụng là phù hợp.

Về tính chuyên nghiệp của quá trình tuyển dụng có: 16% nhân viên đồng ý quá trình tuyển dụng của công ty là chuyên nghiệp, 25% nhân viên còn nghi ngờ vào tính chuyên nghiệp của quá trình tuyển dụng, 59% nhân viên cho rằng quá trình tuyển dụng của công ty là không chuyên nghiệp.

Nhận xét:

- Quy trình tuyển dụng đơn giản, dễ thực hiện, thời gian ngắn và có thể sớm tuyển dụng được ứng viên.

- Có sự đánh giá ứng viên sau thời gian thử việc và có tiêu chí rõ ràng. - Có sự phối hợp giữa phòng Tổ chức hành chính và bộ phận, phòng ban có nhu cầu tuyển dụng.

Những tồn tại:

- Có thể thấy, công tác tuyển dụng tại công ty chưa thực sự bài bản. Chỉ đánh giá ứng viên thông qua quá trình phỏng vấn mà không tiến hành kiểm tra, trắc nghiệm nên việc lựa chọn ứng viên đôi khi còn mang tính chủ quan, chưa thể đánh giá hết được năng lực của ứng viên một cách chuẩn xác. Điều này dẫn đến một số trường hợp ứng viên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, phải mất nhiều thời gian và tiền bạc để hướng dẫn các ứng viên trong quá trình thử việc và thậm chí ngay cả sau khi thử việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty liên doanh TNHH nippon express việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)