5.1.1 Kết quả nghiên cứu
Các mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các DNVVN đang hoạt động tại TP TDM, từ đó phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế của các DNVVN đang hoạt động tại TP TDM. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các DNVVN. Để thực hiện được các mục tiêu trên, nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau: sự tuân thủ thuế của các DNVVN phụ thuộc vào những nhân tố nào, mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến sự tuân thủ thuế của DNVVN và cần thực hiện các giải pháp nào để nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế của các DNVVN trên địa bàn TP TDM hiện nay. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách tìm hiểu thực trạng tuân thủ thuế của các DN đang hoạt động tại TP Thủ Dầu Một (giai đoạn từ năm 2012 – 2015), đồng thời kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thực hiện bảng câu hỏi khảo sát để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các DNVVN tại CCT TP TDM và mức độ tác động của từng nhân tố. Từ kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả s đề xuất các kiến nghị phù hợp để CQT nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu thuế tại TP TDM hiện nay.
Mô hình đề xuất đưa vào nghiên cứu định lượng gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các DNVVN tại CCT Tp.TDM bao gồm: (1) đặc điểm hoạt động của DN; (2) đặc điểm hoạt động kế toán; (3) ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT; (4) chính sách thuế; (5) quan điểm về chấp hành thuế của DN; (6) xác suất bị kiểm tra của DN. Tổng số biến quan sát đưa vào là 24.
Thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan và hồi quy. Kết quả đã loại 2 biến trong tổng số 24 biến quan sát ban đầu, 22 các biến còn lại đều đạt yêu cầu và được gom thành 6 biến tương tự như 6 yếu tố đã đề xuất ban đầu.
Tiến hành kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến tính tuân thủ thuế của DNVVN bị ảnh hưởng bởi cả 6 yếu tố: (1) đặc điểm hoạt động của DN; (2) đặc điểm hoạt động kế toán; (3) ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT; (4) chính sách thuế; (5) quan điểm về chấp hành thuế của DN; (6) xác suất bị kiểm tra của DN. Trong đó, hai yếu tố “đặc điểm hoạt động kế toán”và “chính sách thuế” có ảnh hưởng mạnh nhất đối với tính tuân thủ thuế của DNVVN, kế đến là các yếu tố: “xác suất bị kiểm tra của DN”, “ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT” và cuối cùng là các yếu tố “đặc điểm hoạt động của DN” và “quan điểm về chấp hành thuế của DN”. Kết quả kiểm định giả thuyết của mô hình cũng khẳng định: sáu nhân tố xác xuất bị kiểm tra thuế của DN (KTT), đặc điểm hoạt động của DN (DD), chính sách thuế (CST), quan điểm về chấp hành thuế của DN (QDDN), ý thức về nghĩa vụ thuế NNT (YTT), đặc điểm hoạt động của kế toán (HDKT) ảnh hưởng thuận chiều với tuân thủ thuế.
Kết quả kiểm định T-test và phân tích phương sai ANOVA đã khẳng định rằng các đặc điểm NNT không tác động đến tính tuân thủ thuế của DNVVN cho thấy không có sự khác biệt về phương sai đánh giá tính tuân thủ thuế của DNVVN theo các đặc điểm: loại hình, quy mô, ngành nghề, thời gian hoạt động. Phân tích phương sai ANOVA cho thấy, chỉ có sự khác biệt về tính tuân thủ thuế giữa nhóm DN có quy mô khác nhau, kiểm định thấy rằng nhóm đối tượng khảo sát có đánh giá tuân thủ thuế cao nhất là nhóm DN vừa, tiếp đến là nhóm DN nhỏ và cuối cùng là nhóm DN siêu nhỏ và sự khác biệt về tính tuân thủ thuế giữa nhóm DN có thời gian hoạt động khác nhau, nhóm đối tượng khảo sát có đánh giá tuân thủ thuế cao nhất là nhóm DN có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên, tiếp đến là nhóm DN có thời gian hoạt động từ 5 đến dưới 10 năm, tiếp theo là nhóm DN có thời gian hoạt động từ 2 đến dưới 5 năm và cuối cùng là nhóm DN có thời gian hoạt động dưới 2 năm.
5.1.2 Đóng góp của đề tài
Hiện nay, tại TP Thủ Dầu Một có hàng ngàn DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn trong số đó là DNVVN. Đây là thách thức cho CCT Tp.TDM
trong việc quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế từ các DN này. Việc đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT để từ đó CQT có cách quản lý phù hợp, hiệu quả trong quản lý và thu thuế là nhiệm vụ cốt lõi của CQT. Nghiên cứu này đã xác định được một số yếu tố có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các DNVVN đang hoạt động trên địa bàn TP TDM. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DNVVN trên địa bàn TP TDM. Tất cả các kiến nghị này đều xuất phát từ kết quả nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng tình hình QLT trên địa bàn TP TDM. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn góp phần giúp CCT Tp.TDM hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho NNT trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế, đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yêu cầu quản lý kinh tế của NN, phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể trong nền kinh tế và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh tăng trưởng.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng có sự ảnh hưởng thuận chiều giữa các yếu tố: (1) đặc điểm hoạt động của DN; (2) đặc điểm hoạt động kế toán; (3) ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT; (4) chính sách thuế; (5) quan điểm về chấp hành thuế của DN; (6) xác suất bị kiểm tra của DN đến tính tuân thủ thuế của DNVVN. Đồng thời cũng cho thấy mức độ quan trọng của việc hoàn thiện bộ máy kế toán trong DN, việc lưu trữ SSKT, chứng từ theo quy định tại đơn vị và sử dụng CNTT trong công tác kế toán thuế. Đứng vị trí thứ hai là yếu tố chính sách thuế: bao gồm quy trình thủ tục kê khai thuế, luật thuế, sự khuyến khích khen thưởng của CQT và công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của CQT. Nghiên cứu đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của DNVVN tại CCT Tp.TDM, đây là những yếu tố mà CCT Tp.TDM cần quan tâm để có hướng điều chỉnh hợp lý nhằm khuyến khích sự tuân thủ của NNT vì mục tiêu hoàn thành tốt công tác quản lý và thu thuế trên địa bàn.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn và một số kiến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy DN và CQT cần phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động kế toán của DN, cũng như việc cần thiết xây dựng bộ máy kế toán, lưu trữ hệ
thống sổ sách chứng từ, và sử dụng CNTT trong đăng ký, kê khai và nộp thuế tại DN. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong 6 yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của DNVVN.
Yếu tố quan trọng thứ hai mà nghiên cứu đưa ra đó là yếu tố chính sách thuế. Khi các quy trình thủ tục kê khai thuế và luật thuế rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và CQT có sự hỗ trợ NNT, cũng như khuyến khích khen thưởng NTT thì điều này s giúp cho tính tuân thủ thuế của DNVVN tăng lên, và tất yếu một điều là hiệu quả QLT của CQT cũng tăng lên.
Yếu tố quan trọng thứ ba là xác suất bị kiểm tra thuế của DN. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có vai trò vô cùng quan trọng trong thực thi pháp luật thuế của NNT, từ kết quả kiểm tra CQT phát hiện ra các hoạt động vi phạm pháp luật thuế, gian lận, trốn thuế của NNT, đồng thời giúp NNT phát hiện ra các sai sót trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần tuân thủ thuế của NNT.
Ba yếu tố còn lại có mức ảnh hưởng kém hơn ba yếu tố nêu trên, tuy nhiên cũng cần được quan tâm sâu sát. CQT cần thực hiện các biện pháp để nâng cao ý thức nghĩa vụ thuế, và quan điểm về chấp hành thuế của DN. Đồng thời cần phân loại NNT theo thời gian và quy mô hoạt động để có thể nâng cao hiệu quả QLT.
Bảng 5. 1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các
DNVVN tại CCT Tp.TDM Yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của các DNVVN Hệ số Beta chuẩn hóa Giá trị trung bình Mức độ tác động
Đặc điểm hoạt động kế toán 0.281 3.60 1
Chính sách thuế 0.273 3.73 2
Xác suất bị kiểm tra thuế của DN 0.267 3.67 3
Ý thức về nghĩa vụ thuế của DN 0.206 3.66 4
Đặc điểm hoạt động của DN 0.130 3.49 5
Quan điểm về chấp hành thuế của DN 0.127 3.81 6 Căn cứ vào kết quả tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các DNVVN tại CCT Tp.TDM ở bảng 6.1, dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa và giá trị trung bình của từng yếu tố nghiên cứu s đưa ra thực tế mức đánh giá của NNT đối với từng yếu tố và một số kiến nghị đối với từng yếu tố như sau:
5.2.1 Đối với nhân tố Đặc điểm hoạt động kế toán:
Nhân tố “Đặc điểm hoạt động kế toán” có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tuân thủ thuế của DNVVN vì có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất ( = 0.281), có thể nhận định rằng với mỗi DN, bộ máy kế toán luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng, cung cấp những thông tin một cách chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của DN. Do đó, bộ máy kế toán của DN là bộ phận cần được lưu tâm hàng đầu, tuy nhiên với điểm trung bình 3.60 có khoảng cách khá xa với điểm đồng ý (điểm 4), cho thấy hiện nay các DN chưa chú trọng đến việc hoàn thiện bộ máy kế toán tại đơn vị.
Bảng 5. 2: Trung bình các biến của yếu tố “Đặc điểm hoạt động kế toán”
Ký hiệu biến Mô tả Giá trị trung bình
HDKT1 Tổ chức bộ máy kế toán DN 3.63
HDKT2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán 3.63 HDKT3 Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác
kế toán 3.54
NNT 3.6
Dựa vào số liệu giá trị trung bình của từng biến quan sát của yếu tố Đặc điểm hoạt động kế toán được trình bày ở bảng 5.2, nghiên cứu s xem xét những vấn đề cần được quan tâm và điều chỉnh liên quan đến yếu tố này.
Trong đó, biến quan sát “Tổ chức bộ máy kế toán DN” và biến quan sát “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán” có ảnh hưởng lớn nhất và bằng nhau (điểm trung bình là 3.63). Sự tuân thủ thuế của DNVVN bị ảnh hưởng bởi bộ máy kế toán tại DN, DN có bộ máy kế toán tại DN thì tuân thủ thuế tốt hơn so với DN sử dụng kế toán thuê ngoài hoặc thường xuyên thay đổi kế toán. Việc lưu trữ sổ sách, chứng từ kế toán khoa học, đúng quy định ảnh hưởng lớn đến sự tuân thủ thuế của DNVVN. Để hoàn thiên bộ máy kế toán của DN, các DN cần thực hiện các giải pháp sau:
DN cần xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của DN, chọn nhân sự kế toán phù hợp với quy định chế độ tài chính kế toán đồng thời xác định số lượng nhân viên kế toán phù hợp để tiết kiệm chi phí, lựa chọn phần mềm kế toán, hình thức kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của DN. Bên cạnh
việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán, DN cần đầu tư vào việc đào tạo những người làm công tác kế toán có thể sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phần mềm kế toán, đảm bảo có hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác đối với công tác kế toán trong DN.
Thứ hai, việc tổ chức hoàn thiện chứng từ kế toán là khâu quan trọng, quyết định đến thông tin kế toán. DN cần xây dựng hệ thống chứng từ đơn giản, rõ ràng, phù hợp với quy định của chế độ kế toán, các chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ phải thể hiện được yêu cầu quản lý nội bộ. Quy định trình tự luân chuyển chứng từ một cách hợp lý, khoa học, tránh được sự chồng chéo, ứ đọng.
5.2.2 Đối với nhân tố Chính sách thuế:
Nhân tố “Chính sách thuế” có ảnh hưởng thứ hai đến sự tuân thủ thuế của DNVVN vì có hệ số Beta chuẩn hóa () = 0.273. Trong đó, biến quan sát “Luật thuế” được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất (điểm trung bình 3.89).
Bảng 5. 3: Trung bình các biến của yếu tố “Chính sách thuế”
Ký hiệu biến Mô tả Giá trị trung bình
CST1 Quy trình thủ tục kê khai thuế 3.84
CST2 Luật thuế 3.89
CST3 Các hình thức khuyến khích sự tuân thủ thuế 3.83
CST4 Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT 3.37
NNT 3.73
Việc nghiên cứu tác động của nhân tố chính sách thuế đến sự tuân thủ thuế của NNT rất quan trọng. Việc luật thuế thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho DN trong việc tuân thủ thuế. Thông thường để các đạo luật về thuế thực hiện được, cần rất nhiều thông tư và công văn, văn bản hướng dẫn. Điều này khiến hệ thống pháp luật về thuế quá phức tạp, dễ hiểu theo nhiều cách khác nhau và gây khó khăn cho NNT trong việc tuân thủ thuế.
Để nâng cao tính tuân thủ thuế của các DNVVN tại CCT TP Thủ Dầu Một thì CQT cần tập trung vào cả bốn vấn đề được đề cập ở bốn biến quan sát trên.
- Thứ nhất, về quy trình thủ tục kê khai thuế: DNVVN cần thực hiện đầy đủ đúng quy trình, quy định đăng ký thuế với DN mới thành lập, thông báo ngay cho CQT quản lý khi có thay đổi thông tin hoạt động (thay đổi địa điểm kinh doanh, vốn điều lệ, tạm ngưng hoạt động, giải thể) để CQT có thể quản lý kịp thời chính xác số lượng DN hoạt động trên địa bàn.
- NNT phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với CQT theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế thông qua việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, bên cạnh đó DN phải thường xuyên cập nhật các chương trình ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế và nâng cấp chương trình theo thông báo của Tổng cục Thuế.
- Đối với CQT: cần cập nhật và đăng tải đầy đủ các văn bản hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về thuế trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Chương trình hỗ trợ khai thuế cho NNT cần nâng cấp kịp thời với những thay đổi của CST và cần được ban hành sớm. Nâng cấp đường truyền mạng và công cụ tìm kiếm trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để có thể phục vụ việc tra cứu cùng lúc của lượng lớn NNT do việc tra cứu thông tin của NNT thường chậm, ngh n mạng, rớt mạng; công cụ tìm kiếm chưa hiệu quả.
- Thứ hai, về Luật thuế: DN cần chủ động tiếp cận, nghiên cứu và thực hiện đúng quy định pháp luật về thuế. Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế nếu thấy chưa rõ, chưa hiểu thì DN có thể liên hệ CQT để được hướng dẫn. Bộ phận nghiệp vụ của CQT trực tiếp hướng dẫn đó là bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT. Đối với các nghiệp vụ kê khai, nộp thuế thì NNT có thể liên hệ với bộ phận kê khai kế toán thuế của CQT.
Kiến nghị đối với Bộ Tài chính: Các quy định chính sách, pháp luật thuế cần được xây dựng minh bạch, rõ ràng và dễ thực hiện. Chính sách, pháp luật thuế cần ổn định và có tính dự đoán cao. Các văn bản hướng dẫn cần cụ thể, có những ví dụ cho DN dễ nắm bắt. Sau khi có văn bản mới điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi