Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 74)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

3.2.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất

Nhóm các nhân tố kinh tế và tổ chức sản xuất đƣợc đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: thu nhập bình quần đầu ngƣời/năm so với mức bình quần của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc tại các xã và có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sản xuất.

Bảng 3.4. Thực trạng chỉ tiêu các nhân tố kinh tế và tổ chức sản xuất của huyện Chợ Đồn

Tiêu chí Nội dung

Tiêu chuẩn Nông thôn mới Xã đạt tiêu chuẩn Xã không đạt tiêu chuẩn SL xã (xã) Tỷ lệ (%) SL xã (xã) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (7) (8) Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của tỉnh

≥ 1,2 lần 2 9,52 19 90,48

Hộ

nghèo Tỷ lệ hộ nghèo ≤ 10% 13 61,90 8 30,10

Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp. ≤ 45% 21 100 0 0 Hình thức tổ chức SX Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã

hoạt động có hiệu quả Có 1 4,76 20 95,24

(Nguồn: Báo cáo kết quả xây dựng NTM của huyện Chợ Đồn năm 2014) 3.2.3.1. Thực trạng tiêu chí thu nhập

Qua bảng trên ta thấy, với tiêu chí thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức chung của tỉnh có 2/21 xã, chiếm tỷ lệ 9,52% tổng số xã có mức thu nhập lớn hơn 1,2 lần so với mức chung của tỉnh, còn 19/21 xã, chiếm 90,48% số xã có mức thu nhập thấp hơn mức chung của tỉnh. Kết quả này cho thấy, mức thu nhập bình quần đầu ngƣời của huyện so với mức chung của tỉnh đạt mức thấp. Trong thời gian tới, các xã cần tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy nhân dân thoát nghèo, từng bƣớc nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình có thu nhập thấp để toàn huyện tiến tới đàn chuẩn nông thôn mới.

3.2.3.2. Thực trạng tiêu chí hộ nghèo.

Với tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo dƣới 10% số hộ trong xã, kết quả là toàn huyện có 13 xã, chiếm 61,90%. Còn lại, 8/21 xã chiếm 30,1% số xã có mức nghèo đói trên 10%. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện vẫn còn hộ nghèo để thoát nghèo cho ngƣời dân, toàn huyện cần tiến hành nhiều chính sách kinh tế đồng bộ, một mặt hỗ trợ cho các hộ nghèo để họ đầu tƣ phát triển sản xuất, mặt khác có các chính sách khuyến khích các hộ gia đình chủ động trong việc làm kinh tế, đồng thời cần tìm kiếm thêm nhiều đầu ra cho sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng.

3.2.3.3. Thực trạng tiêu chí cơ cấu lao động

Về tiêu chí tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc ở lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp yêu cầu đặt ra theo tiêu chuẩn nông thôn mới là mỗi xã có dƣới 45% lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Kết quả thực tế điều tra cho thấy có 21/21 xã đạt đƣợc yêu cầu này chiếm tỷ lệ 100%. Đây là kết quả phản ánh đặc thù của một huyện nông thôn miền núi, với sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, các ngành nghề khác hầu nhƣ chƣa có, chƣa phát triển. Trong ngắn hạn, chuyển một lƣợng lớn lao động từ nông, lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ trong bối cảnh hiện nay với huyện Chợ Đồn là rất khó thực hiện vì các lý do: thứ nhất huyện Chợ Đồn là huyện miền núi, địa hình không thuận lợi, chỉ phù hợp với phát triển nông, lâm nghiệp; thứ hai quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ cho dài hạn ở Chợ Đồn không phù hợp với địa hình và trình độ lao động còn thấp. Toàn huyện nên cải thiện tiêu chí này tuy nhiên không nên đặt quá nặng nề về chỉ tiêu, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế cần có chiến lƣợc dài hạn.

Tiêu chí có tổ sản xuất hoặc hợp tác xã nghiên cứu điều tra trong toàn huyện cho thấy chỉ có 1/21 xã đạt đƣợc yêu cầu, với tỷ lệ 4,76%, còn lại 20/21 xã chƣa có tổ sản xuất hoặc hợp tác xã chiếm tỷ lệ 95,24%. Trong thời gian tới, các địa phƣơng cần nhận thức rằng: Hợp tác xã hoặc tổ hợp sản xuất có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển kinh tế nông thôn bởi mô hình này sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn hiện nay trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: mô hình hợp tác xã đƣợc coi nhƣ thành phần kinh tế nên có thể vay vốn để sản xuất; Hợp tác xã có thể trực tiếp ký hợp đồng với với các doanh nghiệp khác đồng nghĩa với việc chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, thêm vào đó mô hình kinh tế tập thể nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ khuyến khích từ nhà nƣớc đặc biệt là thuế. Ngoài ra các mô hình sản xuất, hợp tác xã có thể giải quyết chính nhu cầu về nguồn nguyên vật liệu, công cụ sản xuất ngay tại địa phƣơng. Vì thế, huyện cần xây dựng các mô hình hoạt động hiệu quả để nhân rộng trong toàn huyện, góp phần dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 74)