Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 56)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ Địa giới hành chính huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn

Chợ Đồn là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có 22 đơn vị hành chính. Có ranh giới tiếp giáp nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.

- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.

- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách Thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn khoảng 44 km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đƣờng tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tƣơng đối hoàn thiện ta ̣o thuâ ̣n lợi cho huyện trong giao lƣu thƣơng ma ̣i, phát triển kinh tế xã hội, du li ̣ch.

Nhƣ vâ ̣y, Chợ Đồn có đủ điều kiện để phát huy tiềm năm đất đai cũng nhƣ các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hoà nhập với nền kinh tề thị trƣờng, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu

Khí hậu huy ện Chợ Đồn chịu ảnh hƣởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Đƣợc hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lƣu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sƣơng muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2o

C (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28oC -29oC), nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13,5oC). Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hƣớng núi, nhƣng không đáng kể.

Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề phòng mƣa lũ và hạn hán.

3.1.1.3. Điều kiện đất đai, địa hình

* Địa hình:

Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:

Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phia Khao xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 đến 300. Đây là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể.

Địa hình núi đất: Các xã phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi đất có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 200 đến 250. Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.

Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh tác nông lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả, cây đặc sản.

* Đất đai:

Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của huyện Chợ Đồn là 91.115,00 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có 5.394,93 ha, chiếm 5,92% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có 66.110,45 ha, chiếm 72,56% tổng diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng có 4.047,91 ha, chiếm 4,44% tổng diện tích tự nhiên; đất ở có 688,63 ha, chiếm 0,76% tổng diện tích tự nhiên; đất chƣa sử dụng có 13.430,14 ha, chiếm 14,74% tổng diện tích tự nhiên.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp không đáng kể, bình quân là 1.103m2/ngƣời, đất lâm nghiệp là 1,35 ha/ngƣời. Diện tích đất chƣa sử dụng còn khá lớn, khoảng 14,74% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất đồi núi chƣa sử dụng 11.517,96 ha. Đây thực sự là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.

Về thổ nhƣỡng, theo tài liệu và bản đồ thổ nhƣỡng tỷ lệ 1/100.000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các loại đất nhƣ sau:

+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố ở vùng phía Bắc huyện từ Bằng Lũng đến Nam Cƣờng. Đất tơi xốp, độ ẩm cao, tầng đất dày, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, tỷ lệ mùn 1,9-3,5%; tỷ lệ đạm trung bình nhƣng nghèo lân tổng số. Đất này thích hợp cho các loài cây lƣơng thực, cây công nghiệp nhƣng thiếu nƣớc, dễ bị hạn vào mùa khô.

+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất; phân bố ở vùng đồi, núi thấp thuộc các xã phía Nam. Đất có tầng dày trung bình, có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét. Ở những nơi còn thảm thực bì rừng che phủ có tỷ lệ mùn khá cao (3%-3,5%). Tỷ lệ đạm trung bình, đất này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở những nơi có độ dốc thấp, gần nguồn nƣớc có thể trồng cây ăn quả.

+ Đất dốc tụ và phù sa: sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của các sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối. Tầng đất dày, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất hơi chua, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, thích hợp cho trồng các loại cây lƣơng thực và cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ ngô, lạc, đậu tƣơng..

Nhìn chung đất đai của huyện phong phú, diện tích đất chƣa sử dụng có một lƣợng lớn với nhiều chủng loại, kiểu địa hình khác nhau, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Chợ Đồn năm 2012-2014

Đơn vị tính: ha

TT LOẠI ĐẤT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng diện tích tự nhiên 91.115 91.115 91.115 1 Đất nông nghiệp 71.232,82 71.742,19 71.911,37 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.088,72 5.298,25 5.394,93 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4.773,38 4.922,85 5.009,16 1.1.1.1 Đất trồng lúa 3.038,51 3.096,30 3.080,81 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 4,78 7,18 7,56 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.730,09 1.819,37 1.920,79 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 315,34 375,40 385,77 1.2 Đất lâm nghiệp 65.883,73 66.091,88 66.110,45 1.2.1 Đất rừng sản xuất 48.578,41 48.786,79 49.232,91 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 15.517,32 15.517,09 15.089,54 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.788 1.788 1.788 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 260,37 351 405,99 1.4 Đất nông nghiệp khác 1,06

2 Đất phi nông nghiệp 5.879,51 5.893,92 5.773,49 3 Đất chƣa sử dụng 14.002,67 13.478,89 13.430,14

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 12.562,41 12.085,29 11.517,96 3.3 Núi đá không có rừng cây 591,19 591,19 626,98

(Nguồn: Phòng thống kê, Tài nguyên và MT huyện Chợ Đồn)

Diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng tăng lên nhƣng không nhiều (0,475%/năm) Diện tích cây hàng năm nhìn chung ít có sự biến động. Diện tích cây lâu năm có xu hƣớng tăng lên, tăng bình quân mỗi năm là 5,91%. Diện tích cây lâu năm, diện tích mặt nƣớc tăng lên là do ngƣời dân đã sử dụng một phần đất chƣa sử dụng và đất rừng đã khai thác không có khả năng phục hồi vào làm tăng diện tích đất, mặt nƣớc.

Đất lâm nghiệp của huyện giảm không nhiều, diện tích đất rừng sản xuất có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Đất lâm nghiệp giảm là một phần do ngƣời dân chặt phá rừng để lấy gỗ...

Đất thổ cƣ có xu hƣớng tăng lên, bình quân là 20,46% phù hợp với sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển của huyện về việc đầu tƣ để xây dựng các công trình nhƣ; Trƣờng học, nhà văn hoá, trạm y tế, bệnh viện,…

Đất chƣa sử dụng đang giảm dần trong những năm gần đây là do ngƣời dân đẩy mạnh đầu tƣ kỹ thuật để trồng cây lâu năm. Bình quân qua 3 năm giảm 2,05%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 56)