Những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 83)

5. Bố cục luận văn

3.3. Những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

3.3.1. Những kết quả đạt được

- Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc Kạn khoảng 44 km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đƣờng tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257. Tiếp giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên tạo thuâ ̣n lợi cho huyện trong giao lƣu thƣơng ma ̣i, phát triển kinh tế xã hội, du li ̣ch...

- Đất đai của huyện tƣơng đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Tiềm năng đất đai cùng với thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển lúa bao thai, hồng không hạt để tiến tới đƣa sản phẩm này trở thành hàng hóa trên thị trƣờng, có lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên khai thác lợi thế này phải biết bảo vệ, khôi phục và phát triển, kết hợp khai thác có hiệu quả tài nguyền đất đai, khí hậu với môi trƣờng sinh thái.

- Có nhiều doanh nghiệp Trung ƣơng, tỉnh đóng trên địa bàn huyện tạo thành 2 khu công nghiệp: cụm nam Bằng Lũng, cụm Bản Thi khai thác quặng sắt, chì, kẽm, vật liệu xây dựng.

- Nhân dân các dân tộc huyện Chợ Đồn có truyền thống cách mạng, đoàn kết, sát cánh bên nhau, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng huyện Chợ Đồn thành một huyện giàu mạnh.

- Dƣới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền có biện phát thực hiện các cơ chế của tỉnh, chính sách hỗ trợ và đầu tƣ sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán và chế biến các loại nông sản trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cấp xây dựng: mạng lƣới giao thông nông thôn đƣợc cải tạo tốt, thuận lợi cho lƣu thông hàng hoá. Hệ thống kênh muơng kiên cố thuận tiện cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản.

- Về giáo dục đào tạo, y tế, thông tin liên lạc đã và đang phát triển, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện.

Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về những thuận lợi trong xây dựng NTM

STT Tiêu chí đánh giá Đồng ý (%)

Không đồng ý (%)

1 Đƣợc các cấp quan tâm chỉ đạo 100 0

2 Sản phẩm nông nghiệp đa dạng 70,4 29,6

3 Là địa phƣơng có truyền thống cách mạng 100 0 4 Đƣợc tham quan, học tập kinh nghiệm. 64,29 35,71

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả năm 2015)

3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế

* Tồn tại, hạn chế

- Tập quán lạc hậu, tập tục nặng nề của một số dân tộc ít ngƣời đã ảnh hƣởng trực tiếp đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đời sống tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Kinh tế chủ yếu phát triển là thuần nông, độc canh, tự cấp, tự túc, số lƣợng hàng hoá chƣa nhiều, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao. Thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp, còn có sự chênh lệch lớn giữa các ngành, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do vậy chƣa đạt tiêu chí nông thôn mới về tiêu chí thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo.

- Vai trò của kinh tế hộ tuy đã đƣợc khẳng định, nhƣng khả năng về mặt tài chính thì còn rất eo hẹp trong khi Nhà nƣớc đầu tƣ còn rất ít. Loại hình hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh ít về số lƣợng quy mô rất nhỏ.

- Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn còn mang nặng tính thuần nông, sản xuất theo lối truyền thống, trình độ chuyên môn của lao động phần lớn chƣa qua đào tạo do vậy việc thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân nông thôn, nhất là hệ thống đƣờng dân sinh, điều kiện địa hình phức tạp và dân cƣ phân bố không đều đã ảnh hƣởng đến thông thƣơng hàng hóa, thu hút nguồn đầu tƣ. Mặt khác công nghệ sản xuất còn lạc hậu, lao động thủ công là chính nên chƣa đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

- Trình độ dân trí ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Số cán bộ cơ sở ở một số xã và lao động đã qua đào tạo còn thiếu. Một bộ phận cán bộ, công chức cấp huyện có tƣ duy, tác phong làm việc chậm đổi mới, thiếu trách nhiệm nhiệt tình. Do vậy đã ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tham mƣu, chỉ đạo thực hiện trƣơng trình xây dựng nông thôn mới

- Nhận thức của ngƣời dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế đƣợc thể hiện qua kết quả khảo sát thể hiện ở biểu dƣới đây:

STT Nội dung (%)

1 Đƣợc nghe tuyên truyền về nông thôn mới 60

2 Hiểu đƣợc ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới 40 3 Sẵn sàng đóng góp công, của để xây dựng nông thôn mới 60

4 Sẵn sàng hiến đất để mở rộng đƣờng 65

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả năm 2015)

- Môi trƣờng bị ô nhiễm bởi khối lƣợng chất thải trong khai thác, sơ chế khoáng sản ngày càng tăng trong đó tỷ lệ đƣợc xử lý còn rất hạn chế đang làm xuống cấp môi trƣờng không khí và môi trƣờng nƣớc. Rác thải sinh hoạt của nhân dân, trƣờng học, y tế ngày càng nhiều, thị trấn chỉ thực hiện thu gom rác thải mà chƣa có biện pháp phân loại, xử lý, chôn cất và phân huỷ.

Bảng 3.9. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

STT Nội dung Đồng ý (%) Không đồng ý (%)

1 Địa bàn rộng, địa hình miền núi phức tạp 100 0 2 Nguồn lực của địa phƣơng có hạn 90,48 9,52 3 Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế 59,52 40,48

4 Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc

phát triển nông nghiệp hàng hóa 66,67 33,33

5 Các khu dân cƣ cũ lộn xộn, khó khăn

cho việc chỉnh trang 80,95 19,05 6 Các doanh nghiệp ở địa phƣơng nhỏ và ít 50 50

7 Khó khăn trong việc huy động đóng góp

của nhân dân. 80,95 19,05

3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong xây dựng NTM huyện Chợ Đồn

Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện còn có những còn những hạn trên là do một số nguyên nhân sau:

- Hiệu quả trong công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện chƣa sâu rộng, cấp xã chủ yếu tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia xây dựng NTM ở hạng mục đƣờng giao thông nông thôn. Vì vậy, nhận thức của ngƣời dân tham gia xây dựng NTM còn hạn hẹp đối với tất cả 19 tiêu chí, còn tồn tại tâm lý phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nƣớc.

- Một số cấp uỷ đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và một bộ phận nhân dân chƣa nhận thức đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của chƣơng trình; chƣa tập trung quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chƣơng trình; chƣa huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc; nhiều nơi còn ỷ lại và sự hỗ trợ của nhà nƣớc, nên chƣa dẫy lên đƣợc phong trào xây dựng nông thôn mới sâu rộng trên địa bàn huyện.

- Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình tổng thể gồm nhiều nội dung, lĩnh vực, nhiều văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng, của tỉnh trong khi đó nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế; bên cạnh đó do điều kiện địa hình bị chia cắt, mật độ dân số thƣa, diện tích đất sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán; điều kiện kinh tế xã hội (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa) còn gặp nhiều khó khăn nên bƣớc đầu triển khai thực hiện chƣơng trình còn nhiều lúng túng, hiệu quả chƣa cao.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm cho Chƣơng trình còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các xã (năm 2014 đƣợc cấp 12.428 triệu đồng: xây dựng đƣờng GTNT là: 11.428 triệu đồng, hỗ trợ PTSX là 600 triệu) cụ thể: Đối với xã xây dựng NTM là: 348 triệu/năm, xã thuộc Chƣơng trình 135 đƣợc cấp 800 triệu/năm, xã điểm xây dựng NTM là 600 triệu/năm và 2 xã điểm xây dựng NTM đƣợc hỗ trợ 300 triệu/năm để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

- Lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác xây dựng NTM cấp xã không có chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phần đa cán bộ tham mƣu thực hiện xây dựng NTM là cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp, cán bộ địa chính xã

(trong đó cán bộ nông lâm nghiệp là: 9 ngƣời; cán bộ địa chính 13 ngƣời; số xã có lãnh đạo xã không có bằng cấp chuyên môn là: 9 xã).

- Việc thực hiện một số tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia khó đạt đƣợc do chƣa phù hợp (nhƣ tiêu chí số 7 về chợ nông thôn; tiêu chí số 10 về thu nhập do chƣa có thống nhất về cách tính nên chƣa xác định đƣợc thu nhập của nhân dân; tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất, việc hoạt động có hiệu quả của tổ hợp tác, HTX theo luật mới; tiêu chí 16 về văn hóa, khi 70% thôn trở lên đƣợc công nhận và giữ danh hiệu, thôn văn hóa liên tục 5 năm trở lên; tiêu chí 17 về môi trƣờng,..).

- Trên địa bàn một số xã có nhiều chƣơng trình, dự án cùng triển khai thực hiện đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn nhƣng hiện nay chƣa có cơ chế lồng ghép các nguồn vốn khác nhau vào xây dựng nông thôn mới. Vì vậy Chƣơng trình xây dựng NTM chƣa trở thành đầu mối trung tâm liên kết tập trung các nguồn vốn khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng NTM theo 19 tiêu chí.

3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng trong thực hiện xây dựng NTM ở huyện Chợ Đồn

3.4.1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo chuẩn NTM là tạo lập đƣợc môi trƣờng sống tốt cho ngƣời dân, sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên và đáp ứng các yêu cầu phát triển sản xuất. Đồ án quy hoạch xây dựng NTM đƣợc nghiên cứu trên hiện trạng của làng, bản đã đƣợc hình thành, phát triển từ lâu đời. Mỗi vùng miền có những đặc điểm khác nhau về văn hóa, cảnh quan và quy hoạch nông thôn mới chủ yếu là đề xuất giải pháp cải tạo chỉnh trang. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, cần tạo dựng không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với bản sắc của vùng miền và đƣa ra các giải pháp nhằm bảo tồn những nét kiến trúc của nông thôn Việt Nam.

Quá trình triển khai lập quy hoạch ở các xã trên địa bàn huyện Chợ Đồn đã đƣợc sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân thông qua việc công khai rộng rãi, lấy ý kiến của ngƣời dân vào bản dự thảo đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM. Mặt khác, chính quyền huyện, xã còn đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để ngƣời dân thay đổi nhận thức và thấy đƣợc trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào các bƣớc trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch. Nhìn chung đồ án quy hoạch chung xây

dựng NTM tại các xã trên địa bàn huyện đã bƣớc đầu đi vào cuộc sống, tạo ra cảnh quan, môi trƣờng sạch đẹp hơn ở các vùng nông thôn và từng bƣớc nâng chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân vùng nông thôn theo các mục tiêu của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó có một bộ phận trong đội ngũ cán bộ thực hiện công tác lập quy hoạch chƣa am hiểu sâu về nông thôn. Nhiều cán bộ vẫn lập quy hoạch nông thôn theo tƣ duy của lập quy hoạch đô thị. Hơn nữa, chƣơng trình nông thôn mới lại yêu cầu nhiều nội dung với nhiều lĩnh vực trong khi thời gian hoàn thành đồ án gấp gáp, nên chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, cần rà soát, bổ sung kịp thời đảm bảo xây dựng NTM phát triển bền vững.

3.4.2. Chính sách đầu tư của nhà nước và huy động vốn xã hội đề xây dựng NTM

* Chính sách đầu tư của nhà nước

Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ: “Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc… giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Cụ thể hóa đƣờng lối của Đảng, Chính phủ đã triển khai thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn.

Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, phân khai cụ thể nguồn vốn do ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ cho các địa phƣơng xây dựng NTM trong đó: tập trung đầu tƣ hỗ trợ 100% vốn TW cho công tác quy hoạch, xây dựng các hạng mục công trình: trƣờng học, trạm y tế, trung tâm văn hoá xã; hỗ trợ lồng ghép từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giao thông nông thôn, nƣớc sạch - VSMT nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp - chăn nuôi - thuỷ sản tập trung… Bên cạnh việc đầu tƣ xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát

về tín dụng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân trong việc vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần cho ngƣời dân.

Ngoài ra Chính phủ còn có chính sách khuyến khích đầu tƣ đối với các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển sản xuất - kinh doanh trên địa bàn nông thôn, với mục tiêu giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn có trình độ, giảm áp lực di dân ở nông thôn ra thành thị đồng thời góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

* Huy động vốn xã hội

Bên cạnh chính sách hỗ trợ đầu tƣ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc cho chƣơng trình xây dựng NTM, để tạo ra bƣớc đột phá trong quá trình phát triển nông thôn cần tuyên truyền, vận động ngƣời dân đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá và từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân nông thôn. Ngoài ra cần có chính sách xã hội hoá để thu hút vốn của các tổ chức, doanh nghiệp trong đầu tƣ xây dựng công trình với hình thức hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các tổ chức, doanh nghiệp và giao quyền quản lý công trình sau đầu tƣ cho các tổ chức, doanh nghiệp.

3.4.3. Năng lực tổ chức và quản lý của cán bộ lãnh đạo cơ sở trong xây dựng NTM

Đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện. Do đó năng lực quản lý, điều hành việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cũng nhƣ trình độ chuyên môn của cán bộ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến mức độ hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới. Việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở phải luôn gắn chặt với vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở vì cán bộ chính quyền cơ sở là bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền nƣớc ta. Họ vừa là ngƣời đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 83)