Đối với nhân tố Xác suất bị kiểm tra thuế của DN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 111 - 113)

Yếu tố này có mức tác động mạnh thứ ba ( = 0.267) trong 6 yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của DNVVN. Nhìn vào bảng thống kê bên dưới cho thấy, giá trị trung bình của các biến quan sát giao động từ 3.37 đến 3.81. Với mức đánh giá trung bình đạt 3.67 chứng tỏ NNT chưa hài lòng với công tác kiểm tra thuế của CCT Tp.TDM.

Bảng 5. 4: Trung bình các biến của yếu tố “Xác suất bị kiểm tra thuế của DN”

Ký hiệu biến Mô tả Giá trị trung bình

KTT1 Công tác giám sát 3.73

KTT2 Xác suất bị kiểm tra 3.71

KTT3 Khả năng bị phát hiện 3.37

KTT4 Thuế là một gánh nặng 3.81

KTT5 Lợi ích nhận được 3.74

Trong đó, biến quan sát “Thuế là một gánh nặng” có điểm trung bình lớn nhất (3.81), DN cho rằng công tác thanh, kiểm tra thuế vẫn đang là gánh nặng với DN. Công tác thanh kiểm tra liên quan đến thuế diễn ra thường xuyên nhưng trùng lặp, thời gian thanh, kiểm tra thuế còn kéo dài gây tốn kém cho DN. Hiện có quá nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau có thẩm quyền thanh tra các vấn đề về thuế. Cơ quan thuế không thông báo và hướng dẫn kịp thời về các yêu cầu thủ tục đến khi thanh, kiểm tra DN thì xử phạt hành chính cứng nhắc. Kiến nghị về công tác thanh tra, kiểm tra để nâng cao hiệu quả công tác thanh kiểm tra tại CCT Tp.TDM như sau:

- Đối với DN: cần cung cấp hồ sơ cho CQT khi có yêu cầu và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thanh, kiểm tra thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho CQT hoàn thành nhiệm vụ.

- Đối với CQT: Cần xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế để lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo nội dung Thông Tư Số 204/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Việc phân tích, dự báo các dạng, hành vi gian lận, trốn thuế trong tương lai là rất quan trọng trong hoạt động kiểm tra, giúp cho việc kiểm tra chống thất thu thuế đạt hiệu quả, giúp CQT chủ động trong phòng chống, phát hiện nhanh các hành vi gian lận. Mặt khác, việc cảnh báo ngăn ngừa từ xa các vi phạm s giúp NNT chủ động tránh các vi phạm khi đã được cảnh báo các thiệt hại có thể xảy ra khi không tuân thủ pháp luật thuế, nhờ vậy mà hiệu quả kiểm tra thuế của CQT s được nâng lên rõ rệt đồng thời giúp NNT tuân thủ nghĩa vụ thuế tốt hơn.

Chuyển đổi hình thức kiểm tra tại cơ sở NNT sang trụ sở CQT: việc áp dụng

hình thức kiểm tra thuế tại trụ sở CQT ít tốn kém nhân lực và chi phí hơn; tra cứu thông tin để phục vụ cho công tác chuyên môn được kịp thời. Một ưu điểm khác, khi tiến hành thực hiện kiểm tra thuế tại CQT s giảm phiền hà cho NNT, tránh những khoản chi phí mà DN phải bỏ ra khi tiếp đón đoàn kiểm tra làm việc, đồng thời không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của NNT.

- Tăng cường công tác kiểm tra đối với các DN hoạt động trong các ngành

hoàn thuế lớn, hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền; công tác xử lý hóa đơn ngăn chặn kịp thời hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm trốn thuế, gian lận thuế; CQT cần phối hợp với cơ quan Công an điều tra, khởi tố, xét xử để tuyên truyền, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và nâng cao tinh thần tuân thủ thuế của các DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một​ (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)