5. Bố cục luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Nhờ hiệu quả của phong trào Làng mới (Saemaul Undong) mà Hàn Quốc từ một nƣớc nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á.
Khác với chiến lƣợc phát triển nông thôn của nhiều nƣớc khác, song song với việc tăng đầu tƣ bằng tiền của thì Hàn Quốc đặt mục tiêu: “Làm thay đổi suy nghĩ thụ động và ỷ lại tồn tại ở phần lớn nhân dân sống trong khu vực nông thôn”.
Mục tiêu của chính sách mới là làm cho nông dân có niềm tin và trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, độc lập và cộng đồng.
Để triển khai tốt chƣơng trình này Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện tổ chức chƣơng trình từ cơ sở lên trung ƣơng, tiến hành phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ. Nhận thức đƣợc rằng cấp quan trọng nhất là cấp cơ sở nên mỗi làng đã bầu ra “Ủy ban phát triển Làng mới” gồm 5 đến 10 ngƣời để vạch kế hoạch và tiến hành dự án phát triển nông thôn, Ngoài ra ủy ban còn đƣợc thiết lập ở mọi cấp của chính quyền địa phƣơng (cấp tỉnh, thành phố, quận huyện) để cố vấn và hƣớng dẫn ủy viên các làng lập và lựa chọn dự án, quyết định những vấn đề ƣu tiên và huy động lao động, vật tƣ và tiền.
Yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thành công chƣơng trình đó chính là tổ chức đƣợc đội ngũ lãnh đạo nông thôn mới. Để làm đƣợc việc này, ở mỗi làng nhân dân tự bầu ra ngƣời làm lãnh đạo cho chƣơng trình của mình. Để những ngƣời lãnh đạo chƣơng trình ở cấp lành xã thực sự của dân, vì dân, Tổng thống Hàn Quốc chủ
trƣơng để những ngƣời lãnh đạo này độc lập với hệ thống hành chính và chính trị ở nông thôn, không dành cho họ bất kỳ một khoản trợ cấp vật chất nào. Động lực chính của tinh thần hy sinh cao độ này là sự động viên tinh thần từ phía Chính phủ cũng nhƣ sự kính trọng của nông dân. Để đào tạo chính quy đội ngũ quan trọng này, Chính phủ đầu tƣ ba trung tâm đào tạo quốc gia đƣợc trang bị rất hiện đại và sử dụng rộng rãi mạng lƣới trƣờng nghiệp vụ của các ngành ở địa phƣơng phục vụ công tác tập huấn ngắn hạn cho nông dân. Chi phí đào tạo do Nhà nƣớc đài thọ, các lớp học đƣợc tổ chức ngắn trong 1 - 2 tuần nhằm trang bị những kiến thức thiết thực cho cán bộ tùy theo từng giai đoạn của chƣơng trình.
Nhằm giảm khoảng cách giữa dân thƣờng và quan chức Chính phủ, tạo ra sự gắn bó thực sự giữa cán bộ nhà nƣớc với nhân dân, các quan chức của các phòng ban trung ƣơng đƣợc đƣa về cùng sống và theo học với nông dân trong chƣơng trình 1 tuần giành cho lãnh đạo nông thôn ở các trƣờng đào tạo phát triển nông thôn. Ngƣời lãnh đạo các cấp chính quyền cùng sống chung với lãnh đạo nông dân tại ký túc xá nhà trƣờng, cùng nhau tham gia thảo luận, bàn bạc tìm cách xây dựng và lập kế hoạch thực hiện chƣơng trình phát triển nông thôn, nhờ đó các quan chức cấp cao hiểu đƣợc những vai trò lớn lao của Saemaul Undong, thông cảm với những khó khăn của ngƣời nông dân và tin tƣởng tinh thần của nông dân có thể vƣợt qua những thách thức của dân tộc. Bên cạnh việc đƣợc lãnh đạo tiến gần tới nông dân, Chính phủ Hàn Quốc còn tiến hành áp dụng một chủ trƣơng nữa đó là: “Mang cả nước đến với nông dân, giao quyền, hướng dẫn và hỗ trợ để nông dân tự quyết định và tổ chức chương trình phát triển nông thôn”. Mọi hoạt động của chƣơng trình đều đƣợc tiến hành thông qua các cuộc họp để nông dân tự ra quyết định lựa chọn công trình, phƣơng thức đóng góp, giải pháp xây dựng và tự chịu trách nhiệm giám sát công trình. Để hình thành tác phong dân chủ và đƣa dân vào tham gia quản lý, chƣơng trình tập trung xây dựng tại các hội trƣờng làng. Các cuộc họp bàn thực hiện dự án đƣợc tổ chức tại hội trƣờng và đây trở thành địa điểm thực hiện quyền làm chủ của nông dân. Trong nhiều năm liên, hàng tháng Tổng thống định kỳ mời hai lãnh đạo chƣơng trình ở cấp lành và một số lãnh đạo địa phƣơng của họ đến tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để báo cáo về thành công, thất bại, khó
khăn và đề xuất của nông dân. Tổng thống, Thủ tƣớng và các Bộ thƣờng xuyên đến thăm các cộng đồng nông thôn hoặc những điểm thực hiện dự án, đặc biệt trong những ngày nghỉ, lễ tết. Những hành động này đã phát huy dân chủ cơ sở từ đó tạo sức mạnh quần chúng ngăn chặn mọi hiện tƣợng tiêu cực ở địa phƣơng, tạo động lực cho nhân dân hào hứng, tin tƣởng huy động nội lực vào sự nghiệp chung.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chƣơng trình này đó là phá tan thái độ ỷ lại, tự ty vốn thƣờng có ở nông dân nghèo. Nếu chỉ vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà ƣu tiên đầu tƣ cho một số địa phƣơng nghèo thì có thể xảy ra hiện tƣợng tranh nhau nhận là xã nghèo và tiếp tục duy trì tiêu chí này để đƣợc hỗ trợ. Muốn thay đổi tình trạng này Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng nguyên tắc kích thích tinh thần thi đua giữa các làng xã. Tuy xóa đói giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu nhƣng chƣơng trình “Làng mới” không lấy xã nghèo làm tiêu chuẩn lựa chọn đầu tƣ. Mọi xã đều đƣợc cung cấp một sự hỗ trợ nhƣ nhau và chỉ ƣu tiên nâng đỡ địa phƣơng thành công. Hàng năm đánh giá hiệu quả tham gia chƣơng trình của mỗi làng rất nghiêm túc theo những tiêu chuẩn rõ ràng và công khai, chỉ thực sự nơi nào thực hiện thành công chƣơng trình mới đƣợc tiếp tục hỗ trợ. Các đầu tƣ khác của Chính phủ cũng đƣợc làm theo thứ tự ƣu tiên các làng xã thực hiện tốt chƣơng trình phát triển nông thôn. Chủ trƣơng này đƣợc Tổng thống chính thức công bố cho nhân dân, tạo nên một khí thế thi đua sôi nổi giữa các địa phƣơng để dành đƣợc ƣu tiên đầu tƣ. Thƣởng phạt công minh đã kích thích lòng tự hào, tự tin trong từng cộng đồng làng xã, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ hƣớng về xây dựng nông thôn mới, thi đua làm giàu, làm đẹp quê hƣơng. Thái độ ỷ lại tự ty bị loại bỏ ngay từ các tiến hành chƣơng trình. Địa phƣơng nào cũng muốn vƣơn lên thành điển hình tốt, tự hào về sự đổi thay và giàu có của làng mình.