Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Chợ Đồn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 37)

5. Bố cục luận văn

1.2.4. Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Chợ Đồn,

Bắc Kạn

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phƣơng của Việt Nam đã cho thấy dù là các quốc gia đi trƣớc trong vấn đề CNH - HĐH nhƣng họ vẫn rất chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời họ coi quá trình này là cách tích lũy kinh nghiệm phong phú và cải tiến trong các hoạt động về sau. Bất luận tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đƣợc thúc đẩy thế nào thì các nƣớc đều có đa phần dân số làm nghề nông vì vậy họ buộc phải chấp nhận một thực tế là vài chục năm nữa hay thậm chí hàng trăm năm nữa số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mƣu sinh, bởi vậy xây dựng nông thôn mới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn mà là một quốc sách lâu dài.

Để có thể xây dựng nông thôn mới đạt đƣợc hiệu quả, chúng ta cần phát huy tối đa vai trò chỉ đạo của Nhà nƣớc. Mục tiêu cuối cùng của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn hiện đại, đem lại lợi ích cho đông đảo nông dân. Chính phủ là ngƣời tổ chức và thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần chú ý phát huy vai trò chủ đạo của Chính phủ trong các phƣơng diện hoạch định chính sách, phân bổ nguồn tài nguyên, đầu tƣ xây dựng, để công cuộc xây dựng nông thôn mới đƣợc tiến hành một cách thuận lợi trong môi trƣờng chính sách phù hợp.

Muốn thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân làm cốt lõi. Hiện nay, thu nhập của nông dân Việt Nam còn thấp, do nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp. Kinh nghiệm của Nhật Bản là cần tăng cƣờng đổi mới khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp đặc sắc, tạo nhiều cơ hội việc làm nhằm tăng nguồn thu cho nông dân; tạo dựng môi trƣờng tiêu dùng thích hợp, nâng cao chất lƣợng sống và mức tiêu dùng của nông dân. Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và Trung

Quốc đó là tạo động lực kích thích nông dân tự phát triển, thoát khỏi tâm lý tự ty ỷ lại, giúp ngƣời dân ý thức đƣợc sức mạnh tiềm năng của bản thân mình để có thể phát huy tối đa nội lực bản thân. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cƣờng, lòng tin và lòng quyết tâm cho ngƣời nông dân. Hiện nay, mặc dù nông dân nƣớc ta đều rất ủng hộ công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhƣng ngƣời nông dân vẫn thiếu ý thức chủ thể, tiêu cực, bị động, trông chờ, ỷ lại vào chính quyền. Một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới là phải dựa vào sức mạnh của truyền thông, cơ chế, chính sách để kêu gọi, gợi mở cho ngƣời nông dân, khích lệ ngƣời nông dân phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, hình thành nên động lực nội tại cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Khác với bài học thực tiễn từ quá trình xây dựng nông thôn mới ở các quốc gia trên thế giới, đối với việc xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh, thành và cụ thể hơn là với các huyện có điều kiện tƣơng tự nhƣ Chợ Đồn thì bài học đƣợc rút ra từ thực tiễn đó là:

Một là, Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức rõ và thấy đƣợc tầm quan trọng của quá trình xây dựng nông thôn mới, đây là một chƣơng trình lớn mang tính tổng hợp về tinh kế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng NTM. Để xóa bỏ tƣ tƣởng trông chờ Nhà nƣớc, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng ngành, tăng cƣờng kiểm tra đôn đốc, đánh giá phân loại vào thi đua khen thƣởng.

Hai là, mô hình nông thôn mới cấp xã đƣợc thực hiện theo phƣơng châm dựa vào nội lực của cộng đồng địa phƣơng. Nhà nƣớc hỗ trợ một phần trực tiếp cho các xã.

Ba là, thực hiện nghiêm túc các hƣớng dẫn của trên thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, Ban quản lý từ xã đến thôn. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, phân cấp, quản lý, cụ thể, rõ ràng, không để tình trạng né tránh, tập trung lãnh đạo với

Bốn là, thực hiện trƣớc chủ trƣơng xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cƣ, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệm có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn, khai thác các nguồn thu tại địa phƣơng “Lấy sức dân để lo cho dân” tạo nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà nƣớc.

Năm là, các hoạt động chủ thể của từng mô hình thí điểm do chính ngƣời dân ở đó bàn bạc dân chủ công khai và quyết định trên cơ sở các quy chuẩn của nhà nƣớc có sự tƣ vấn của cán bộ chuyên môn; Cấp ủy Đảng và Chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện động viên tinh thần.. cho ngƣời dân thực hiện vai trò làm chủ thông qua cộng đồng.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, thực trạng xây dựng nông thôn mới huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn hiện nay ra sao?

Thứ hai, những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 2012 - 2014?

Thứ ba, giải pháp nào cần thực hiện nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Để nghiên cứu, đề tài sử dụng 4 cách tiếp cận, đó là tiếp cận từ trên xuống, tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử và tiếp cận liên ngành. Cụ thể:

Tiếp cận từ trên xuống: Cách tiếp cận từ trên xuống với sự tham gia của cán bộ chủ chốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã tại địa bàn nghiên cứu.

Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này dựa trên những phân tích , đánh giá các chỉ tiêu về nông thôn mới. Mối quan hệ về tỷ lệ giữa các chỉ tiêu này trong một tổng thể và sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo tính bao quát và hệ thống trong phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Tiếp cận lịch sử: Xây dựng nông thôn mới là một quá trình đƣợc xác định qua thời gian. Có thể thấy rằng, quá trình này diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, gắn với không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan. Cách tiếp cận lịch sử sẽ giúp kiểm tra và phân tích quá trình xây dựng nông thôn mới trong quá khứ, xác định các mô hình nhân quả đã ảnh hƣởng đến vấn đề trên nhằm cung cấp "tầm nhìn" về những vấn đề của hiện tại và dự đoán tƣơng lai.

Tiếp cận liên ngành: Đề tài tập trung phân tích quá trình biến đổi của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ nông nghiệp của hộ và mối tƣơng quan của sự biến đổi này trong tiến trình phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi cần phải tổng hợp nhiều vấn đề khác nhau trong điều kiện thực tế của huyện Chợ Đồn. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận liên ngành cũng sẽ đƣợc sử dụng

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đƣợc sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới trong thời gian vừa qua.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan có liên quan đến chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nhƣ Văn phòng điều phối chƣơng trình XD NTM, Phòng Nông nghiệp, Chi Cục Thống kê huyện Chợ Đồn

Tài liệu thu thập đƣợc gồm:

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến quá trình XD NTM - Các bài báo, báo cáo

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.

2.2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Huyện Chợ Đồn có 1 thị trấn và 21 xã có các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Do số lƣợng xã không nhiều, tôi tiến hành điều tra toàn bộ 21 xã, trong mỗi xã tôi chọn ra 7 đối tƣợng (1 cán bộ phụ trách về nông thôn mới, 1 chủ tịch xã và 05 hộ trong xã) để thu thập và phân tích số liệu. Việc điều tra thu thập số liệu đƣợc tiến hành thông qua bảng hỏi (Bảng hỏi đƣợc trình bày chi tiết trong phần Phần phụ lục của luận văn).

2.2.2.4. Phương pháp tổng hợp số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính . Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

* Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phƣơng pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể đƣợc tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức đƣợc dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng nhƣ các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí.

* Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu. Các loại bảng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

* Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đƣờng nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ƣớc các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trƣng về số lƣợng và xu hƣớng phát triển về mặt lƣợng của hiện tƣợng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp lĩnh hội đƣợc thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng trong đề

tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị đƣợc sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...

2.2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phƣơng pháp phân tích thống kê đƣợc sử dụng bao gồm: phƣơng pháp phân tích dãy số theo thời gian, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo...

* Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 4 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của giá trị của các chỉ tiêu nhƣ thu nhập, sản lƣợng, lƣợng vốn đầu tƣ,... theo thời gian bao gồm:

- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:   i yi y1 ; i  2,3,... Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể đƣợc biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

Tốc độ phát triển liên hoàn đƣợc dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng ở thời gian sau so với thời gian trƣớc liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc đƣợc dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng ở những khoảng thời gian tƣơng đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển bình quân (t)

Tốc độ phát triển bình quân đƣợc dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n tt t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y    

Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu - Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc đƣợc dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)