3.4.1 Về phía Doanh nghiệp:
Ưu điểm:
Từ khi thực hiện QLT theo cơ chế tự khai tự nộp thuế đòi hỏi NNT phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do NNT tự lập trên cơ sở sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của CQT.
NNT nhận thức được lợi ích khi triển khai thực hiện kê khai thuế qua mạng và thực hiện nộp thuế điện tử, giúp DN giảm chi phí về thời gian, kinh phí và thủ tục giấy tờ trong việc kê khai và nộp thuế; Đảm bảo việc thông tin, số liệu khai thuế của NNT được gửi đến CQT nhanh chóng, chính xác và thực hiện nộp thuế đúng thời gian quy định.
Khuyết điểm:
Trong quá trình quản lý thu thuế của nhiều DN trên địa bàn, các DNVVN là đối tượng có rủi ro cao về thuế, nguyên nhân là do nhận thức pháp luật về thuế của đối tượng này rất hạn chế, dẫn đến chủ quan trong đăng ký, khai thuế và nộp thuế.
- Về đăng ký thuế: DN khi nhận được MST không đăng ký thuế trong thời hạn quy định với CQT, tạm nghỉ kinh doanh không thông báo cho CQT quản lý.
- Về kê khai thuế: việc kê khai thuế còn sai sót, thiếu chính xác, còn nhiều DN đề nghị gia hạn nộp BCTC năm do số liệu chưa hoàn chỉnh. Trình độ về CNTT tại một số DN còn thấp, nên việc thực hiện khai thuế điện tử còn lúng túng. Điều kiện áp dụng CNTT (máy tính, đường truyền) cũng ảnh hưởng đến chất lượng khai thuế điện tử; tâm lý một số DN không muốn thay đổi phương thức kê khai thủ công sang điện tử vì phải chi phí cho việc mua chứng thư số và dịch vụ khai thuế qua mạng.
- Về nộp thuế: DN chưa nộp thuế đúng hạn và để nợ thuế kéo dài, ngoài ra còn nộp sai số tiền thuế (sai mục lục ngân sách, sai tài khoản, nộp nhầm CQT quản lý).
- Về kiểm tra thuế: một số DN còn trì hoãn thời gian thanh kiểm tra do chưa tổng hợp đầy đủ số liệu và chứng từ, điều này gây ảnh hưởng chung đến kế hoạch kiểm tra của CQT.
- Nguyên nhân: do DN gặp khó khăn về tài chính dẫn đến nộp trễ hoặc chưa nộp tiền thuế đúng hạn. Sự hiểu biết về CST còn hạn chế, đặc biệt ở các DN mới thành lập dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện. Bộ máy kế toán tại đơn vị không hoàn chỉnh về nhân sự lẫn hệ thống thông tin kế toán, SSKT, hóa đơn chứng từ, không lưu giữ hồ sơ kế toán đúng quy định dẫn đến khó khăn trong việc chấp hành thanh kiểm tra khi CQT có yêu cầu.
3.4.2 Về phía cơ quan Thuế: Ưu điểm: Ưu điểm:
Từ khi áp dụng QLT theo cơ chế cơ chế tự khai, tự nộp, việc quản lý NNT tại CCT Tp.TDM đã có những chuyển biến tích cực sau:
Về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: CCT Tp.TDM xác định công tác tuyên
pháp luật thuế, đồng thời là một nhiệm vụ trọng tâm. CCT thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giải đáp các vướng mắc về chính sách, chế độ thủ tục về thuế mà NNT thường gặp trong quá trình kê khai nộp thuế để NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đối với NN thông qua việc tổ chức hội nghị đối thoại với DN 2 lần/năm.
Việc hỗ trợ, giải đáp CST cho NNT do bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT được bố trí tại bộ phận “một cửa” của CQT. Việc hỗ trợ được thực hiện toàn diện, có sự phối hợp của nhiều phòng, nhiều bộ phận: Ngoài bộ phận hỗ trợ về CST, còn tăng cường thêm bộ phận hỗ trợ về kê khai thuế và hỗ trợ thực hiện ứng dụng tin học với máy tính và trang thiết bị, đường truyền đảm bảo công tác hỗ trợ nhanh và hiệu quả. Nếu NNT có vướng mắc, sai sót s được hỗ trợ, hướng dẫn điều chỉnh kịp thời, không vi phạm hành chính về thuế.
Đối với các DN thực hiện tốt CST, có số thuế nộp NSNN lớn đều được CCT Tp.TDM thực hiện tuyên dương, khen thưởng. Đây cũng là một cách thiết thực để tác động DN nâng cao ý thức tuân thủ thuế.
Về công tác kiểm soát đăng ký thuế, kê khai thuế: theo dõi, kiểm tra, kiểm
soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế; tăng cường kiểm tra, rà soát đối tượng DN đăng ký kinh doanh, phát hiện kịp thời những trường hợp không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý. Để nâng cao công tác QLT, CCT Tp.TDM đã chủ động khai thác, đưa các chương trình ứng dụng tin học vào công tác QLT, qua đó thu thập thông tin DN từ khi nộp tờ khai và nộp thuế. Do rà soát ngay từ khâu kê khai, CQT đã bổ sung thêm nhiều tín hiệu nghi vấn trên hồ sơ kê khai thuế, từ đó rút ra những kinh nghiệm quản lý để tiến hành phân tích thông tin chuyên sâu về kê khai thuế, phát hiện kịp thời những dấu hiệu kê khai bất thường và tiến hành xử lý theo Luật Quản lý thuế. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu QLT hiện nay. Tập trung công tác rà soát, chuẩn hoá dữ liệu trên các phần mềm ứng dụng để chuyển đổi dữ liệu sang ứng dụng QLT tập trung (TMS) theo đúng thời gian quy định của Tổng cục Thuế.
Về công tác kiểm tra thuế: công tác kiểm tra thuế đảm bảo cuối năm tỷ lệ
kiểm tra đạt 100% so với số cuộc kiểm tra được giao và tập trung kiểm tra những DN có mức độ rủi ro cao về thuế. Thực hiện triển khai công tác "chống các hành vi vi phạm về hóa đơn” qua ứng dụng "đối chiếu bảng kê hóa đơn” trong toàn ngành, nhằm phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế. Phối hợp với cơ quan an ninh điều tra, cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế để điều tra, xác minh một số đường dây sử dụng hóa đơn bất hợp pháp chiếm đoạt tiền thuế của NN nhằm răn đe, ngăn chặn đối với dạng tội phạm này và góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các DN. Bộ phận kiểm tra phối hợp chặt ch với bộ phận kê khai, tin học thường xuyên rà soát, quản lý chặt ch đối tượng nộp thuế; phân loại giám sát chặt ch các đối tượng có dấu hiệu kinh doanh mua bán hoá đơn bất hợp pháp, trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế đồng thời có giải pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, chống thất thu cho NSNN.
CCT Tp.TDM chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ kiểm tra thuế nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm công tác thanh, kiểm tra thuế, bồi dưỡng kiến thức kế toán nâng cao, kỹ năng phân tích BCTC, chuẩn mực kế toán cho lực lượng kiểm tra thuế thông qua việc cử các cán bộ Đội Kiểm tra tham gia các cuộc tập huấn do Cục Thuế tỉnh Bình Dương tổ chức.
Về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Đối với các khoản thuế nợ đến
90 ngày, thực hiện đôn đốc thu nộp bằng các biện pháp gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp. Bên cạnh đó, các bộ phận liên quan đã phối hợp với bộ phận Quản lý nợ để xử lý các khoản nợ ảo, nợ sai mục lục NSNN đang theo dõi trên ứng dụng; thực hiện điều chỉnh kịp thời các khoản sai lệch, xác định đúng thực tế nghĩa vụ thu, nộp của NNT. CCT thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế; mạnh dạn áp dụng các biện pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế, tăng cường triển khai cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật QLT. Đối với các khoản nợ có khả năng thu, hàng tháng CCT đã phân loại và thực hiện các
biện pháp thu nợ kịp thời đối với từng tuổi nợ của các khoản nợ thuế. Trên cơ sở tình hình tài chính cụ thể tại đơn vị, CQT yêu cầu đơn vị có kế hoạch nộp thuế trong thời hạn nhất định. Riêng đối với các đơn vị thực sự khó khăn về tài chính thì tạo điều kiện cho đơn vị phân kỳ nộp dần số thuế nợ đọng vào NSNN, nhằm giảm khó khăn trước mắt cho đơn vị mà vẫn thu được nợ thuế trong thời hạn cam kết.
Tồn tại, hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn những tồn tại
trong công tác QLT như:
Về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ CST là
công việc mang tính chuyên ngành và rất khó thực hiện để đạt đến sự hấp dẫn bởi những chuyên đề tuyên truyền về thuế thường rất khô, khó nhớ; hơn nữa, các chính sách và pháp luật về thuế lại luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quá trình phát triển nền kinh tế. Liên tiếp các Luật, Nghị định và Thông tư được sửa đổi, bổ sung đã giúp giảm số giờ người nộp thuế (NNT) thực hiện kê khai, nộp thuế như Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung 07 thông tư về thuế, tuy nhiên không có văn bản hệ thống hóa khiến NNT và cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ phải tìm kiếm rất nhiều văn bản trước đó.
Về công tác kiểm tra thuế: Kiến thức và kỹ năng về chế độ kế toán, CST,
nghiệp vụ kiểm tra của một bộ phận công chức làm công tác kiểm tra còn hạn chế đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của hoạt động kiểm tra. Tại CCT Tp.TDM hiện nay chưa xây dựng cụ thể các chuyên đề về kiểm tra cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực, từng loại hình DN do nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra không đủ. Trong khi đó, hành vi vi phạm của DN ngày càng diễn biến phức tạp, do đó tác động rất lớn đến kết quả công tác quản lý thu NSNN.
Về công tác nợ: nguyên nhân dẫn đến khó thu hồi nợ thuế là do ý thức tuân
thủ pháp luật về thuế của nhiều DN còn hạn chế nên để nợ thuế kéo dài. Có trường hợp NNT lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn, NN có chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế để cố tình nợ thuế nhằm trốn tránh, trì hoãn nghĩa vụ nộp thuế.
Bên cạnh đó, cơ chế chính sách hiện vẫn còn bất cập dẫn đến nhiều khoản nợ không thể thu hồi được nhưng cũng không thể xử lý xóa được vì chưa có quy định
xử lý với các trường hợp này. Vì thế CQT vẫn phải theo dõi, tính tiền phạt chậm nộp, làm tăng số nợ đọng thuế lũy kế.
Việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tài khoản NH gặp nhiều khó khăn do các NH chưa cung cấp thông tin kịp thời, chủ yếu CQT chỉ nắm được những số tài khoản không có dư hoặc số dư nhỏ không đủ để thực hiện cưỡng chế. Việc thu thập thông tin về tài khoản của NNT mất nhiều thời gian và nhân lực do NNT mở tài khoản tại nhiều NH đóng trên nhiều địa bàn khác nhau.
Ngoài các hạn chế nêu trên, nguồn nhân lực thiếu và yếu là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hạn chế trong công tác QLT tại CCT Tp.TDM. Số lượng DN mới thành lập ngày càng tăng đòi hỏi nguồn nhân lực đủ lớn để phục vụ công tác QLT. Tại CCT Tp.TDM hiện nay, trung bình một cán bộ thuế phải quản lý và kiêm nhiệm nhiều công tác cùng một lúc dẫn đến việc sao nhãng và thiếu sót trong công tác. Đa phần cán bộ công chức tại CCT Tp.TDM lớn tuổi nên gặp khó khăn trong việc khai thác ứng dụng CNTT, từ đó dẫn đến khó có thể theo dõi sát sao việc tuân thủ thuế của DN. Mặc dù công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác là một khâu đột phá trong công tác tổ chức cán bộ, nhưng việc luân chuyển cũng gây khó khăn cho công tác QLT do khi chuyển công tác mới, cán bộ (đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm tra) phải nghiên cứu lại từ đầu các chính sách có liên quan đến vị trí công tác.
3.5 Giới thiệu mô hình khảo sát và các giả thuyết
Dựa trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 2, kết hợp với tình hình tuân thủ thuế của NNT trong đăng ký kê khai và nộp thuế tại CCT Tp.TDM (giai đoạn năm 2012-2015) được trình bày ở chương 3, tác giả s đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức và xây dựng các thang đo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các DNVVN đang hoạt động tại TP TDM và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế của các DNVVN đang hoạt động tại TP TDM, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các DNVVN.
Những lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế thường giả thuyết rằng cá nhân là NNT. Tuy nhiên, trong một DN, thực tế cá nhân là những chủ sở hữu của DN, là người quyết định phạm vi, mức độ tuân thủ thuế của DN. Vì vậy, những nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của cá nhân vẫn hợp lý khi sử dụng để phân tích sự tuân thủ thuế của DN.
Nghiên cứu định tính ở chương 2 nhằm khám phá và hình thành các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách hệ thống hóa lý luận cơ bản về tuân thủ thuế kết hợp tìm hiểu mô hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài như mô hình của F.N.Tusubira và I.N.Nkote (2013) về “Sự tuân thủ thuế thu nhập giữa các DNVVN tại Uganda: quan điểm thông thạo thuế của NNT” và mô hình của Nguyễn Thị Hồng Việt (2015) về “Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập DN tại Cục thuế tỉnh Bình Dương”.
Hai mô hình nói trên là cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài. Tác giả lựa chọn những nhân tố có tính chất thích hợp với nghiên cứu đồng thời đưa thêm nhân tố mới là “nhóm nhân tố xác suất bị kiểm tra của DN” để khảo sát mức độ tuân thủ thuế của DNVVN.
Như đã trình bày, các nghiên cứu nước ngoài về sự tuân thủ thuế chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến sử dụng kết hợp các thông tin thống kê và điều tra để phân tích. Chính vì vậy mức độ tin cậy của dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này đòi hỏi rất cao.
Mô hình khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của DNVVN tại CCT TP Thủ Dầu Một được tác giả xây dựng xoay quanh các nhóm nhân tố sau:
- Nhóm nhân tố Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. - Nhóm nhân tố Đặc điểm hoạt động kế toán
- Nhóm nhân tố Ý thức về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp - Nhóm nhân tố Chính sách thuế
- Nhóm nhân tố Quan điểm về chấp hành thuế của doanh nghiệp - Nhóm nhân tố Xác suất bị kiểm tra thuế của doanh nghiệp
3.6 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: xác định mục tiêu nghiên cứu, tìm cơ sở lý thuyết và một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến tính tuân thủ thuế của DN. Dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình chấp hành đăng ký, kê khai và nộp thuế thực tế của các DN đang hoạt động tại TP Thủ Dầu Một để xác định thang đo nháp ban đầu, tiếp đến là nghiên cứu sơ bộ, thực hiện thảo luận nhóm (với cỡ mẫu n = 10) để hiệu chỉnh thang đo, xây dựng bảng hỏi khảo sát, tiến hành khảo sát với bảng câu hỏi đã xây dựng với cỡ mẫu n = 250. Sau khi thu thập thông tin từ phiếu khảo sát s tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, dựa vào