Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 72)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

3.2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội

Hạ tầng kinh tế - xã hội là một chỉ tiêu quan trọng, dễ nhìn thấy và dễ đánh giá nhất và xem xét sự phát triển hay không của một vùng, một địa phƣơng. Trong bộ tiêu chuẩn nông thôn mới, hạ tầng kinh tế - xã hội là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Đối với những địa phƣơng vùng núi nói chung và huyện Chợ Đồn nói riêng, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống của dân cƣ nông thôn vẫn đang là một bài toán cần đƣợc nghiên cứu lâu dài, nhất là so với yêu cầu phát triển của nông thôn mới hiện nay. Vậy, so với bộ tiêu chuẩn nông thôn mới, huyện Chợ Đồn đã đáp ứng đƣợc những nội dung gì? Nội dung gì cần tiếp tục đầu tƣ phát triển để có thể hoàn thành đƣợc chỉ tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đạt chuẩn. Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn so với bộ tiêu chuẩn đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dƣới đây.

Bảng 3.3. Thực trạng tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn

Tiêu chí Nội dung

Tiêu chuẩn Nông thôn mới Xã đạt tiêu chuẩn Xã không đạt tiêu chuẩn SL xã (xã) Tỷ lệ (%) SL xã (xã) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Giao thông 2.1. Tỷ lệ km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông hoá (nền 09 m, mặt 07 m)

100% 21 100 0 0

2.2. Tỷ lệ km đƣờng trục thôn,

Tiêu chí Nội dung Tiêu chuẩn Nông thôn mới Xã đạt tiêu chuẩn Xã không đạt tiêu chuẩn SL xã (xã) Tỷ lệ (%) SL xã (xã) Tỷ lệ (%) 2.3. Tỷ lệ km đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mƣa (nền 04 m, mặt 03 m) 100% (>50% cứng hóa) 02 9,52 19 90,48 2.4. Tỷ lệ km đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (nền 05 m, mặt 3,5 m)

≥ 50% 0 0 21 21

Thủy lợi

3.1. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh.

Đạt 6 28,57 15 71,43

3.2. Tỷ lệ km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc đảm bảo phục vụ tƣới, tiêu, kiên cố hoá cống đập

≥ 50% 18 85,71 3 14,29

Hệ thống điện

4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu

cầu kỹ thuật của ngành điện Đạt 21 100 0 0 4.2. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện

thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn. ≥ 95% 16 76,19 5 23,81

Giáo dục

Tỷ lệ trƣờng học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.

≥ 70% 7 33,33 14 66,67

Cơ sở vật chất văn

hóa

6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch

Đạt 0 0 21 100

6.2. Tỷ lệ thôn bản có nhà văn hóa và khu thể thao thôn bản đạt quy định của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch

100% 0 0 21 100

Chợ nông thôn

7.1 Chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ

Xây dựng. Đạt 10 47,62 11 52,38 Bƣu điện 8.1. Có điểm phục vụ bƣu chính Đạt 11 52,38 10 47,63

Tiêu chí Nội dung Tiêu chuẩn Nông thôn mới Xã đạt tiêu chuẩn Xã không đạt tiêu chuẩn SL xã (xã) Tỷ lệ (%) SL xã (xã) Tỷ lệ (%) viễn thông 8.2. Có Internet đến thôn xóm Đạt 7 33,33 14 66,67 Nhà ở dân cƣ 9.1. Nhà tạm, dột nát Không 18 85,71 3 14,29 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng ≥ 75% 5 23,81 16 76,19

(Nguồn: Báo cáo kết quả xây dựng NTM của huyện Chợ Đồn năm 2014) 3.2.2.1. Thực trạng tiêu chí hạ tầng giao thông

Thực trạng hạ tầng giao thông của địa phƣơng đƣợc thể hiện qua 4 tiêu chí sau: tiêu chí phản ánh đƣờng liên xã, tiêu chí phản ánh đƣờng liên thôn, tiêu chí phản ánh đƣờng ngõ, xóm và tiêu chí phản ánh giao thông nội đồng. Kết quả thực tế của địa phƣơng nhƣ sau:

Thứ nhất, tiêu chí về tỷ lệ km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa (nền 09m, mặt đƣờng 07m). Yêu cầu của nông thôn mới đối với tiêu chí này là 100% đƣờng trục liên xã phải đạt tiêu chuẩn. Kết quả khảo sát tại địa phƣơng cho thấy cả 21/21 xã đều không đạt, tính chung cả huyện không đạt. Đối với khu vực miền núi địa hình phức tạp, khó khăn, việc đòi hỏi phải xây dựng hệ thống đƣờng trục đạt chuẩn nằm ngoài khả năng ngân sách của địa phƣơng. Do đó, để đạt đƣợc tiêu chí này, rất cần sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, bằng nhiều hình thức, trong đó xã hội hóa công tác xây dựng là trọng điểm.

Thứ hai, tỷ lệ đƣờng trục thô, liên thôn đƣợc cứng hóa (nền 05m, mặt đƣờng 3,5m). Để đạt đƣợc tiêu chuẩn nông thôn mới, đòi hỏi tiêu chí này của toàn huyện phải đạt từ 50% trở lên. Kết quả thực tế tại địa phƣơng cho thấy chỉ có 2/21 xã, chiếm 9,52% số xã đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ trục thô liên thôn đƣợc cứng hóa của 2 xã này đạt tỷ lệ 75% số đƣờng liên thôn. Có tới 19/21 xã, chiếm 90,48% số xã chƣa đạt chuẩn, tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu này của 19 xã không đạt mới là 25%. Nhƣ vậy, để đạt đƣợc tỷ lệ đƣờng liên thôn cứng hóa từ 50% trở lên là một yêu cầu cần đƣợc nghiên

cứu, nhất là khi các địa phƣơng này đều nằm trong khu vực kinh tế chƣa phát triển, chủ yếu thu nhập chính của ngƣời dân là dựa vào nông nghiệp. Tiêu chí xây dựng đƣờng liên thôn do huyện và xã triển khai thực hiện. Với hình thức huy động tổng lực với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, tiêu chí này hoàn toàn có thể đạt đƣợc theo chuẩn nhƣng cần có thêm thời gian để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, hƣớng dẫn và hỗ trợ để ngƣời dân có thêm nhiều hƣớng phát triển kinh tế từ đó tăng thu nhập. Để đạt đƣợc điều đó, đòi hỏi chính quyền huyện, xã phải tích cực quan tâm, đồng thời tuyên truyền vận động ngƣời dân cùng tham gia vào các ngành nghề kinh tế mới.

Thứ ba, tỷ lệ km đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mƣa (nền 04m, mặt đƣờng 03m), yêu cầu đạt chuẩn là 100% số đƣờng và có trên 50% đƣợc cứng hóa. Kết quả khảo sát cho thấy, có 2 xã, chiếm 9,52% số xã đạt tiêu chuẩn với yêu cầu 100% đƣờng ngõ, xóm không lầy lội và đƣợc kiên cố hóa, trong đó trên 50% đƣợc cứng hóa. Đây chủ yếu là các xã nằm dọc theo trục tỉnh lộ ĐT 257 và trục ĐT254B của huyện, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn và cũng đƣợc ƣu tiên đầu tƣ hơn. Ngoài ra vẫn có 19/21 xã, chiếm 90.48% số xã không đạt tiêu chuẩn. Đối với 19 xã không đạt chuẩn này, mới chỉ có 45% số đƣờng ngõ, xóm đạt so với tiêu chuẩn của nông thôn mới.

Thứ tƣ, tỷ lệ km đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (nền 05 m, mặt 3,5 m). Yêu cầu đặt ra phải trên 50% số đƣờng nội đồng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do là huyện miền núi, điều kiện chia cắt, các cách đồng thƣờng nhỏ hẹp, xen lẫn giữa các dãy núi. Do đó, việc đạt tiêu chuẩn này là khó khăn đối với địa phƣơng. Hiện nay 21/21 xã không đạt chuẩn đƣờng trục chính nội đồng, chiếm 100% số xã. Để đạt đƣợc chỉ tiêu này, đòi hỏi sự cố gắng đầu tƣ lớn của địa phƣơng. Tuy nhiên, do Chợ Đồn là huyện miền núi, chia cắt, diện tích manh mún, nhỏ lẻ, đất sản xuất thƣờng rất xa khu dân cƣ. Do đó, việc xây dựng hệ thống đƣờng nội đồng thƣờng gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, so với yêu cầu phải đạt từ 70% trở lên số xã trong huyện đạt yêu cầu của tiêu chuẩn nông thôn mới, thì tiêu chí giao thông của huyện chƣa đạt là huyện nông thôn mới.

3.2.2.2. Thực trạng tiêu chí hạ tầng thủy lợi

Tiêu chí hạ tầng thủy lợi đƣợc đánh giá bởi hai tiêu chí là hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh và tỷ lệ kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc đảm bảo phục vụ tƣới, tiêu, kiên cố hóa cống đập.

Đối với tiêu chí hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh. Hiện toàn huyện có 6 xã, chiếm 28,57% số xã đạt yêu cầu, còn lại 15 xã chiếm 71,43% chƣa đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. So với yêu cầu phải đạt từ 70% số xã trở lên để trở thành huyện nông thôn mới, tiêu chí này huyện Chợ Đồn chƣa đạt đƣợc. Chỉ cần địa phƣơng huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau tiếp tục đầu tƣ cải tạo và xây dựng hệ thống kênh mƣơng thì trong thời gian ngắn tới, chỉ tiêu này sẽ đạt yêu cầu của huyện nông thôn mới.

Đối với tiêu chí cứng hóa kênh mƣơng, hiện có 18 xã chiếm 85,71% số xã đạt tiêu chuẩn, số lƣợng kênh mƣơng của 18 xã này đƣợc cứng hóa là 58% cao hơn mức yêu cầu cần đạt đƣợc là trên 50%. Chỉ còn 3 xã chiếm 14,29% chƣa đạt yêu cầu. Số lƣợng kênh mƣơng đƣợc cứng hóa của 3 xã này mới chỉ đạt 24% tổng số kênh mƣơng của xã do ở xa trung tâm huyện, kinh tế còn nghèo và giao thông tới các huyện này còn rất khó khăn. Chỉ tiêu này đối với toàn huyện đã đạt yêu cầu của nông thôn mới, tuy nhiên trong thời gian tới huyện cần tiếp tục đầu tƣ để hoàn thiện việc cứng hóa kênh mƣơng của địa phƣơng, nhất là đối với 3 xã chƣa đạt yêu cầu nhằm góp phần giúp nhân dân phát triển kinh tế và phục vụ đời sống ngƣời dân tốt hơn.

3.2.2.3. Thực trạng tiêu chí hạ tầng điện

Tiêu chí hệ thống điện là một trong các tiêu chí mà huyện Chợ Đồn đạt tiêu chuẩn với tỷ lệ rất cao với 21/21 xã, đạt 100% số xã đã có hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện. Đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ dùng điện thƣờng xuyên. Toàn huyện có 16 xã đạt 76,19% số xã đạt tiêu chuẩn, tính chung cả huyện đã đạt tiêu này chuẩn này. Tỷ lệ hộ dân dùng điện thƣờng xuyên của 16 xã đạt chuẩn này là 97,13% so với yêu cầu phải đạt từ 95% trở lên. Trong số 5 xã chƣa đạt yêu cầu tiêu chuẩn (chiếm 23,91%), tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các

Có thể nói, đối chiếu với tiêu chuẩn hạ tầng điện của bộ tiêu chí nông thôn mới, huyện Chợ Đồn đều đạt yêu cầu (yêu cầu đòi hỏi 70% số xã trở lên đạt yêu cầu). Việc hoàn thành xây dựng chỉ tiêu hệ thống điện còn là tiền đề để xây dựng các hạ tầng kinh tế - xã hội khác của địa phƣơng.

3.2.2.4. Thực trạng tiêu chí hạ tầng giáo dục

Nhóm chỉ tiêu về hạ tầng giáo dục đƣợc thể hiện qua tỷ lệ trƣờng học các cấp bao gồm trƣờng mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ đạt là 7/21 xã đạt chuẩn, chiếm 33,33% tổng số xã. Tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn của các xã này cũng cao hơn so với tiêu chuẩn (70%). Đối với 14 xã còn lại, chiếm 66,67% số xã chƣa đạt, tỷ lệ số trƣờng đạt chuẩn mới chỉ là 41%, vẫn còn một khoảng cách rất lớn đối với yêu cầu của tiêu chuẩn nông thôn mới. Tuy Chợ Đồn có đặc điểm địa bàn là huyện miền núi nhƣng với sự quan tâm nhất định của Nhà nƣớc và chính quyền cấp huyện, ngân sách đầu tƣ cho giáo dục đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Đời sống kinh tế của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là khu vực dân cƣ miền núi còn chƣa thực sự khá giả nhƣng với sự tuyên truyền của các cấp ủy Đảng, ngƣời dân đã ý thức đƣợc “mầm non là tƣơng lai của Đất nƣớc”, hiểu đƣợc tầm quan trọng nhất định của giáo dục nên một số các doanh nghiệp ở địa bàn đã có sự ủng hộ nhất định giúp cải thiện hạ tầng giáo dục.

Với tình hình hiện nay, thay đổi bộ mặt của hạ tầng giáo dục huyện Chợ Đồn không còn là vấn đề quá khó khăn trong thời gian tới, với sự quan tâm của chính quyền đồng thời có sự giúp đỡ hỗ trợ của ngƣời dân huyện dự kiến đến năm 2020 sẽ có 100% số xã đạt tiêu chí về hạ tầng giáo dục

3.2.2.5. Thực trạng tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa xã hội

Nhóm tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa đƣợc đánh giá bởi hai tiêu chí cơ bản là tỷ lệ nhà văn hóa và khu thể thao đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy đối với cả hai chỉ tiêu này, toàn huyện chƣa có xã nào đạt. Có thể nói, đối với ngƣời dân vùng núi còn gặp rất nhiều khó khăn, thì việc đầu tƣ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao của chính quyền hay của

chính ngƣời dân chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Do đó, trong tƣơng lai việc thực hiện chỉ tiêu này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của chính quyền, ngoài ra cũng cần thực hiện tốt việc vận động ngƣời dân thực hiện nếp sống văn hóa mới. Nếu không, việc đầu tƣ xây dựng nhà văn hóa, các tụ điểm thể thao nhằm đạt đƣợc yêu cầu tiêu chuẩn nhƣng lại không thu hút đƣợc ngƣời dân tới sử dụng sẽ gây nên tình trạng lãng phí.

Để cải thiện đời sống văn hóa thể thao của nhân dân các địa phƣơng, lãnh đạo các xã trong huyện cần chủ động, tùy vào tình hình của xã mình mà đứng ra tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho phù hợp với tầm vóc. Về lâu dài, việc thay đổi bộ mặt cơ sở vật chất văn hóa xã hội cần tiền hành đồng thời, đƣợc lập kế hoạch chặt chẽ và triển khai đồng bộ từ tỉnh, đến huyện và xã.

3.2.2.6. Thực trạng tiêu chí Chợ - Bưu điện và nhà ở nông thôn

Nhóm tiêu chuẩn chợ, bƣu điện và nhà ở nông thôn đƣợc đánh giá bởi các tiêu chí là: chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông, có Internet đến thôn xóm, nhà tạm và tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Qua thực tế điều tra, kết quả cụ thể nhƣ sau:

Với tiêu chí chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, hiện nay chỉ có 10/21 xã, với tỷ lệ là 47,62% đạt yêu cầu này, số xã không đạt là 11/21 xã, tỷ lệ là 52,38%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ đạt trên toàn huyện còn tƣơng đối thấp, chỉ có 10 đơn vị trên toàn huyện đạt đƣợc tiêu chuẩn của Bộ, cũng nhƣ các tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng. Muốn cải thiện đƣợc tình hình này trong thời gian tới cần có sự đầu tƣ mạnh mẽ của tỉnh và huyện cùng với sự nỗ lực nhất định của nhân dân địa phƣơng. Trong ngắn hạn, các xã chƣa đạt tiêu chuẩn về chợ nên chủ động khắc phục, cải thiện, huy động vốn góp trong dân để sửa sang, xây dựng, sửa chửa các chợ, khu mua bán đã đƣợc quy hoạch đồng thời xóa bỏ dần thói quen buôn bán tự phát, manh mún, bên cạnh đó cũng cần kêu gọi các nguồn vốn ngoài nhà nƣớc hỗ trợ để cải thiện tình hình.

Với tiêu chí có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông, kết quả điều tra cho thấy chỉ có 11/21 xã có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông với tỷ lệ đạt là 52,38 %, số xã không đạt là 10/21 xã, tỷ lệ là 47,62%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ đạt trên toàn huyện còn tƣơng đối thấp, chỉ có 11 đơn vị trên toàn huyện đạt đƣợc tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 72)