Nhân tố ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 35 - 37)

Mức độ hiểu biết về luật thuế, quy trình kế toán thuế:

Madi & Amrizah (2003), định nghĩa hiểu biết chức năng thuế là khả năng NNT tự nộp tờ khai và tính toán nghĩa vụ thuế của mình bao gồm việc tìm hiểu một số thuật ngữ thuế và có kiến thức cơ bản về thu nhập chịu thuế, các khoản giảm trừ, các khoản không chịu thuế.

Theo Song và Yarbrough (1978) nghiên cứu về thái độ của NNT thấy rằng NNT có kiến thức tài chính cao hơn thì có đạo đức thuế tốt hơn so với những người có kiến thức tài chính thấp vì vậy thái độ đối với thuế có thể được cải thiện bằng cách trang bị kiến thức tốt. Nhận thức của NNT về sự công bằng của luật thuế cũng ảnh hưởng tới tâm lý và thái độ của NNT, nếu NNT thấy hài lòng với chính phủ và công bằng trong vai trò đóng góp thì tính tuân thủ thuế s được nâng cao.

Theo nghiên cứu của Christina M.Ritsema (2003) kết luận là có mối liên hệ giữa kiến thức về thuế và tuân thủ thuế. Sự thiếu hiểu biết về thuế dẫn đến hành vi không tuân thủ không dự tính .

Trong nghiên cứu của Chen Loo và Keng Ho (2005) chỉ ra rằng việc tuân thủ thuế chỉ có thể xảy ra nếu những người tham gia có kiến thức và có thể hiểu được sự liên quan luật thuế, các quy định, hướng dẫn và thủ tục hành chính .

Nếu NNT không cập nhật kịp thời hoặc hiểu sai khi áp dụng CST thì s xảy ra vi phạm trong kê khai thuế, có thể bị CQT xử phạt do hành vi kê khai sai hoặc kê khai thiếu. Điều này ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN. Do đó, NNT cần phải

hiểu rõ luật thuế và các luật có liên quan để áp dụng vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị, tránh xảy ra sai sót từ đó góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế của DN.

Nhận thức của NNT về tính công bằng của hệ thống thuế:

Christina M.Titsema (2003) nghiên cứu kết luận: “những người trốn thuế ở mức độ lớn phát biểu rằng việc không tuân thủ thuế của họ là do hệ thống thuế không công bằng” . Công bằng là tiêu chuẩn để đánh giá sự khác biệt trong cách cư xử thuế của các cá nhân khác nhau (Murphy & Nagel, 2002). Lý thuyết công bằng cho rằng mọi người mong đợi một tỉ lệ tương đương giữa số thuế phải nộp và phúc lợi mang lại cho họ. (VD: Công bằng lợi ích qua lại với nhau giữa NNT và chính phủ và công bằng theo chiều ngang và chiều dọc giữa những NNT). Lý thuyết công bằng cho rằng nếu tỉ lệ tương đương không tồn tại thì s thúc đẩy sự thay đổi phần đóng góp (Cuccia & Carnes, 2001).

Công bằng là mối quan tâm hàng đầu của NNT. Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của thuế. Khi hệ thống thuế đảm bảo công bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế, NNT tích cực tuân thủ thuế hơn. Các nhà quản lý và NNT tin rằng việc không hài lòng với sự công bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chủ yếu gia tăng tính không tuân thủ.

Mức độ hài lòng của NNT đối với cơ quan thuế:

Theo Webley, Paul (2004) có sự tác động qua lại giữa niềm tin của NNT với CQT. Nếu CQT hoạt động không hiệu quả và không nhiệt tình giúp đỡ thì có nhiều khả năng NNT không tuân thủ.

Khi CQT nhận thức là người đại diện và hoạt động vì lợi ích tập thể, coi NNT là khách hàng thì sự tuân thủ thuế s đạt được. Mặt khác, sự đại diện của CQT còn được NNT nhận thức là sự công tâm, trong sạch không tham nhũng .

Chi phí tuân thủ thuế:

Chi phí tuân thủ thuế tác động đến sự tuân thủ thông qua hiệu ứng thu nhập nghĩa là chi phí tuân thủ tăng s cản trở quyết định tuân thủ thuế và ngược lại. Chi phí tuân thủ thuế theo nghĩa hẹp gồm chi phí tiền và thời gian để tuân thủ các nghĩa vụ về thuế. Chi phí này phụ thuộc vào hệ thống thuế và khác nhau giữa các ngành

khác nhau, các hình thức kinh doanh khác nhau, các DN có đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, chi phí tuân thủ còn cao gồm các chi phí khác là hậu quả của trốn thuế. Sự không tuân thủ của các DN khác có thể dẫn đến nhiều bất lợi trong cạnh tranh đối với các DN tuân thủ tốt.

Nếu chi phí tuân thủ cao thì DN có xu hướng không tuân thủ thuế nhất là đối với các DNVVN thậm chí là siêu nhỏ. Điểm nổi bật nhất trong chi phí tuân thủ là hiện nay Luật thuế thay đổi với tần suất cao gây khó khăn cho DN trong việc thực hiện pháp luật thuế. DN tốn chi phí về về thời gian nhiều hơn cho việc tiếp thu luật, sửa đổi công tác kế toán, thực hiện các chương trình mới của CQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)