Nếu kết luận được là các biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với nhau qua hệ số tương quan Pearson, đồng thời giả định rằng chúng ta đã cân nhắc kỹ bản chất của mối liên hệ và xem như đã xác định đúng hướng của một mối quan hệ nhân quả giữa chúng, thì chúng ta có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi qui tuyến tính bội, trong đó một biến được gọi là biến phụ thuộc và biến còn lại gọi là các biến độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
TTT = β0 + β1*KTT + β2*DD + β3*CST + β4*QDDN + β5*YTT + β6*HDKT Trong đó:
TTT: Biến phụ thuộc: Tuân thủ thuế
Các biến độc lập: xác xuất bị kiểm tra thuế của doanh nghiệp (KTT), đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (DD), chính sách thuế (CST), quan điểm về chấp hành thuế của doanh nghiệp (QDDN), ý thức về nghĩa vụ thuế NNT (YTT), đặc điểm hoạt động của kế toán (HDKT). βk: Hệ số hồi qui riêng phần. (k = 0…6)
4.5.2 Phân tích tương quan
Phân tích tương quan bằng hệ số tương quan Pearson (bảng 4.6) cho thấy có sự tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế và tuân thủ thuế và những mối liên hệ này là cùng chiều vì mang dấu dương. Các giá trị sig. đều nhỏ (< 0.05), do vậy chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 4. 6: Ma trận tương quan giữa các nhân tố
TTT KTT DD CST
QDD
N YTT HDKT TTT Tương quan Pearson 1 .557** .285** .561** .505** .555** .572**
Sig. (2-chiều) .000 .000 .000 .000 .000 .000 KTT Tương quan Pearson .557**
1 .050 .282** .330** .326** .344** Sig. (2-chiều) .000 .478 .000 .000 .000 .000 DD Tương quan Pearson .285**
.050 1 .156* .218** .200** .109 Sig. (2-chiều) .000 .478 .026 .002 .004 .121 CST Tương quan Pearson .561**
.282** .156* 1 .297** .340** .298** Sig. (2-chiều) .000 .000 .026 .000 .000 .000 QDDN Tương quan Pearson .505** .330** .218** .297** 1 .445** .319**
Sig. (2-chiều) .000 .000 .002 .000 .000 .000 YTT Tương quan Pearson .555**
.326** .200** .340** .445** 1 .309** Sig. (2-chiều) .000 .000 .004 .000 .000 .000 HDKT Tương quan Pearson .572** .344** .109 .298** .319** .309** 1
Sig. (2-chiều) .000 .000 .121 .000 .000 .000 Nguồn: truy xuất từ kết quả phân tích SPSS
Đồng thời cũng có tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế với nhau nên mối quan hệ giữa các này cần phải xem xét kỹ trong phần phân tích hồi qui tuyến tính bội dưới đây nhằm tránh hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.